So với cách phân tích bằng chứng trong đoạn trích ở bài tập 1, cách phân tích bằng chứng trong đoạn này có gì khác biệt?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Em tự đối chiếu cách phân tích bằng chứng trong đoạn trích ở bài tập 1 và bài tập 2, từ đó tìm ra sự khác biệt.
Lưu ý: Cách phân tích bằng chứng trong đoạn trích ở bài tập 1 thiên về giải thích, cắt nghĩa từ ngữ, mô tả hình ảnh. Cách phân tích bằng chứng trong đoạn trích ở bài tập 2 thiên về gợi mở ý được nói đến trong câu thơ. Ngoài hai bằng chứng Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu được nhà thơ diễn giải, mô tả cụ thể, trong những câu thơ sau, Xuân Diệu không hình dung cụ thể vẻ đẹp của cảnh thu, mà chỉ gợi tình – ý được gửi gắm trong đó. Thêm nữa, việc phân tích bằng chứng trong đoạn trích ở bài tập 1 còn gắn với so sánh, liên tưởng, mở rộng. Nhưng việc phân tích bằng chứng trong đoạn trích ở bài tập 2 không có sự so sánh, liên tưởng, mở rộng như vậy.
Từ việc tìm ra các điểm khác biệt, em cần ý thức rằng, trong văn bản nghị luận văn học, tác giả có thể phân tích bằng chứng theo nhiều cách khác nhau Điều đó tạo nên sự phong phú, đa dạng trong cách phân tích, tiếp cận đối tượng, khiến bài văn nghị luận trở nên hấp dẫn, thu hút độc giả.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |