Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài ôn tập phần tập làm văn lớp 9 HK 1

2 trả lời
Hỏi chi tiết
2.430
3
5
Tôi yêu Việt Nam
01/08/2017 01:50:39
Soạn bài ôn tập phần tập làm văn
Câu 1. Tập làm văn trong chương trình ngữ văn 9 có hai nội dung chính đã được học ở các lớp trước nhưng được lặp lại và nâng cao cả kiến thức và kỹ năng:
a. Văn bản thuyết minh:
Trọng tâm: Luyện tập kết hợp thuyết minh với các phương thức khác như thuyết minh về kết hợp với lập luận giải thích, thuyết minh kết hợp với miêu tả.
b. Văn bản tự sự:
Trọng tâm:
- Tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nội tâm; tự sự kết hợp với lập luận.
- Một số nội dung mơi trong văn bản tự sự: Đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự. Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự.
Câu 2. Vị trí, vai trò, tác dụng của giải thích và miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Trong thuyết minh nhiều khi người ta phải giải thích để làm rõ sự vật cần giải thích, nhất là khi gặp các thuật ngữ, các khái niệm chuyên môn hoặc nhưng nội dung trừu tượng và đương nhiên và cũng phải vận dụng miêu tả để người nghe hình dung ra đối tượng. Yêu cầu giải thích và miêu tả là không thể thiếu trong văn thuyết minh.
Ví dụ thuyết minh về ngôi chùa cỗ.
- Giải thích kết cấu, những đặc điểm kiến trúc, hoặc giải thích khái niệm nào đó trong quan niệm của nhà Phật thể hiện ở cấu trúc ngôi chùa.
- Miêu tả để người nghe hình dung ra dáng vẻ, màu sắc, không gian hình khối, cảnh vật chung quanh ngôi chùa.
Câu 3. Sự giống nhau giữa giải thích, thuyết minh và miêu tả.
- Giống nhau: Cùng làm cho người khác hiểu rõ về đối tượng.
- Khác nhau:
+ Thuyết minh: trung thành với đối tượng, đảm bảo tính khách quan khoa học, ít dùng tu từ, dùng nhiều số liệu cụ thể chi tiết, ứng dụng nhiều trong cuộc sống, mang một ý nghĩa.
+ Miêu tả: Không nhất thiết phải trung thành với sự thật, dùng nhiều biện pháp tu từ, ít dùng số liệu cụ thể chi tiết, mang cảm xúc chủ quan, dùng nhiều trong sáng tác văn chương nghệ thuật, mang tính đa nghĩa.
+ Giải thích: Làm cho người khác hiểu rõ nguồn gốc, nguyên nhân, tư tưởng đạo lý, đặc điểm của đối tượng, mang tính khoa học, rõ ràng, chính xác, thường dùng cách nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra mặt lợi mặt hại, nhằm nêu ra cách đề phòng hoặc noi theo.
Câu 4.
a. Văn tự sự trong ngữ văn 9 có hai nội dung:
- Kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận.
- Đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự, người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự.
b. Vai trò vị trí tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm, lập luận trong văn tự sự:
- Miêu tả nội tâm có vai trò quan trọng trong văn bản tự sự. Đó là một bước phát triển của nghệ thuật. Vì miêu tả nội tâm là miêu tả những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật, miêu tả những gì không quan sát được một cách trực tiếp.
Miêu tả nội tâm làm cho nhân vật bộc lộ chiều sâu tư tưởng. Tuy nhiên miêu tả bên trong và miêu tả bên ngoài có mối quan hệ với nhau. Nhiều khi từ việc miêu tả bên ngoài mà người viết cho ta thấy nội tâm của nhân vật và ngược lại, từ việc miêu tả bên trong người đọc hình dung được hình thức bên ngoài của nhân vật.
- Lập luận trong văn bản tự sự thường xuất hiện ở các cuộc đối thoại và độc thoại, ở đó nguowifi nói nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nhằm thuyết phục người nghe một vấn đề nào đó, làm cho câu chuyện thật hơn sinh động hơn.
c. Ví dụ:
- Đoạn văn tự sự có miêu tả nội tâm:
“Ông Hai ngồi lặng trên một góc gường. Bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn, nối tiếp bới bời trong đầu óc ông lão. Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết ở đâu người ta chứa bố con ông mà đi bây giờ?
Thật là tuyệt đường sinh sống! Mà không một gì cái đất Thắng này. Ở Đài, ở Nhà Nam, ở Bố Hạ, Cao Thượng… đâu đâu cũng có người chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi. Mà cho dẫu vì chính sách Cụ Hồ người ta chẳng đuổi nữa, thì mình cũng chằng còn mặt mũi nào đi đến đâu.
“Cả làng chúng nó Việt Gian theo Tây…” cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.
Hay là quay về làng?...
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đổi ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ…
Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mầy thằng kì lí chuyên môn khue khoét ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chứa toàn những sự ức hiếp, đè nén. Ngày ngày chúng đóng ra, đóng vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau trong ấy. Những hạng khổ rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ dám liếc trộm vào, rồi cắm đầu xuống mà lủi đi. Anh nào ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm hết cách này đến cách khác để hại, cắt phần ruojojng, truất ngôi, trừ ngoại, tóng ra khỏi làng…
Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ của ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à ?
Không thể được ! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù ».
(Kim Lân – trích Làng)
- Đoạn tự sự có lập luận
« Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các người đã biêt chưa ? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống của nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc của nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các Ngài không nỡ ngồi nhìn chung làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để làm nên công lớn. Chớ có quen thói cũ ăn ở hai lòng, nếu việc phát giác ra, sẽ bị chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo ta không nói trước ».
(Ngô Gia Văn Phái – trích Hoàng Lê nhất thống chí).
- Đoạn tự sự có miêu tả nội tâm và lập luận :
« Lão không hiểu mình, mình nghĩ vậy và mình cũng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái thường như thế. Họ dễ tụi thân nên rất hay chanh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ… Một hôm mình phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của mình. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bũi môi và bảo :
Lão làm bộ đấy ! Thật ra lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết cũng chẳng vửa đâu : Lão vừa minh mình một ít bả chó…
Mình trố to đôi mắt, ngạc nhiên. Hắn thì thầm :
Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão… Lão định chơi nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với mình uống rượu.
Hơi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một người như thế ấy… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó !... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma bởi không muốn liên lụy với hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời này quả thật cứ mỗi ngày càng thêm đáng buồn… »
(Nam Cao – trích Lão Hạc)
Câu 5.
a.
- Đối thoại: Là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người.
- Độc thoại là lời nói của một người nào đó không nhằm vào ai hoặc nói với chính mình (Phía trước lời thoại có gạch đầu dòng).
- Độc thoại nội tâm là độc thoại không cất thành lời (Không có gạch đầu dòng).
Đối thoại và độc thoại làm cho câu chuyện có khôn khí như cuộc sống thực, đi vào nội tâm nhân vật, bộc lộ được tính cách và sự chuyển biến trong tâm lý nhân vật làm cho câu chuyện sinh động hơn.
b. Ví dụ: “Có người hỏi:
- Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! Ông Hai trả tiền nước đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe thấy rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!
Ông Hai cúi gặm mặt xuống mà đi! Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.
Về đến nhà, ông Hai nằm vật gia gường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làm Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi rẻ rung đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu? … Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
- Chúng mày ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái going Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống, một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy!”
(Kim Lân – trích Làng)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nga
09/04/2021 20:15:06
+4đ tặng

Trả lời câu 1 (trang 206 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Phần Tập làm văn trong Ngữ văn 9, tập một có những nội dung lớn nào? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?

Lời giải chi tiết:

– Trong phần tập làm văn trong Ngữ văn 9 tập một có hai nội dung lớn: thuyết minh và tự sự.

– Những nội dung là trọng tâm cần chú ý:

+ Trong thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật khác giúp bài văn thêm sinh động, rõ ràng.

+ Trong tự sự có miêu tả, nghị luận.

+ Sự kết hợp các phương thức đó kết hợp với phương thức chính là cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn. Tuy nhiên sự kết hợp đó chỉ thành công khi có sự hợp lí: đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ.

Trả lời câu 2 (trang 206 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? Cho một ví dụ cụ thể.

Lời giải chi tiết:

Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyế minh: làm cho đối tượng thuyết minh được cụ thể hóa, dễ hiểu và hấp dẫn người đọc.

Ví dụ: khi thuyết minh về cây chuối:

– Thân cây chuối có hình dáng thẳng, vươn cao đón ánh mặt trời.

– Lá chuối tươi bản rộng, xanh mướt, dọc cứng giống như cánh buồm căng.

– Lá chuối khô một màu nâu sẫm, rũ xuống, nằm ép mình như còn cố bao bọc, che chở cho thân cây.

Trả lời câu 3 (trang 206 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào?

Lời giải chi tiết:

Yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản thuyết minh khác miêu tả, tự sự trong văn bản miêu tả, tự sự ở chỗ: Miêu tả, tự sự trong thuyết minh tuy cũng có dùng một số biện pháp nghệ thuật nhưng nghiêng về tính khách quan, khoa học và được sử dụng có mức độ. Còn miêu tả, tự sự mang sắc thái chủ quan của người viết, sử dụng rộng rãi các biện pháp nghệ thuật.



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k