Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế?

Câu 1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế?
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế.
Câu 2: Vì sao nói Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động của cả nuớc.
Câu 3: Phát triển mạnh nghành công nghiệp chế biến luơng thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long? ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn đất mặn của vùng.
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
21.423
12
6
trương trí tuệ
03/05/2019 20:33:46
1. Vùng Đông Nam Bộ
* Thuận lợi:
– Điều kiện tự nhiên: Giàu tài nguyên để phát triển kinh tế.
+ Đất bazan, đất xám thích hợp phát triển cây công nghiệp.
+ Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm (cây trồng phát triển quanh năm).
+ Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
+ Rừng tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa lớn về mặt du lịch và đảm bảo nguồn sinh thủy cho các sông trong vùng.
+ Vùng biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế.
+ Thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí.
– Dân cư, xã hội:
+ Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động.
+ Nhiều di tích lịch sử, văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.
* Khó khăn:
– Điều kiện tự nhiên: trên đất liền ít khoáng sản, nguy cơ ô nhiễm môi trường.
– Dân cư, xã hội: lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
11
5
trương trí tuệ
03/05/2019 20:34:08
1. Vùng ĐBSCL:
* Thuận lợi: Giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp:
– Đồng bằng rộng lớn, diện tích khoảng 4 triệu ha và khá bằng phẳng, đất phù sa châu thổ.
– Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm.
– Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn về phù sa và thuỷ sản, hệ thống kênh rạch chằng chịt thuận lợi giao thông thuỷ bộ và nuôi thuỷ sản nước ngọt, sinh vật phong phú, đa dạng.
– Biển và hải đảo có nguồn hải sản phong phú, biển ấm, ngư trường rộng, nhiều đảo thuận lợi đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
* Khó khăn: Diện tích đất phèn, đất mặn lớn cần được cải tạo, thiếu nước ngọt trong mùa khô. Lũ gây ra ở ĐBSCL vào mùa mưa với diện rộng và thời gian dài.
18
8
Nguyễn Diệu Hoài
03/05/2019 20:34:36
1. Đông Nam Bộ
– Thuận lợi:
+ Đất đai tại Đông Nam Bộ hầu như chủ yếu là đất xám, đất ba dan thích hợp trồng cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, mía đường, thuốc lá, hoa quả…
+ Địa hình tại Đông Nam Bộ chủ yếu là đồi núi thấp và thoải. Từ Tây Bắc xuống Đông Nam độ cao giảm dần thuận lợi trong xây dựng.
+ Khí hậu tại Đông Nam thuộc loại cận gió mùa xích đạo, nóng ẩm quanh năm thích hợp cho việc trồng trọt cả 4 mùa.
+ Sông ngòi: có sông đồng nai là sống có nguồn thu nhập về điện lực rất lớn, cung cấp số lượng nước lớn cho sản xuất và sinh hoạt của con người.
+ Rừng: hiện nay, tuy số lượng rừng không nhiều do việc khai thác bừa bãi, nhưng vẫn cung cấp đủ sản lượng cho sản xuất và là nơi du lịch lớn của Đông Nam Á.
+ Biển: nhiều thủy, hải sản, biển ấm và ngư trường rộng, đặc biệt gần đường hàng hải quốc tế thuận lợi cho khai thác, đánh bắt.
– Khó khăn:
+ Do nhu cầu khai thác bừa bãi, kết hợp với việc xả rác thải không đúng nơi quy định, gây ra ô nhiễm nặng.
+ Cung cấp nguồn khoáng sản không phong phú và đa dạng.
5
1
Nguyễn Diệu Hoài
03/05/2019 20:35:07
2. Đông Nam Bộ là vùng có sức thu hút mạnh mẽ đôi với lao động cả nước vì hiện nay:
+ Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu ngành nghề rất đa dạng, người lao động dễ tìm được việc làm, thu nhập của người lao động tương đối cao hơn mặt bằng của cả nước
+ Là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều hoạt động dịch vụ và thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài, nhu cầu về lao động rất lớn, nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi
+ Nhiều địa phương trong vùng có những chính sách ưu đãi thu hút lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.
2
1
Nguyễn Diệu Hoài
03/05/2019 20:35:43
3. Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn.
- Góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.
- Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.
- Làm cho nền nông nghiệp của vùng tiến dần tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
 
 
Ng An
Câu 1: điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế-xã hội? Thuận lợi: – Vị trí địa lí: + Đông Nam Á là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á – Âu và ÚC. Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn. + Thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới. – Sông ngòi: + Hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi,… tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao. + Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa. – Khí hậu: + Gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động – thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. + Thuận lợi phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả. – Biển: + Tất cả các nước Đông Nam Á đều có biển bao quanh (trừ Lào). + Điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển. – Tài nguyên thiên nhiên: + Hệ sinh vật phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Tài nguyên khoáng sản phong phú với số lượng lớn. + Thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp. Khó khăn: – Địa hình bị chia cắt mạnh không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ. – Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá,… – Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược
8
0
Ng An
23/02/2023 20:45:04

Câu 1: điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế-xã hội?

Thuận lợi:
– Vị trí địa lí:
+ Đông Nam Á là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á – Âu và ÚC. Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn.
+ Thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.
– Sông ngòi:
+ Hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi,… tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao.
+ Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.
– Khí hậu:
+ Gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động – thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng.
+ Thuận lợi phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.
– Biển:
+ Tất cả các nước Đông Nam Á đều có biển bao quanh (trừ Lào).
+ Điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.
– Tài nguyên thiên nhiên:
+ Hệ sinh vật phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Tài nguyên khoáng sản phong phú với số lượng lớn.
+ Thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp.
 Khó khăn:
– Địa hình bị chia cắt mạnh không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.
– Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá,…
– Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×