Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương:
Ở bài Mời trầu có những từ ngữ liên quan đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Hãy phân tích tác dụng của các yếu tố đó trong việc thể hiện nội dung bài thơ
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Ở bài Mời trầu có những từ ngữ liên quan đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Các yếu tố ngôn ngữ này đều có tác dụng trong việc thể hiện nội dung bài thơ.
– Các cụm từ “quả cau nho nhỏ”, “miếng trầu” gợi nhớ đến các câu ca dao về tình yêu, hôn nhân như:
+ Quả cau nho nhỏ
Cái vỏ vân vân
Nay anh học gần
Mai anh học xa...
+ Thưa rằng tôi đi hải dân
Hai anh mở tủi đưa trầu cho ăn.
+ Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn, môi đỏ, dạ sầu đăm chiêu.
+ Làm thân con gái chớ ăn trầu người.
– Hai câu đầu còn gợi nhớ đến câu tục ngữ “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.
– Hai câu cuối bài thơ gợi nhớ đến các thành ngữ: “xanh vỏ, đỏ lòng”, “xanh như lá, bạc như vôi”,...
+ Hồ Xuân Hương không sử dụng toàn bộ một câu ca dao hay nguyên vẹn một câu tục ngữ, thành ngữ mà chủ yếu sử dụng thành phần của chúng, gợi nhớ đến các câu trọn vẹn. Các thành phần của ca dao, tục ngữ, thành ngữ được Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài có tác dụng rất lớn trong việc biểu đạt nội dung của bài thơ, nói được những điều sâu kín trong tình cảm mà nếu sử dụng từ ngữ thông thường thì khó có thể nói hết hoặc nói sâu sắc được như vậy.
+ Các từ gợi nhớ hoặc thành phần của một câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, ngoài việc biểu đạt nghĩa gốc của chúng còn được Hồ Xuân Hương ghép thêm từ, thành phần mới để tạo lập nghĩa mới phù hợp với nội dung biểu đạt mang phong cách riêng của bà.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |