Soạn bài: Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu)
Tóm tắt:
Một tuần vắng bóng sau sự kiện đứa em nhỏ ngã xuống giếng, ba anh em con nhà Ốp-xi-an-ni-cốp lại ra chơi với A-li-ô-sa. Chúng nói với nhau nhiều thứ chuyện. Bỗng nhiên lão đại tá bắt gặp và đuổi khỏi nhà, cấm các con ông chơi với cậu. Nhưng không vì thế mà lũ trẻ chịu xa nhau, chúng vẫn tìm cách chơi với nhau một cách vụng trộm.
Câu 1 (trang 233 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Bố cục
- Phần 1 (từ đầu...ấn em nó cúi xuống) : Sự gắn bó giữa những đứa trẻ.
- Phần 2 (tiếp...không được đến nhà tao) : Sự ngăn cản bất ngờ.
- Phần 3 (còn lại) : Sự bền chặt của tình bạn.
Những chi tiết xuất hiện ở phần một và phần ba: ba đứa trẻ hàng xóm, chuyện về những con chim, những câu chuyện cổ tích, chuyện về người bà hiền hậu.
Câu 2 (trang 233 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Hoàn cảnh của A-li-ô-sa và ba đứa trẻ : những đứa trẻ mồ côi, thiếu thốn tình cảm.
- Hoàn cảnh giữa hai gia đình : Ông đại tá có địa vị cao trong xã hội, thuộc tầng lớp thượng lưu. Còn ông bà ngoại của A-li-ô-sa thuộc tầng lớp thấp trong xã hội.
Câu 3 (trang 233 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm : Vẻ ngoài giống nhau (mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau khuôn mặt tròn, mắt sáng, phải phân biệt theo tầm vóc; Chúng ngồi sát vào nhau giống như chú gà con; ... những con ngỗng ngoan ngoãn.
- Đó là sự ngây thơ, trong trắng, cam chịu của những đứa trẻ. Đó là những đứa trẻ ngoan ngoãn, lễ phép, được giáo dục, có nề nếp. Cùng đó là sự ngưỡng mộ, lòng tin yêu, sự cảm thông của chú bé A-li-ô-sa với những đứa trẻ.
Câu 4 (trang 233 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Chuyện đời thường và cổ tích được lồng vào nhau : “dì ghẻ”, “mẹ khác” tạo liên tưởng đến mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích. Khi những đứa trẻ nói về "mẹ thật", A-li-ô-sa cũng có những suy tưởng như độc thoại nội tâm, lạc ngay vào không khí truyện cổ tích. Chi tiết người bà nhân hậu cũng được kể lại với ấn tượng hiền hậu bằng giọng của truyện cổ tích : ngày trước, trước kia, đã có thời...