LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tóm tắt các đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường vào bảng sau: Thơ thất ngôn bát cú Thơ tứ tuyệt Khái niệm Số câu, số chữ trong mỗi câu Bố cục Luật Niêm Vần Nhịp Đối

Tóm tắt các đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường vào bảng sau:

Thơ thất ngôn bát cú

Thơ tứ tuyệt

Khái niệm

Số câu, số chữ trong mỗi câu

Bố cục

Luật

Niêm

Vần

Nhịp

Đối

1 trả lời
Hỏi chi tiết
44
0
0
CenaZero♡
14/09 00:53:29

Thơ thất ngôn bát cú

Thơ tứ tuyệt

Khái niệm

Là các thể thơ làm theo những nguyên tắc thi luật chặt chẽ được đặt ra từ thời Đường

Số câu, số chữ trong mỗi câu

Mỗi bài có tám câu, mỗi câu có bảy chữ.

Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ.

Bố cục

4 phần.

Được chia theo các cặp câu: Đề (câu 1, 2: mở đầu và bắt đầu phát triển ý của bài thơ); Thực (câu 3, 4: triển khai ý của đề tài, miêu tả cụ thể về tình cảnh, sự việc); Luận (câu 5, 6: mở rộng, phát triển ý nghĩa vốn có hoặc đi sâu hơn vào tâm trạng, cảm xúc); Kết (câu 7, 8: thâu tóm ý nghĩa cả bài và kết ý). Tuy vậy, bố cục bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường cũng có thể chia theo những cách khác (ví dụ: bốn câu đầu — bốn câu cuối; sáu câu đầu – hai câu cuối...).

4 phần

Được chia làm bốn phần: Khai (câu 1: khai mở ý của bài thơ); Thừa (câu 2: thường làm rõ thêm ý và mạch cảm xúc của phần Khai); Chuyển (câu 3: chuyển ý); Hợp (câu 4: kết ý). Nhưng cũng có thể chia bố cục bài thơ thuộc thể này thành hai phần: câu 1 – 2; câu 3 – 4.

Luật

Luật bằng trắc của thơ thất ngôn bát cú hoặc thơ tứ tuyệt luật Đường thường được tóm tắt bằng câu: “nhất – tam – ngũ bất luận, nhị – tứ – lục phân minh”, tức là các tiếng (âm tiết) thứ nhất, thứ ba, thứ năm trong câu không cần sắp xếp theo đúng luật bằng trắc; còn các tiếng thứ hai, thứ tư, thứ sáu trong câu cần tuân theo luật bằng/ trắc rõ ràng. Nếu tiếng thứ hai của câu một là tiếng thanh bằng (thanh ngang hoặc thanh huyền) thì bài thơ làm theo luật bằng.

Niêm

Câu 1 niêm với câu 8; câu 2 niêm với câu 3; câu 4 niêm với câu 5; câu 6 niêm với câu 7. 

Câu 1 niêm với câu 4, câu 2 niêm với câu 3.

Vần

Cách gieo vần của thơ luật Đường là cả bài thơ chỉ hiệp theo một vần (còn gọi là độc vận), vần gieo ở cuối câu thơ đầu và cuối các câu chẵn (vần chân), vần được sử dụng thường là vần bằng.

Nhịp

Cách ngắt nhịp của câu thơ thất ngôn thường là 2/2/3 hoặc 4/3.

Đối

Câu thứ ba đối với câu thứ tư, câu thứ năm đối với câu thứ sáu

Không có quy định đối cụ thể và khắt khe như thơ thất ngôn bát cú.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư