Các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động đã phản ánh những kinh nghiệm gì? Những kinh nghiệm ấy có vai trò như thế nào đối với người lao động?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Giải thích ý nghĩa cụ thể của các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động:
+ Câu 1: Kinh nghiệm nhìn sao để dự đoán thời tiết nắng, mưa.
+ Câu 2: Kinh nghiệm trồng trọt được ông cha ta đúc kết qua câu tục ngữ: Thường thì đến tháng Ba âm lịch, hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích; nhưng đến tháng Tư, cây trồng đang trong quá trình phát triển, ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng Tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng.
+ Câu 3: Kinh nghiệm trồng lúa nước được người xưa đúc kết, gồm bốn yếu tố cần thiết và quan trọng để đạt được năng suất cao.
+ Câu 4: Nhằm khẳng định một chân lí: Đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa: khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.
+ Câu 5: Thông qua sự vất vả của nghề nuôi tằm, đối nghịch lại với sự nhàn hạ của việc nuôi lợn nhằm phản ánh mọi người thấu hiểu nỗi vất vả của người nông dân và trân trọng những sản phẩm nông nghiệp do chính công sức lao động của họ tạo nên.
- Những kinh nghiệm ấy có vai trò rất quan trọng đối với người lao động trong việc xác định, dự đoán được thời tiết, thời vụ thích hợp để nuôi trồng, cũng như bảo vệ, quý trọng đất đai.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |