Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Một số đặc điểm của truyện lịch sử là: (1) Bối cảnh (thời gian - không gian): ........................................................................ (2) Cốt truyện: ..................................................................................................................................... (3) Nhân vật: ..................................................................................................................................... (4) Ngôn ngữ: ................................. ...

Một số đặc điểm của truyện lịch sử là:

(1) Bối cảnh (thời gian - không gian): ........................................................................

(2) Cốt truyện:

.....................................................................................................................................

(3) Nhân vật:

.....................................................................................................................................

(4) Ngôn ngữ:

.....................................................................................................................................
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
14
0
0
Phạm Văn Bắc
14/09/2024 00:58:11

Một số đặc điểm của truyện lịch sử là:

(1) Bối cảnh (thời gian - không gian): Truyện lịch sử tái hiện sự kiện, nhân vật lịch

sử gắn với một khoảng thời gian năm tháng, niên đại, thời đại cụ thể trong quá khứ.

Quá khứ ấy thường cách xa thời điểm tác giả viết tác phẩm. Không gian truyện lịch sử gắn với thời gian, xác định niên đại, thời đại cụ thể. Trong bối cảnh (thời gian - không gian) ấy, cuộc sống con người và không khí thời đại hiện lên rõ nét, không lẫn với thời gian, không gian khác.

(2) Cốt truyện: Truyện lịch sử cần kết nối nhiều loại sự kiện liên quan đến quá trình hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các nhà nước, những biến cố lớn trong đời sống xã hội ở một quốc gia, quan hệ giữa các quốc gia, ... nên thường sử dụng cốt truyện đa tuyến. Đó là kiểu cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, liên quan đến nhiều tuyến nhân vật vận động, phát triển đồng thời. Các tuyến sự kiện này có thể được kể song hành, đan xen nhau trong cùng một chương/ hồi của truyện.

(3) Nhân vật: nhân vật chính thường là những nhân vật mà cuộc sống, sự nghiệp của họ có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử của một dòng tộc, một quốc gia, ... tên tuổi, công trạng được ghi chép trong lịch sử. Nhân vật phụ trong truyện thường do người viết bổ sung, có thể không có vai trò quan trọng về lịch sử, nhưng cần thiết cho việc làm nổi bật sự kiện, nhân vật chính.

(4) Ngôn ngữ: Truyện lịch sử cần tái hiện bối cảnh cụ thể của một niên đại, thời đại đã qua nên ngôn ngữ tác phẩm thường mang đậm sắc thái lịch sử. Sắc thái này thể hiện qua các hệ thống chi tiết miêu tả thiên nhiên, đồ vật, ngoại hình nhân vật, cách sử dụng từ ngữ của người kể chuyện, cách nghĩ, cách nói năng của nhân vật trong một bối cảnh lịch sử cụ thể.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×