II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của anh/ chị về tình cảm quê hương được thể hiện trong bài thơ sau.
Phiên âm:
Thiếu tiểu li gia, đại lão hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhị đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai?
(Hạ Tri Chương, Hồi hương ngẫu thư)
Dịch thơ:
Khi đi trẻ, lúc về già,
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào,
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
(Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Phạm Sĩ Vĩ dịch,
theo Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2020, tr.126)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Mở đoạn: Nêu vấn đề nghị luận: Tình cảm quê hương của người xa quê lâu ngày mới được trở về được thể hiện trong bài thơ.
b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận
(1) Bài thơ tái hiện tình huống trở về quê sau những năm dài xa cách (khoảng cách bé đi, già mới về nhà là 50 năm). 50 năm với bao nhiêu sự thay đổi từ nhiều phía: mái tóc đã không còn xanh, đám trẻ con không còn nhận ra mình là ai, mọi thứ đã bị chia lìa bởi thời gian, và bản thân đã trở thành người xa lạ ngay trên mảnh đất quê hương. (2) Song, bất kể cuộc đời có biến đổi, vị thế có thay đổi thì quê hương vẫn là điểm xuất phát và trở về, để mở rộng vòng tay chào đón mọi người. “Hương âm” có thể hiểu là “âm thanh quê hương”, là giọng điệu đặc trưng của vùng đất mà qua bao thời kì thăng trầm, vẫn giữ nguyên vị quê mình. (3) Bài thơ ngắn, từ ngữ nhẹ nhàng và sâu sắc, nghệ thuật đối lập, chứa đựng bao cung bậc cảm xúc của tác giả đã đối với quê hương yêu dấu, cũng là cội nguồn cuộc sống để con người trở về dẫu bất kì hoàn cảnh nào.
c. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |