Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài giá trị văn học lớp 12

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
386
0
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
01/08/2017 00:46:40
Soạn bài giá trị văn học lớp 12
A. Kiến thức cơ bản
Văn học là một sản phẩm tinh thần độc đáo của con người, được sản sinh ra để phục vụ cho con người và xã hội. Như các sản phẩm vật chất, nó tồn tại, phổ biến được là nhờ có giá trị và không nằm ngoài phạm trù các giá trị: chân, thiện, mĩ.
1. Giá trị nhận thức
Giá trị nhận thức thuộc về chất lượng của nội dung văn học. Khi phản ánh hiện thực một cách khách quant rung thực thì văn học sẽ có giá trị về mặt nhận thức, đem đến cho người đọc sự hiểu biết khám phá về các lĩnh vực của đời sống, làm giàu có thêm tri thức xã hội và đặc điểm tinh thần tâm lí con người của các dân tộc thuộc các thời đại.
Nhà văn Séc-nư-sép-xki cho rằng: “Văn học là cuốn bách khoa toàn thư về đời sống”. Người Ấn Độ có câu phương ngôn về pho sử thi Ma-ha-bha-ra-ta của họ: “Cái gì không có trong đó thì không có ở bất cứ nơi nào khác”. Với vốn tri thức phong phú về triết học, tôn giáo, kinh tế, chính trị, phong tục tập quán, những biến cố của một đất nước… văn học đem đến những hiểu biết, nhận thức và làm giàu có thêm kinh nghiệm sống, phát triển thêm trí tuệ cho người đọc. Tất nhiên những nhận thức ấy không thể thay thế các môn khoa học chuyên ngành.
Khi soi vào văn học, tác phẩm sẽ giúp người đọc tự nhận thức bản thân, tự hiểu biết mình, tự phát hiện ra chính mình, từ đó có thái độ xử lí thích hợp trong cuộc sống.
2. Giá trị tư tưởng – tình cảm
Đây cũng là một giá trị thuộc chất lượng nội dung của văn học. Văn học không chỉ phản ánh thực tại mà còn là nơi nhà văn giãi bày những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm về xã hội, nhân sinh, về đất nước, quê hương… và gợi gắm, kí thác vào hình tượng. Do đó, hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng bao hàm sự đánh giá, thái độ, tình cảm của tác giả. Khi tiếp nhận, người đọc sẽ nhận ra gương mặt tình cảm, tư tưởng của nhà văn. Lòng yêu thương đồng cảm với người bất hạnh, thái độ căm ghét cái ác, tôn vinh ca ngợi cái đẹp tâm hồn, nhân cách… Đó là giá trị nhân đạo, nhân văn. Những tình cảm với quê hương, nòi giống tổ tiên, với lịch sử, văn hóa, với vận mệnh đất nước, với đời sống nhân dân sẽ làm nên giá trị tư tưởng yêu nước…
Thông qua hình tượng thẩm mĩ và cách lựa chọn ngôn từ, nhà văn truyền sự rung động, cảm xúc của mình đến độc giả, để từ đó độc giả say mê chiêm ngưỡng cái Đẹp, cái Cao cả, biết ghét cái Xấu, cái Ác, biết cảm phục trước cái Hùng hay đau buồn với cái Bi… nghĩa là biết trăn trở, đồng cảm sẻ chia cùng nhân vật và cùng tác giả. Từ những tình cảm đúng đắn, văn học giúp người đọc thanh lọc tâm hồn, bồi dưỡng nhân cách, có những tình cảm và hành động đúng.
Đôi khi văn học nói hộ nỗi niềm của người đọc, lúc ấy người đọc như được sẻ chia, giải tỏa, trở nên thanh thản, yêu sống và văn học còn thức dậy những khát vọng, những đam mê ý nghĩa, muốn sống tốt hơn, xây dựng cuộc sống giàu ý nghĩa hơn.
3. Giá trị nghệ thuật
Giá trị này thiên về hình thức văn học và kĩ thuật sáng tác nhằm nâng cao sức hấp dẫn của nội dung. Giá trị nghệ thuật biểu hiện ở cái hay, cái hấp dẫn của văn học, là sự tổng hòa các yếu tố trong chỉnh thể sáng tạo. Sự tinh tế và điêu luyện của ngôn từ, hình ảnh, biện pháp tu từ độc đáo, chi tiết đa nghĩa, kết cấu kịch tính, tình huống éo le, truy tìm hay thoát hiểm, yếu tố bất ngờ của tình tiết, giọng điệu… làm say mê, cuốn hút người đọc.
4. Giá trị thẩm mĩ.
Đây là giá trị mang ý nghĩa tiên quyết đối với sự tồn tại văn học. Văn học mang đến cái đẹp để người đọc thưởng thức. Đó là cái đẹp của một bức tranh thiên nhiên, một hành động, một tâm hồn, một tính cách…
Thế giới của văn học là thế giới được cách điệu bởi sự hư cấu tưởng tượng, bởi sự sáng tạo đầy thông minh và dệt đầy những ước mơ bay bổng của tác giả nên nó mới đẹp hơn đời thực, hấp dẫn hơn những câu chuyện ngoài đời, nên đến với nó người đọc được thả hồn trong một thế giới vừa gần gũi vừa xa lạ, đẹp đẽ, hấp dẫn.
Văn học không chỉ làm thỏa mãn cái nhu cầu thưởng thức cái đẹp văn hóa, văn minh mà còn góp phần nâng cao năng lực thẩm mĩ và nuôi dưỡng chất nghệ sĩ ở mỗi người.
B. Luyện tập
1. Tìm hiểu giá trị thẩm mĩ của một tác phẩm tiêu biểu.
2. Cho biết giá trị nhận thức và tư tưởng của tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×