Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam
- Giới thiệu khái quát
+ Vùng núi Trường Sơn Bắc: từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã. + Vùng núi Trường Sơn Nam; từ Bạch Mã đến khối núi cực Nam Trung Bộ. - Nhận xét sự khác nhau
+ Về hướng: Trường Sơn Bắc có hướng tây bắc – đông nam. Trường Sơn Nam có hướng vòng cung, quay lưng về phía đông.
+ Về cấu trúc: Trường Sơn Bắc gồm các dãy núi song song và so le. Trường Sơn Nam gồm các khối núi và cao nguyên (dẫn chứng).
+ Về độ cao:
• Trường Sơn Bắc thấp hơn Trường Sơn. Nam (dẫn chứng).
• Trường Sơn Nam có những đỉnh núi cao trên 2000m (dẫn chứng), đặc biệt khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ.
+ Về hình thái:
• Trường Sơn Bắc: hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu (phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An, phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên Huế), thấp trũng ở giữa (vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị).
• Trường Sơn Nam: có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông – Tây: sườn đông dốc; phía tây là bề mặt các cao nguyên badan Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng, có các độ cao 500 – 800 – 1000 m và các bán bình nguyên xen đồi.
- Giải thích
+ Vùng núi Trường Sơn Bắc: hướng núi chịu sự chi phối của địa máng Đông Dương; được nâng yếu trong vận động Tân kiến tạo, nên chủ yếu là núi thấp.
+ Vùng núi Trường Sơn Nam chịu ảnh hưởng của khối nền cổ Đông Dương, bao gồm cả địa khối Kon Tum. Trong vận động Tân kiến tạo được nâng khá mạnh, nên khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ thuộc núi cao trung bình. Về phía tây và tây nam, hoạt động phun trào badan tạo nên các cao nguyên xếp tầng có độ cao thấp hơn.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |