Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dẫn chứng của việc tôn trọng chính mình và tôn trọng người khác là gì?

Dẫn chứng của việc tôn trọng chính mình và tôn trọng người khác là gì ?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
39
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Tôn trọng chính mình và tôn trọng người khác là hai khái niệm quan trọng trong mọi mối quan hệ xã hội, và việc thể hiện chúng có thể mang lại lợi ích lớn cho cá nhân và cộng đồng. Dưới đây là một số dẫn chứng về việc tôn trọng chính mình và người khác:

### Dẫn chứng về việc tôn trọng chính mình:
1. **Chăm sóc sức khỏe**: Người tôn trọng bản thân thường duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, bao gồm ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn và ngủ đủ giấc. Họ coi trọng sức khỏe thể chất và tinh thần của mình.

2. **Thiết lập giới hạn**: Người tôn trọng chính mình biết cách nói "không" khi cần thiết và bảo vệ không gian cá nhân. Họ không để người khác xâm phạm vào cuộc sống cá nhân của mình.

3. **Đầu tư vào bản thân**: Họ thường tìm kiếm cơ hội để học hỏi, phát triển kỹ năng và nâng cao tri thức, ví dụ như tham gia các khóa học hoặc đọc sách.

### Dẫn chứng về việc tôn trọng người khác:
1. **Lắng nghe**: Khi trò chuyện, một người tôn trọng người khác sẽ lắng nghe ý kiến và cảm xúc của họ mà không ngắt lời hoặc đánh giá. Điều này tạo nên một môi trường giao tiếp tích cực.

2. **Thể hiện sự cảm thông**: Tôn trọng người khác cũng bao gồm việc hiểu và đồng cảm với những trải nghiệm và cảm xúc của họ, ngay cả khi không đồng ý với quan điểm của họ.

3. **Thừa nhận quyền lợi**: Người tôn trọng người khác sẽ công nhận quyền lợi và tự do của họ, bao gồm cả quyền về quan điểm, lựa chọn và bản sắc cá nhân.

### Kết luận:
Việc tôn trọng chính mình và người khác không chỉ xây dựng lòng tự trọng mà còn xây dựng những mối quan hệ lành mạnh. Hai khái niệm này thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau; khi bạn tôn trọng bản thân, bạn cũng sẽ dễ dàng tôn trọng người khác hơn và ngược lại.
0
0
whynothnguyen
02/10 06:04:34
+5đ tặng
Dẫn chứng số 1

Ở những nơi công cộng như siêu thị, nhà hàng nếu có quá nhiều người cần thanh toán, chúng ta phải xếp hàng. Khi tham gia phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, chúng ta cần nhường ghế trên xe cho người già, trẻ em và phụ nữ có thai. Không hút thuốc tại nơi công cộng cũng là thể hiện sự tôn trọng với mọi người xung quanh…

Dẫn chứng số 2

Trong giai đoạn đất nước gồng mình chống đại dịch Covid-19, không ít những hành vi thể hiện sự thiếu tôn trọng mọi người xảy ra. Hành động trốn cách ly rồi live stream trên mạng đã thực sự khiến cộng đồng mạng phẫn nộ. Hoặc những người đi ra ngoài đường không đeo khẩu trang, khi được lực lượng công an nhắc nhở lại lớn tiếng mắng chửi hay ném đồ vào họ. Những hành vi như vậy không chỉ là thiếu tôn trọng mọi người xung quanh mà cũng đang vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Vũ Đại Dương
02/10 06:25:23
+4đ tặng
Dẫn chứng số 3

Câu chuyện dưới đây về Bác Hồ là lời dạy cho mỗi người về cách ứng xử, biết tôn trọng mọi người xung quanh.

Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ Trung đoàn thường hay quát mắng chiến sĩ. Đồng chí này đã từng làm giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng tháng Tám.

Nghe nhân dân phản ảnh về đồng chí, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp, dù đồng chí này có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.

Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng giờ ngọ nên đồng chí Trung đoàn vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.

Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:

- Chú uống đi.

Đồng chí cán bộ kêu lên:

- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.

Bác mỉm cười:

- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?

- Dạ có ạ!

Bác nghiêm nét mặt nói:

- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng giống như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.

Đồng chí cán bộ nghe đến đây, hiểu được lời Bác và hứa rằng sẽ sửa chữa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Mua sắm thỏa thích với Temu +150K
×
Gia sư Lazi Gia sư