Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nam Cao là những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Chí Phèo và Lão Hạc là hai truyện ngắn tiêu biểu của ông, có những nét tương đồng nhưng cũng mang dấu ấn riêng.
Chí Phèo và Lão Hạc được sáng tác trước Cách mạng tháng Tám 1945. Dựa vào những cảnh thật, người thật mà Nam Cao được chứng kiến và nghe kể về làng Đại Hoàng.
Truyện Chí Phèo vào tháng 2 năm 1941. Nội dung kể về Chí Phèo - một đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ, được người làng thay nhau nuôi. Lớn lên, Chí đi ở hết nhà này tới nhà nọ, trong đó có nhà bá Kiến. Vì một chuyện ghen tuông, bá Kiến đẩy Chí vào tù. Ở tù về, Chí trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí Phèo bị bá Kiến lợi dụng, trở thành tay sai cho lão, chuyên vạch mặt ăn vạ và gây tai họa cho người trong làng. Cuộc gặp gỡ với thị Nở khiến Chí Phèo khao khát được làm người lương thiện. Nhưng bà cô của thị Nở và cái xã hội đương thời đã chặn đứng đường về “cõi người” của Chí Phèo. Tuyệt vọng, hắn tìm giết Bá Kiến và tự sát. Nghe tin Chí chết, thị Nở nhìn xuống bụng và thầm nghĩ đến một cái lò gạch bỏ không vắng người qua lại.
Còn truyện Lão Hạc được đăng trên báo lần đầu năm 1943. Truyện kể về lão Hạc - một người nông dân nghèo khổ sống. Lão có một đứa con trai nhưng vì nhà nghèo, không có tiền lấy vợ nên bỏ đi đồn điền cao su. Cả gia tài của lão chỉ có mảnh vườn vốn là của hồi môn của con trai và con chó Vàng sống cùng để bầu bạn. Sau trận ốm thập tử nhất sinh, nhà lão không còn gì để ăn. Lão đành phải bán con Vàng đi. Số tiền bán chó và bán mảnh vườn, lão đem gửi ông giáo và nhờ khi nào anh con trai về sẽ trao lại cho anh. Còn bản thân thì đến xin Binh Tư một ít bả chó, nói dối là để đánh bả con chó nhưng thực ra là để tự tử.
Cả hai tác phẩm truyện đều viết về đề tài người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Qua đó, Nam Cao đã khắc họa số phận bất hạnh của họ cùng với hiện thực xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. Đồng thời, nhà văn thể hiện thái độ đồng cảm, thương xót cho số phận của họ. Cả hai truyện đều giàu giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, cũng như thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy với những nét độc đáo về nghệ thuật như miêu tả tâm lí, khắc họa nội tâm nhân vật.
Song, Chí Phèo và Lão Hạc đều có những nét riêng. Trong Lão Hạc, nhân vật lão Hạc hiện lên là một người nông dân lương thiện, giàu lòng tự trọng. Lão Hạc là một ông nông dân già yếu, không nơi nương tựa; sống một mình, tự kiếm ăn nuôi thân, con trai bỏ đi đồn điền cao su. Sau một trận ốm, trong nhà không còn gì để ăn, lão quyết định bán cậu Vàng - kỉ vật mà anh con trai để lại, không chỉ là một con vật mà còn giống như một người bạn. Sau khi bán cậu Vàng, lão Hạc vô cùng đau khổ, ân hận và day dứt. Lão quyết định tìm đến cái chết, đến xin Binh Tư bả chó để bắt một con chó, nhưng thực chất là để tự tử. Có thể thấy, lão Hạc là một người nông dân có lòng tự trọng. Lão cùng là một người cha hết mực yêu thương con, thà chết đi cũng không muốn đụng đến của hồi môn của con. Từ đầu đến cuối, lão Hạc vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp, lương thiện. Có thể thấy, lão Hạc đã khắc họa chân thực cuộc đời của người nông dân Việt Nam trước cách mạng cùng với đó là phẩm chất cao quý của họ.
Còn trong truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã xây dựng hình tượng Chí Phèo trở thành nhân vật điển hình. Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức ở nông thôn trước Cách mạng. Chí Phèo đại diện cho người nông dân hiền lành đã bị nhà tù thực dân biến thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Trước đó, Chí Phèo vốn là một người nông dân lương thiện, đi ở cho nhà bá Kiến. Chỉ vì một chuyện ghen tuông, bá Kiến đã đẩy Chí vào tù. Chính bà Kiến đã tiếp tay cho nhà tù thực dân đẩy Chí vào con đường tha hóa. Ở tù về, Chí Phèo thay đổi cả về nhân hình lẫn nhân tính, dần bị bá Kiến biến thành tay sai. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí, hắn khao khát trở về làm người lương thiện. Nhưng rồi do bà cô của Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo. Bà cô đại diện cho những định kiến trong xã hội xưa đã tước đoạt đi quyền làm người của Chí. Để rồi, Chí uống rượu rồi xách dao đên nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự sát. Qua truyện ngắn này, Nam Cao khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng, đó là một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thế xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay cả trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính.
Chí Phèo và Lão Hạc của Nam Cao có nét tương đồng nhưng cũng có nét riêng. Cả hai tác phẩm truyện đều thể hiện được tư tưởng cũng như tài năng của nhà văn Nam Cao.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |