Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ.
Nghệ thuật đối có ở trong câu thơ đầu và nhất là nghệ thuật đối giữa hai câu thực và hai câu luận – biện pháp nghệ thuật buộc phải có đối với bài thơ bát củ Đường luật.
Câu thơ “Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang”, chi với bảy chữ nhưng đã chứa đựng sự đối lập về hình ảnh và về ý. Sự đối lập về hình ảnh: cảnh đẹp / gò hoang, đối lập về ý: quá khứ đẹp để huy hoàng / hiện tại hoang tàn, cô quạnh. Mới đọc qua tưởng là lời than chung cho lẽ đời dâu bể, nhưng nghĩ kĩ thì là lời than trước cái đẹp bị dập vùi. Nguyễn Du đã khai đề bài Đọc Tiểu Thanh kí bằng một câu thơ xót xa, thương cảm. Câu thơ mở đầu như báo trước về số phận Tiểu Thanh.
- Hai câu thơ thực đối với hai câu luận làm nổi bật lên sự tương quan giữa số phận bi kịch của Tiểu Thanh với bi kịch của những người tài hoa ở xã hội cũ, trong đó có Nguyễn Du. Nhà thơ nói tới hai cái oan, cái hận trong đời Tiểu Thanh: sắc đẹp nhưng yểu mệnh, tài năng bị dập vùi. Từ cái hận của Tiểu Thanh, nghĩ rộng ra cái hận muôn đời để rồi “Một lời là một vận vào” bản thân mình: Phong vận kì oan ngã tự cư (Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì BIẾT phong nhã). Biện pháp nghệ thuật đối tương đồng giữa hai câu thực và hai câu luận tạo nên sự hoà nhập giữa khách thể và chủ thể, cho thấy sự cảm thông lạ lùng của đại thi hào dân tộc.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |