LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chủ đề của truyện ngắn "Nhện và người"

chủ đề của truyện ngắn Nhện và người
2 trả lời
Hỏi chi tiết
153
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Truyện ngắn "Nhện và người" của tác giả Tô Hoài thường khám phá những mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, cũng như sự tương phản giữa hai thế giới này. Chủ đề chính của truyện có thể được tóm tắt như sau:

1. **Sự kết nối giữa con người và tự nhiên**: Truyện nhấn mạnh mối liên hệ giữa cuộc sống của con người và đời sống của những sinh vật khác, như con nhện. Qua đó, tác giả diễn tả sự hòa hợp và xung đột giữa con người và thiên nhiên.

2. **Tâm lý và bản năng sinh tồn**: Nhân vật trong truyện thường phản ánh những khía cạnh tâm lý, bản năng sinh tồn và những lựa chọn trong cuộc sống. Sự đối đầu giữa kiểu tư duy của con người và bản năng tự nhiên của con nhện thể hiện những nỗi lo lắng, sự mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày.

3. **Ý nghĩa của sự sống và cái chết**: Truyện cũng có thể khai thác những câu hỏi về cuộc sống, cái chết và ý nghĩa của sự tồn tại, qua hình ảnh của con nhện – một sinh vật nhỏ bé nhưng mang trong mình sức mạnh sinh tồn mạnh mẽ.

4. **Sự cảm thông và đồng điệu**: Cuối cùng, tác giả có thể muốn gửi gắm thông điệp về sự cảm thông, đồng điệu giữa các sinh vật, đó là điều cần thiết cho sự sống còn của tất cả.

Nhìn chung, "Nhện và người" không chỉ là một câu chuyện về cuộc sống của một con nhện mà còn là một bài học về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và những giá trị tinh thần sâu sắc của cuộc sống.
5
0
Little Wolf
10/10 13:54:47
+5đ tặng

 Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, nhà văn Trần Duy Phiên đã sáng tác nhiều tác phẩm mang đậm tư tưởng sinh thái mà tiêu biểu là bộ ba truyện ngắn viết về côn trùng Kiến và người, Mối và người, Nhện và người. Đây là một hiện tượng khá đặc biệt, thể hiện sự nhạy cảm của nhà văn đối với một vấn nạn mang tính toàn cầu - vấn nạn môi trường; góp phần khỏa lấp mảng trống của dòng văn học này trong văn học Việt Nam thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế.

        Trần Việt Chiến trong NVN là “con ngựa chiến”. “Ai cũng thừa nhận như thế, kể cả những người không ưa anh”. Chiến là thần đồng, là “ánh sao”, là “tiến sĩ hạng tối ưu”. Chiến còn hát hay, giỏi vẽ và hùng biện. Là người hoàn hảo như thế, anh nghĩ mình sẽ dễ dàng thắng con nhện cái mang bọc trứng chui vào tá túc trong mùng của mình. Anh cố giam cho nó chết đói. Việc đó đối với anh dễ như một trò chơi mà không cần động thủ. Con ngựa chiến Trần Việt Chiến thích thú với ý nghĩ mình đang giam hãm, đang nắm quyền sinh, quyền sát con nhện bé nhỏ. Trước chuyến công tác xa, anh tấn kĩ bốn góc mùng, hy vọng ngày trở về sẽ nhìn thấy xác nhện. Nhưng không, con nhện không những không chết mà còn đẻ một bọc trứng. Chiến bực bội muốn bứt tung mạng nhện, bóp nát bọc trứng. Nhưng khi đưa tay lên mạng nhện, anh phát hiện có một lỗ thủng ở góc mùng phía sau những sợi tơ nhện mảnh mai. Muỗi bị sa vào cái bẫy đó, và nhện không bị đói. Xưa nay đã đặt bẫy thì phải có mồi nhử. “Nhưng mồi đâu mà nhử? - Anh hỏi rồi nhìn xuống người mình. Hèn gì! - Chiến giật mình”. Hóa ra, vị tiến sĩ kiêu ngạo này đã trở thành con mồi lớn để nhện ta nhử lũ muỗi vào và có của ăn của để. Phát hiện này là một đòn knock out đối với Chiến. Có một sự đảo lộn vị trí rất ghê gớm giữa chủ thể và khách thể trong ba truyện ngắn trên. Con người - đều là những người “không chịu thua ai”, “kì tài”, “ngựa chiến” - đã bị đánh bại bởi những sinh vật bé nhỏ bậc nhất trong thế giới tự nhiên. Nếu xem con người là chủ thể, là trung tâm, có quyền uy và sức mạnh tối thượng như quan niệm xưa nay thì đã xảy ra “cái chết của chủ thể”, sự “lệch tâm” và “tản quyền” của con người. Quan niệm con người là trung tâm của vũ trụ, là chủ nhân của hành tinh này, là động vật bậc cao nhất và có độc quyền thống trị tất thảy là một “đại tự sự” cần phải được xóa bỏ.

       Nhện và người được kể ở ngôi thứ ba với hai kiểu điểm nhìn. Đầu truyện, người kể chuyện “thượng đế” khẳng định và chứng minh chất “ngựa chiến” của Trần Việt Chiến từ điểm nhìn bên ngoài, rất khách quan. Từ khi Chiến phát hiện ra con nhện trở đi, điểm nhìn tự sự được dịch chuyển vào bên trong nhân vật. Anh quan sát con nhện và chờ đợi nó chết mòn từ sự giam hãm của anh. Con nhện vẫn ngày qua ngày “an nhiên”, “ngang nhiên tồn tại”, “lì lợm sống” và còn “đẻ”. Chiến thì từ “rủa thầm”, “thích chí”, “ngứa mắt”, “chờ đợi”, “hong hóng”, “nôn nao”, “háo hức”, “hả hê”, đến “giật mình”. Điểm nhìn bên trong cho thấy từng bước nhận thức và tỉnh ngộ của Chiến. “Tính ác” và khí chất ngạo mạn trong anh tiêu tan, chỉ còn sự kính sợ tự nhiên chiếm ngự. Bút pháp đòn bẫy là một “trò chơi” độc đáo trong nghệ thuật tự sự của cả ba truyện ngắn. Các truyện đều mở đầu bằng sự tán dương giá trị của con người. Tạo cho người đọc hy vọng về những chiến công của họ. Nhưng thật bất ngờ, họ thảm bại trước những sinh vật nhỏ nhoi nhất. Chúng lật đổ giá trị người một cách ngoạn mục theo kiểu “châu chấu đá xe”, gây cho người trong cuộc nỗi khiếp sợ, thán phục và ám ảnh rất lớn. Bút pháp đòn bẫy đã làm nên những cuộc tấn phong và hạ bệ đầy trớ trêu và sâu cay đối với con người, giá trị người. Nhện và người hấp dẫn bởi thứ ngôn ngữ kể linh hoạt, tươi tắn, hài hước để cuối cùng “lật tẩy” những hạn chế, hạn định, hạn tri của con người trong thế giới kỳ thú này.

       Trong bối cảnh văn học nước ta gần như đang bàng quan trước những tổn thất do thiên tai, những hành động tàn phá môi trường mà cả dân tộc và nhân loại đang phải đối mặt và gánh chịu, những tác phẩm trên của Trần Duy Phiên thật cần thiết và có ý nghĩa. Chúng đáp ứng được tính tất yếu và tính cấp thiết, đáp ứng yêu cầu thời đại, tâm thức thời đại; thể hiện sự gắn bó thiết thực đời sống văn chương với đời sống xã hội; phát huy trách nhiệm của nhà văn trong việc bảo vệ môi trường và ngăn chặn các nguy cơ sinh thái.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Vũ Đại Dương
10/10 14:03:52
+4đ tặng

Nhà văn Trần Duy Phiên sinh năm 1942 tại Huế, đến với văn chương khi còn đang theo học tại trường Đại học Sư phạm và Đại học Văn khoa Huế. Ông sớm tạo ấn tượng với một phong cách văn phong “sắc cạnh và bạo liệt khi miêu tả cái ác và sự thảm khốc của chiến tranh” (Huỳnh Như Phương). Nhiều sáng tác của Trần Duy Phiên mang đậm tư tưởng sinh thái, thể hiện cái nhìn mới về mối quan hệ của con người với thiên nhiên, trong số đó có truyện ngắn Nhện và người.

Câu chuyện bắt đầu qua lời kể của người kể chuyện về Chiến - nhân vật tài giỏi xuất chúng, nhưng không ai ưa.  Trong một lần đi công tác xa nhà, Chiến phát hiện một con nhện chui vào trong mùng và quyết tâm bẫy nó chết mòn bằng sự giam hãm của mình nhưng rốt cuộc anh lại là mồi nhử trong cái bẫy của con nhện.

Chi tiết “Ngứa mắt,anh muốn bắt giết ngay con nhện.” sử dụng hiện tượng đảo trật tự từ, làm cho cách diễn đạt giàu tính biểu cảm hơn, nhấn mạnh đến thái độ chán ghét của nhân vật với con nhện. Tình huống trong văn bản là tình huống nhận thức của Chiến, đi từ thái độ khinh thường, ngạo mạn, tự cho mình là trung tâm của vũ trụ đến sự vỡ lẽ và kính sợ trước sức mạnh của tự nhiên.

Trần Duy Phiên đã tạo ra sự đối lập bằng cách kể về những thành tích nổi bật của Trần Việt Chiến trong phần đầu, sau đó nhấn mạnh sự thất bại thảm hại của con người trước những sinh vật bé nhỏ trong thế giới tự nhiên ở phần sau, qua đó thể hiện chủ đề của truyện.

Ở hai phần đầu, tác giả sử dụng điểm nhìn bên ngoài - điểm nhìn khách quan của người kể chuyện để kể về nhân vật chính Trần Việt Chiến. Đến những phần sau, điểm nhìn đã di chuyển vào bên trong,  người kể chuyện quan sát, kể lại về nhân vật Chiến xuyên qua cảm nhận, suy nghĩ của chính anh. Cách thay đổi điểm nhìn như vậy đã thể hiện một cách rõ ràng sự thay đổi về nhận thức của nhân vật đối với con nhện, từ một con ngựa chiến, "tái sinh" thành một Trần Việt Chiến biết khiêm nhường, biết tôn trọng tự nhiên.

Ý nghĩa chi tiết Chiến nhận ra lỗ thủng ở góc mùng – phía sau mạng nhện đã tạo nên sự bất ngờ, tăng sức hấp dẫn cho truyện, là điều kiện tiên quyết để nhân vật nhận thức được cuộc sống và bản thân. Qua đó, giúp nhân vật nhận ra sai lầm (thói tự phụ, kiêu ngạo). Đây là chi tiết đắt giá giúp nhà văn truyền tải được thông điệp quan trọng nhất của tác phẩm “Không kiêu căng tự phụ, không coi thường".

Về đặc sắc nghệ thuật, Trần Duy Phiên đã sử dụng thủ pháp độc thoại nội tâm và miêu tả tâm lí, góp phần khắc họa một cách rõ nét tính cách nhân vật, qua đó thể hiện được tư tưởng nhân sinh của tác phẩm: Nhân loại chỉ là một phần của thế giới tự nhiên.Tư tưởng coi con người là chủ nhân của vũ trụ làm cho con người trở nên kiêu ngạo, đắc thắng, ích kỉ trong mối quan hệ với muôn loài. Chúng ta cần phải biết tôn trọng, sống bình đẳng, hài hoà với tự nhiên.

Qua văn bản trên, tác giả đã nhấn mạnh về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Từ đó mở ra bài học về sự bình đẳng giữa muôn loài. Hãy ngừng việc nghĩ loài người là giống loài thượng đẳng, thống trị tự nhiên. Bởi lẽ, một khi thiên nhiên đã lên tiếng con người có lẽ sẽ nhận những cú "knock out" bất ngờ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư