Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sống hết mình. Thời gian của chị vì thế rất đầy. Lòng chị cũng đầy vì chật chội những yêu thương, cả đời làm người gieo hạt mà không quan tâm mình có gặt hải được không. Tôi chợt nghĩ, chắc chị chẳng bao giờ chào đón ngày mới bằng tâm trạng sợ hãi, chán chường,... (Nguyễn Ngọc Tư, Sống đầy, in trong Sống chậm thời @, NXB Thanh niên, 2006) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày ý kiến của anh/ chị về mối quan hệ giữa “sống hết mình” với việc “chẳng bao giờ chào đón ngày bằng tâm ...

Sống hết mình. Thời gian của chị vì thế rất đầy. Lòng chị cũng đầy vì chật chội những yêu thương, cả đời làm người gieo hạt mà không quan tâm mình có gặt hải được không. Tôi chợt nghĩ, chắc chị chẳng bao giờ chào đón ngày mới bằng tâm trạng sợ hãi, chán chường,...

(Nguyễn Ngọc Tư, Sống đầy, in trong Sống chậm thời @, NXB Thanh niên, 2006)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày ý kiến của anh/ chị về mối quan hệ giữa “sống hết mình” với việc “chẳng bao giờ chào đón ngày bằng tâm trạng sợ hãi, chán chường”.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
256
0
0
Bạch Tuyết
25/09/2024 07:16:32

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: Mối quan hệ giữa “sống hết mình” với việc “chẳng bao giờ chào đón ngày mới bằng tâm trạng sợ hãi, chán chường”.

b. Thân bài

b1. Giải thích: (1) Sống hết mình: sống trọn vẹn từng giây phút, cống hiến bằng hết khả năng; “chẳng bao giờ chào đón ngày mới bằng tâm trạng sợ hãi, chán chường”: luôn tích cực, lạc quan, tràn đầy năng lượng. (2) Giữa sống hết mình với việc chẳng bao giờ chào đón ngày mới bằng tâm trạng sợ hãi, chán chường có mối quan hệ chặt chẽ. Để sống hết mình, con người cần có thái độ sống lạc quan, tích cực. Mặt khác, khi con người biết trân trọng từng phút giây của cuộc đời, sống bằng hết khả năng thì con người sẽ luôn yêu đời, lạc quan và tràn đầy niềm tin vào cuộc sống.

b2. Nêu suy nghĩ, quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận và sử dụng lí lẽ, bằng chứng để phân tích, chứng minh

(1) “Sống hết mình” chính là cách để chúng ta đánh thức những tiềm năng, năng lực ẩn sâu bên trong bản thân. Khi cố gắng hết mình để làm một việc gì đó, để giúp đỡ người khác, để cống hiến cho cuộc đời chung, ta sẽ thấy được năng lực tiềm ẩn bên trong ta được đánh thức, từ đó có thêm niềm tin vào tương lai. Những anh hùng, kiện tướng trong chiến đấu, lao động, thi đấu thể thao đã từng “hết mình” như vậy. (Dẫn ví dụ tiêu biểu: người dân công Ngô Thị Tuyển nặng 42kg vác trên vai hai hòm đạn nặng 98 kg, nhân vật anh thanh niên trong truyện ngăn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long sống một mình trên đỉnh núi cao nhiều tháng ròng để đo lượng mưa, sức gió,... Họ luôn tin tưởng vào bản thân, tin tưởng vào tương lai của cá nhân, đất nước). Khi sống hết mình cho hiện tại, ta sẽ không bao giờ phải hối tiếc, “chẳng bao giờ chào đón ngày mới bằng tâm trạng sợ hãi, chán chường”. “Sống hết mình” không những giúp mỗi chúng ta sống đẹp hơn mà còn giúp xã hội ngày càng phát triển. (2) Thái độ sống lạc quan, tích cực giúp con người nhìn thấy giá trị trong những điều nhỏ bé, bình thường của cuộc sống, từ đó trân trọng, nâng niu mọi khoảnh khắc của cuộc đời, biết hài lòng về những gì bản thân mình đang có, cố gắng, nỗ lực vươn lên để bản thân ngày càng tốt đẹp hơn, sống trọn vẹn từng phút giây của cuộc đời. Lạc quan giúp con người sống vui vẻ hơn, nhìn thấy cuộc sống muôn sắc màu, đẹp đẽ hơn, theo đó, con người cũng có cơ hội tận hưởng được nhiều hơn vẻ đẹp của cuộc sống. Người lạc quan luôn truyền được năng lượng tích cực cho người khác. Khi có thái độ sống lạc quan, tích cực, con người sẽ dám đối diện và vượt qua nghịch cảnh. Người lạc quan, tích cực “chẳng bao giờ chào đón ngày mới bằng tâm trạng sợ hãi, chán chường”, bởi ngay cả trong khó khăn, thử thách, họ vẫn nhìn thấy cơ hội. (Lấy dẫn chứng về người lạc quan, tích cực để sống hết mình: Ê-đi-sơn nhiều lần thử nghiệm khoa học thất bại vẫn không hề buồn nản, ông không ngừng tiếp tục học hỏi, cải tiến, nhìn thấy cơ hội thành công trong mọi lần thất bại, tâm niệm “thất bại là mẹ thành công”. Trở thành chủ nhân của hơn 1 500 bằng phát minh trên toàn thế giới là một cách Ê-đi-sơn “sống hết mình” với khoa học, với cuộc đời. Những tấm gương lạc quan, tích cực “gieo hạt” và cả “gặt hái” là những người lao động có tấm lòng nhân ái. Họ tin vào tương lai của chính mình, của mỗi mảnh đời, con người ngoài xã hội để mở lòng giúp đỡ người khác, xây đắp cuộc đời. Vì có tinh thần lạc quan, nhận thức “sự sống chẳng bao giờ chán nản”, họ đã sống hết mình cho cuộc đời.

b3. Bình luận, liên hệ

(1) Nếu ai đó bắt đầu “ngày mới” bằng “tâm trạng sợ hãi, chán chường” thì sẽ luôn bế tắc, không tìm thấy lối thoát trong khó khăn, thử thách, từ đó không thể “sống hết mình”. Nếu ai đó luôn sống ích kỉ, thu mình hoặc luôn dè dặt, do dự, không tận hưởng cuộc đời và cũng không muốn chia sẻ bản thân cho cuộc đời, người đó sẽ khó có được con mắt nhìn đời tươi vui, rộng mở, khó có được niềm vui vẻ, lạc quan thường trực, đồng nghĩa với nguy cơ rơi vào “tâm trạng sợ hãi, chán chường”. (2) Trong giới trẻ có một bộ phận bi quan, chán chường, không dám dấn thân, hành động để sống hết mình. (3) Chia sẻ ngắn gọn trải nghiệm về việc sống lạc quan, tích cực và sống hết mình của bản thân...

c. Kết bài: Khơi gợi sự chia sẻ các quan điểm khác về thái độ sống lạc quan, về lí tưởng “sống hết mình”, khẳng định bản thân cần sở hữu cả hai chiều của mối quan hệ tích cực này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×