Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: NGHE TIẾNG HÀNH TINH THẦM THÌ Tất cả thanh âm của một hệ sinh thái, từ tiếng suối chảy róc rách đến tiếng ríu rít chim ca, hoà phối với nhau tạo thành một “khung cảnh âm thanh” (soundscape) độc nhất, như một thứ “vân tay” của môi trường sống đó ở một trạng thái nhất định. Thế nhưng, loài người đã mang đến sự tuyệt chủng và biến đổi khí hậu những sự ồn ã làm thay đổi cách thiên nhiên thầm thì. Các nhà khoa học đã chia thế giới âm thanh thành hai nhóm. ...

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

NGHE TIẾNG HÀNH TINH THẦM THÌ

Tất cả thanh âm của một hệ sinh thái, từ tiếng suối chảy róc rách đến tiếng ríu rít chim ca, hoà phối với nhau tạo thành một “khung cảnh âm thanh” (soundscape) độc nhất, như một thứ “vân tay” của môi trường sống đó ở một trạng thái nhất định. Thế nhưng, loài người đã mang đến sự tuyệt chủng và biến đổi khí hậu những sự ồn ã làm thay đổi cách thiên nhiên thầm thì.

Các nhà khoa học đã chia thế giới âm thanh thành hai nhóm. “Giao hưởng địa ?” (geophony) gắn với các hoạt động tự nhiên như thác nước đổ hay tiếng ầm ầm của động đất. Còn lại là “giao hưởng sinh học” (biophony) được tạo ra bởi các sinh vật sống. Và rồi tiếng ồn của con người vang lên khắp quả đất, đến nỗi chúng ta đã phải gọi tên nhóm âm thanh thứ ba: “ồn ã nhân gian” (anthropophony).

Sự tĩnh lặng đáng lo của rừng già

Khi Eddie Game gắn một vài thiết bị ghi âm nhỏ bằng chiếc ví lên những thân cây ở Papua New Guinea, anh ấy đã ở sâu trong dãy núi Adelbert, cách con đường gần nhất khoảng ba ngày đi bộ băng rừng. Một loại máy sẽ ghi nhận siêu âm – âm thanh mà tai ta không thể nghe thấy; loại máy còn lại dành cho những âm thanh trong ngưỡng nghe của tai người. [...]

Mặc dù rừng mưa nhiệt đới chị che phủ khoảng 6% bề mặt Trái Đất, chúng là nơi sinh sống của hơn một nửa sổ loài động thực vật. Trong khung giờ sôi động nhất, những cảnh rừng thật sự rung động bởi âm thanh: khi kêu, vượn hú, chim hót liu lo, côn trùng rả rích, ếch kêu ồm ộp, mèo rừng gầm gừ, và còn nào là dơi và các loài gặm nhấm, bò sát,... Sức sống của một hệ sinh thái rừng thường biểu hiện qua lượng tiếng ồn bên trong nó. Vì thế, âm thanh sinh học (bioacoustic) lâu nay đã được sử dụng trong nghiên cứu và bảo tồn.

“Có một tín hiệu rất rõ ràng mỗi khi một môi trường bị suy thoái, đó là nó trở nên yên tĩnh hơn” – tác giả Livie Campbell dẫn lời Game trong một bài viết trên trang OneZero hồi tháng 2-2020. Game, nhà khoa học phụ trách khu vực châu Á Thái Bình Dương thuộc Tổ chức The Nature Conservancy, cho biết đã đến 6 quốc gia và chứng kiến điều tương tự: sự biến mất của những điệp khúc lúc bình minh.

[...] Một dịp khác, khi so sánh mức độ đa dạng của khu rừng đã bị khai thác và chưa bị khai thác ở Borneo (Indonesia), nhóm của Game đã bố trí một mạng lưới các micro cách nhau khoảng 1 km trong cả hai loại rừng. Họ phát hiện một xu hướng đáng lo ngại: sự đồng hoả. “Trong những khu rừng không bị chặt phá, mỗi kilômet âm thanh nghe hoàn toàn khác nhau. Ở những nơi đã bị can thiệp, tất cả đều nghe có vẻ giống nhau” – Game giải thích. [...]

Sự ồn ào nguy hiểm của đại dương

Rõ ràng chúng ta có thể nghe thấy khí hậu đang thay đổi. Nhưng buồn thay, những gì nghe được ở các đại dương lại là những ồn ào hỗn loạn có hại cho sinh vật. Ở Bắc Cực, lớp băng trên mặt biển đã giảm đáng kể do nhiệt độ tăng, tạo ra những vùng nước “lộ thiên” rộng lớn và tồn tại trong thời gian dài. Khi gió thổi qua vùng nước này, nó tạo ra hàng triệu bong bóng khi tí hon và những con sóng, hợp thành tiếng ồn xa lạ. Và hệ sinh thái tại đây “không tiến hoá để đối phó với sự xáo trộn như vậy”, theo nhà hải dương học Kate Stafford (Đại học Washington, Mỹ).

Các loài động vật như cá voi đầu cong (Balaena mysticetus) vốn sống ở những vùng nước tương đối yên tĩnh, nay lại phải đối mặt với nhiều tiếng ồn hơn do lượng băng biển – vốn là một lớp “cách âm” của thế giới dưới nước tránh khỏi những âm thanh ngoài môi trường – suy giảm, cũng như sự bùng nổ của tàu vận chuyển và thăm do dầu mỏ. “Tại một số thời điểm, khi tiếng ồn của máy khoan trở nên lớn hơn, tất cả chúng (cá voi) ngừng kêu, chúng chẳng buồn nói chuyện nữa” Stafford kể trên Wired.

Hệ sinh thái đại dương vốn đang đối mặt với ô nhiễm, hiện tượng axít hoá, và giới nghiên cứu lo ngại rằng tiếng ồn sẽ là “nhát dao cuối cùng” lên các loài có nguy cơ tuyệt chủng, theo tạp chí khoa học Nature.

Bức tranh có vẻ u ám, song tin tốt là chúng ta có thể cắt giảm “tiếng động nhân sinh” dễ dàng và nhanh chóng hơn so với việc giải quyết hiện tượng axit hoá đại dương hay ngành công nghiệp nhiên liệu hoá thạch, theo Nature.

Chẳng hạn, năm 2017 cảng Vancouver (Canada) bắt đầu chính sách chiết khấu cho những con tàu chạy... êm, khiến Canada trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng sáng kiến khuyến khích tài chính để giảm tiếng ồn đại dương và khí thải. Tháng 11-2018, trong nghị quyết bảo tồn sức khoẻ đại dương, Liên Hiệp Quốc cũng ghi nhận “nhu cầu cấp thiết” về nghiên cứu và hợp tác để giải quyết các tác động của anthropophony.

(Theo Lê My, Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 5/ 12/ 2020)

Văn bản Nghe tiếng hành tinh thầm thì đề cập đến vấn đề gì?
1 trả lời
Hỏi chi tiết
9
0
0
Tôi yêu Việt Nam
25/09 07:15:04

Đề tài của văn bản: vấn đề biến đổi khí hậu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo