Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài đò lèn

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.106
0
0
Nguyễn Thanh Thảo
01/08/2017 00:41:28
Soạn bài đò lèn của Nguyễn Duy
I. Hướng dẫn học bài
BT 1. Đọc phần Tiểu dẫn và nêu các ý chính về tác giả và tác phẩm.
Gợi ý
1. Tác giả
- Tên khai sinh: Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm: 1948 tại xã Đông Vệ, thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa).
- Năm 1966 ông nhập ngũ và có mặt tại các chiến trường ác liệt như: Khe San, Đường 9 Nam Lào. Sau đó học Khoa Ngữ văn tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
- Năm 1977 đến nay ông làm Đại diện thường trù của báo Văn nghệ các tính phía Nam.
2. Tác phẩm
Vị trí: Một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ thời chốn Mĩ cứu nước. Chùm thơ Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông đã giành giải Nhất cuộc thi của báo Văn nghệ năm 1973.
- Những tập thơ tiêu biểu: Cát trắng (1973); Ánh trăng (1984); Mẹ và em (1987); Bụi (1997).
- Thơ Nguyễn Duy hướng tới cái đẹp giản dị của đời sống xung quanh, tìm thấy ở đó sự lắng kết của giá trị vĩnh hằng. Xúc cảm chân thành được diễn tả bằng một hình thức thơ vừa giàu tính cách dân gian, vừa phảng phất phong vị thơ cổ điển phương Đông.
- Bài thơ được viết vào tháng 9-1983, in trong tập Ánh trăng (1984).
BT 2. Hãy cho biết những phươ.ng thức biểu đạt của bài thơ này là gì?
Gợi ý
Tự sự và biểu cảm (trữ tình), biểu cảm bằng con đường tự sự.
Những bài thơ thể hiện bằng phương thức này cho ta một hình ảnh, một bức tranh có sức lay động sâu xa, nhiều chi tiết gây ấn tượng sâu sắc.
BT 3.
a. Xác định tâm trạng chính của nhà thơ?
Tâm trạng hoài niệm, thương nhớ và hối hận khi nhớ về người bà.
b. Sự hoài niệm của nhà thơ hướng về miền quê nào?
Nơi Nguyễn Duy sống và đi học suốt thời thơ ấu. Mặc dù ông sinh ra ở xã Đông Vệ (thị xã Thanh Hóa lúc bấy giờ). Mẹ mất sớm nên Nguyễn Duy có thời gian dài sống ở quê ngoại, được bà nuôi dưỡng chăm sóc.
c. Kỉ niệm sống lại của tác giả được thể hiện ở những chi tiết nào?
Các chi tiết: câu cá, theo bà đi chợ, bắt chim sẻ, xem lễ đền Sòng (“Đền Sog thiêng nhất xứ Thanh” – Ca dao), bà đi bán trứng ở ga Lèn…
d. Vì sao hình tượng người bà trong bài thơ lại có sức ám ảnh, cuốn hút người đọc?
Bà hiện lên qua nét bút chân thực, gần gũi: bà giàu tình thương nhân ái như bóng mát che chở đời cháu, bà thầm lặng hi sinh giữa hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Hình tượng nfay giản dị mà lớn lao, thân thiết mà gợi nhiều thương cảm. Đó là hình ảnh của bao người bà khác trong chiến tranh mà mỗi chúng ta đều có. Chuyện riêng của nhà thơ đụng vào chuyện chung của bao người vì thế đoạn thơ rất hấp dẫn.
BT 4. Phân tích giá trị tạo hình và biểu cảm của từ “thập thững” trong câu thơ: Quán Cháo, Đồng Giao thập những đêm hàn.
Gợi ý
Diễn tả bước chân khó nhọc, không chắc chắn, lúc cao, lúc thấp, trong bước chân đó có cái gì thật tội nghiệp. Từ “thập thững” ẩn chứa cả một tấm lòng của Nguyễn Duy.
BT 5. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ: Tôi trong suốt giữa hai giờ hư thực – giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần.
Gợi ý
Thể hiện một nét tâm lí của tuổi thơ rất say mê với miền đất cổ tích đầy hư ảo. Vì thế mà quên đi không để ý đến những cay cực, lao khổ mà bà đang chịu đựng. Đó chính là những sai lầm nhưng ta không thể tránh được và bản thân tác gủa cũng chỉ biết hối hận mà thôi. “Trong suốt” là nhận thức thơ ngây, trong trẻo, hồn nhiên của cậu bé.
BT 6. Câu thơ khi tôi biết thương bà thì khi đã muộn thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Đánh giá cách nhìn của tác giả khi phản ánh tâm trạng đó?
Gợi ý
- Trong cảm nhận của nhà thơ đó là sự trả giá: Khi tôi biết thương bà thì đã muộn. Đó là sự day dứt, hối hận khi tác giả nhận thức lại quá khứ.
- Bài thơ ra đời nưm 1983 với cái nhìn nghiêm khắc như thế đã thể hiện được một xu hướng mới: nhìn thẳng vào thực tế và mạnh dạn nói lên sự thật.
BT 7. Bài thơ gợi nhắc mỗi người cần có ý thức và biết trân trọng cội nguồn như thế nào?
Gợi ý
Bài thơ gợi nhắc mỗi người cần biết ơn những người đi trước, chung thủy với quá khứ, trân trọng những giá trị nhân văn, biết sống có nghĩa tình và không bao giờ vong ơn bội nghĩa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phạm Văn Phú
05/04/2018 17:08:15

Soạn bài: Đò lèn

I. Tác giả & tác phẩm

1. Tác giả

Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở Thanh Hóa.

Ông làm thơ từ rất sớm. Thơ Nguyễn Duy có sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc, nhiều bài là tiếng nói khẳng khái, bộc trực, đầy ngang tàng mà trần tĩnh, giàu chiêm nghiệm và mang tinh thần công dân sâu sắc. Ông là một trong số không nhiều cây bút hiện nay đã góp phần làm mới thể lục bát bằng những tìm tòi theo hứng hiện đại, tạo nên nét độc đáo, hấp dẫn trong cấu trúc, hình ảnh và ngôn ngữ của thể thơ truyền thống này.

2. Tác phẩm

Bài Lò đèn được viết năm 1983, trong một dịp nhà thơ trở về quê hương sống, sống với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 149 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

* Trong bài thơ, cái tôi thời tuổi nhỏ của tác giả được tái hiện:

   - Hình ảnh cậu bé tinh nghịch vô tư sống giữa đất trời quê ngoại dân dã với kỷ niệm vui buồn đan xen, đặc biệt gắn liền với hình ảnh bà ngoại.

   - Ấn tượng về tuổi thơ:

       + Khói Trầm thơm

       + Mùi huệ trắng

       + Điệu hát văn, bóng cô đồng

       + Mùi huệ trắng

   - Ấn tượng về cuộc sống làng quê bình yên vừa có cái riêng tư vừa gần gũi.

=> Lối kể chân thực, cụ thể như lời ăn tiếng nói hàng ngày thể hiện vẻ đẹp, tính cách ngây thơ của trẻ nhỏ, ký ức không phai mời trong tâm trí nhà thơ.

* Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ:

   - Nét quen thuộc: Hình ảnh cậu bé Duy thuở nhỏ như bao trẻ thơ khác.

   - Nét mới mẻ: Nhà thơ nhìn về quá khứ khi mình đã trưởng thành, có sự trải nghiệm trước cuộc sống và đặc biệt gắn liền với hình ảnh bà ngoại.

Câu 2 (trang 149 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Tình thương sâu nặng của tác giả đối với bà mình được biểu hiện qua những từ ngữ và hình ảnh cụ thể:

    - Hình ảnh người bà: Mùa cua xúc tép, ghánh trè xanh Ba Trại, buôn bán ngược xuôi.

→ Lam lũ, tần tảo, vất vả.

    - Sự vô tư của cậu bé khi chưa nhận thấy những vất vả của người bà:

       + “Đâu biết”: vô tâm, chưa thấu được nỗi vất vả của bà.

       + “Trong suốt”: nhận thức thơ ngây trong trẻo của trẻ nhỏ.

       + “Một bên thực”: là bà với cuộc đời lam lũ vất vả

       + “Một bên hư”: bao gồm tiên, phật, thánh thần.

→ Vô tư không nhận ra thấy những nỗi vất vả của người bà.

   - Tình thương bà của nhà thơ khi đã trưởng thành trải qua cuộc đời người lính

      + Bộc lộ nhận thức của con người đã trải qua trải nghiệm thực tiễn. Cuộc đời xung quanh không có gì thay đổi: “Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi”

→ Người cháu đã thú nhận sự thức tỉnh cùng nỗi niềm đau đớn, xót xa của mình:

       “khi tôi biết thương bà thì đã muộn

       bà chỉ còn là một nấm cỏ khô”

=> Sự trưởng thành của người cháu.

Câu 3 (trang 149 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Tình yêu thương bà sâu sắc thể hiện chiêm nghiệm của Nguyễn Duy về cuộc đời: tình yêu bà, tình yêu quê hương sống có trách nhiệm – sống trước hiện tai về bằng cả ý thức về quá khứ và tương lai.

Nét riêng:

Người bà nào cũng vất vả, lam lũ đáng kính trọng và đầy yêu thương. Người bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt mang tầm vóc của hậu phương trong những tháng năm chống Mỹ cứu nước, người giữ và truyền lửa yêu thương và căm thù, được tác giả gợi nhớ qua hình ảnh của tiếng chim tu hú, bên bếp lửa bập bùng. Người bà của Nguyễn Duy là nạn nhân của cuộc chiến, mang thân phận bé nhỏ. Dù vậy, giữa cuộc chiến tranh khốc liệt, bà vẫn tần tảo can trường. Hình ảnh người bà trong tác phẩm Lò đèn của Nguyễn Duy hiện lên qua những hình ảnh giản dị, gần gũi đời thường “mò cua xúc tép”...

0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:16

Soạn bài: Đò lèn (Nguyễn Duy)

Câu 1:

   Kí ức tuổi thơ hiện lên trong tâm tưởng nhà thơ vừa sinh động hồn nhiên vừa đầy suy tư day dứt. Bài thơ có 6 khổ thơ thì đến 5 khổ là kí ức tuổi thơ. Kí ức hiện lên với hai mảng hình ảnh tương phản, ngầm thể hiện sự ân hận, day dứt của nhân vật tôi trong quá trình nhận thức.

- Hai khổ thơ đầu: Đó là kí ức tuổi thơ hồn nhiên, vô tư với những trò chơi nghịch ngợm của trẻ con (câu cá, bắt chim, hái trộm nhãn, níu váy theo bà đi chợ, ...). Đó là niềm say mê, mơ mộng thế giới hư ảo của tiên Phật, thánh thần (chơi đền Cây Thị, xem lễ đền Sòng, tâm hồn trẻ thơ ngây ngất trước mùi thơm của hương trầm, hoa huệ, trước điệu hát văn của cô đồng, ...)

- Ba khổ thơ tiếp: Hiện lên hình ảnh người bà trong cuộc đời thực với bao vất vả, khổ cực, gian nan. Cuộc sống nghèo khó nên phải "mò cua xúc tép", "gánh chè xanh" trĩu nặng trên vai cùng bà con xuôi ngược buôn bán khắp nơi; ăn "củ dong riềng luộc sượng" để cầm hơn qua cơn đói khát; thời chiến tranh ác liệt, nhà bà bị bom Mĩ dội bà phải đi "bán trứng ở ga Lèn"

- Đứa cháu vô tư đến mức vô tâm không nhận ra nỗi vất vả cơ cực của bà.

Câu 2: Tình cảm sâu nặng đối với người bà được biểu hiện qua:

- Hình ảnh người bà: mò cua xúc tép, gánh chè xanh những đêm lạnh ,bán trứng ga Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng ... . Đó là những hình ảnh thể hiện sự cơ cực, tần tảo, yêu thương.

- Tình cảm của nhà thơ khi nghĩ về bà ngoại:

   + Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà .Thể hiện tình yêu thương, sự tôn kính, lòng tri ân sâu sắc đối với bà.

   + Sự ân hận, ngậm ngùi, xót đau muộn màng:

 Khi tôi biết thương bà thì đã muộn Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi 

Câu 3:

   Trong Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt thể hiện tình cảm dành cho bà bằng việc tái hiện những hồi ức thiêng liêng, cảm động về tình bà cháu. Tình cảm ấy được thể hiện qua tiếng tu hú tha thiết, qua hình ảnh bếp lửa bập bùng.

   Nét độc đáo trong cách thể hiện tình cảm đối với người bà của Nguyễn Duy là bộc lộ tình cảm trực tiếp, những kí ức ùa về dạt dào rất chân thành, không che đậy dưới bất kì hình ảnh, biểu tượng nào. Mặt khác, nhà thơ còn bày tỏ tình cảm đối với bà bằng những lời thơ tự trách mình, như ăn năn hối lỗi khi nhớ về một thời vô tâm, vụng dại đã qua, chưa kịp làm gì để thương và đền đáp công ơn của bà.

0
0
Tôi yêu Việt Nam
07/04/2018 11:24:43

Soạn bài: Đò lèn (Nguyễn Duy)

Câu 1:

   Kí ức tuổi thơ hiện lên trong tâm tưởng nhà thơ vừa sinh động hồn nhiên vừa đầy suy tư day dứt. Bài thơ có 6 khổ thơ thì đến 5 khổ là kí ức tuổi thơ. Kí ức hiện lên với hai mảng hình ảnh tương phản, ngầm thể hiện sự ân hận, day dứt của nhân vật tôi trong quá trình nhận thức.

- Hai khổ thơ đầu: Đó là kí ức tuổi thơ hồn nhiên, vô tư với những trò chơi nghịch ngợm của trẻ con (câu cá, bắt chim, hái trộm nhãn, níu váy theo bà đi chợ, ...). Đó là niềm say mê, mơ mộng thế giới hư ảo của tiên Phật, thánh thần (chơi đền Cây Thị, xem lễ đền Sòng, tâm hồn trẻ thơ ngây ngất trước mùi thơm của hương trầm, hoa huệ, trước điệu hát văn của cô đồng, ...)

- Ba khổ thơ tiếp: Hiện lên hình ảnh người bà trong cuộc đời thực với bao vất vả, khổ cực, gian nan. Cuộc sống nghèo khó nên phải "mò cua xúc tép", "gánh chè xanh" trĩu nặng trên vai cùng bà con xuôi ngược buôn bán khắp nơi; ăn "củ dong riềng luộc sượng" để cầm hơn qua cơn đói khát; thời chiến tranh ác liệt, nhà bà bị bom Mĩ dội bà phải đi "bán trứng ở ga Lèn"

- Đứa cháu vô tư đến mức vô tâm không nhận ra nỗi vất vả cơ cực của bà.

Câu 2: Tình cảm sâu nặng đối với người bà được biểu hiện qua:

- Hình ảnh người bà: mò cua xúc tép, gánh chè xanh những đêm lạnh ,bán trứng ga Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng ... . Đó là những hình ảnh thể hiện sự cơ cực, tần tảo, yêu thương.

- Tình cảm của nhà thơ khi nghĩ về bà ngoại:

   + Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà .Thể hiện tình yêu thương, sự tôn kính, lòng tri ân sâu sắc đối với bà.

   + Sự ân hận, ngậm ngùi, xót đau muộn màng:

 Khi tôi biết thương bà thì đã muộn Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi 

Câu 3:

   Trong Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt thể hiện tình cảm dành cho bà bằng việc tái hiện những hồi ức thiêng liêng, cảm động về tình bà cháu. Tình cảm ấy được thể hiện qua tiếng tu hú tha thiết, qua hình ảnh bếp lửa bập bùng.

   Nét độc đáo trong cách thể hiện tình cảm đối với người bà của Nguyễn Duy là bộc lộ tình cảm trực tiếp, những kí ức ùa về dạt dào rất chân thành, không che đậy dưới bất kì hình ảnh, biểu tượng nào. Mặt khác, nhà thơ còn bày tỏ tình cảm đối với bà bằng những lời thơ tự trách mình, như ăn năn hối lỗi khi nhớ về một thời vô tâm, vụng dại đã qua, chưa kịp làm gì để thương và đền đáp công ơn của bà.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×