Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Liệt kê ít nhất ba lời chỉ dẫn sân khấu và nêu tác dụng của các chỉ dẫn đó. Chỉ ra xung đột kịch được thể hiện trong đoạn trích

BTVN: Đề 1: Đọc đoạn trích sau:
“[…] Phố Cà.
Trụ sở Ủy ban xã, một căn phòng rộng được trang trí bởi nhiều cờ quạt khẩu hiệu, áp phích, bản đồ, nổi bật những dòng chữ: “Hùng Tâm vươn lên giàu mạnh hạnh phúc” và “Thay trời đổi đất sắp đặt Hùng Tâm.”
Tiếng pháo nổ rầm rộ từ lúc đèn chưa sáng. Tiếng pháo dứt, tiếng nhạc rầm rộ từ một chiếc loa to. Ông Nha - chủ tịch xã- đứng bên chiếc bàn có phủ vải hoa và đặc mi-crô, vẻ quan trọng. Ngồi cạnh ông là anh Văn Sửu, thư ký của ông Nha, lăm lăm tay bút ghi chép. Các cán bộ xã viên và đại diện những người dân của xã ngồi nghiêm chỉnh chung quanh, trong đó có ông Thình, ông bà Độp, anh Tỵ, ông Ruộng, cô Xoan, bà Thủ,…
ÔNG NHA: Thưa các đồng chí đại diện Dân, Chính, Đảng(1), đại diện các ban, ngành tổ đội, khối nhóm. Thưa các vị đại biểu phụ lão, thanh niên, phụ nữ, thưa các cụ, các ông, các bà, các bác, các anh, các chị, các em, các cháu, thay mặt cán bộ nhân dân phố Cà nói riêng và toàn thể toàn xã Cả Hạ nói chung. Từ hôm nay, nói cụ thể hơn là từ giờ phút này, (xem đồng hồ) 14: giờ, 30 phút, ngày 1 tháng 4, lịch sử xã ta mở sang một trang mới. Xã Cà Hạ của chúng ta được đổi tên thành xã Hùng Tâm, phố Cà- thủ phủ(2) của xã ta sẽ là thị trấn Hùng Tâm. Chấm dứt cái tên Cà và Cà Hạ nôm na của một quá khứ tăm tối nghèo khổ. Là con cháu vua Hùng Vương, chúng ta đặt chọn chọn đặt tên mới Hùng Tâm ý nói lên cái tâm hào hùng của người dân xã ta.[…]
(Tiếng trống ếch nổi lên. Hai thiếu niên một nam một nữ tiến vào bước đều theo nhịp trống, miệng hô: “Một, hai! Một, hai!”. Tiếng trống ngừng.)
ÔNG NHA: Thưa các đồng chí, các vị đại biểu, giờ phút này, tôi xin long trọng tuyên bố kế hoạch xây dựng cách tân, toàn diện và triệt để, rộng lớn và phong phú, mới mẻ và khoa học: Hợp tác xã Cà Hạ từ nay sẽ được đổi tên thành Liên đoàn Tổ hợp tác xã Công Nông Thương Tín Hùng Tâm”. […] Đề nghị vỗ tay! (Tất cả vỗ tay). […]
(Tiếng trống tiếng vỗ tay lại dan lên,Văn Sửu đứng dậy.)VĂN SỬU: Thay mặt hội đồng thư kí, được sự ủy nhiệm của đồng chí Nguyễn Toàn Nha, Chủ nhiệm giờ là Giám đốc Liên đoàn Tổ hợp Công Nông Thương Tín gọi tắt là Liên hợp xã Hùng Tâm, tôi xin tuyên đọc danh sách các đồng chí được bổ nhiệm vào các chức trách mới trong cơ cấu(3) của Liên hợp xã chúng ta! Thứ nhất, đồng chí Trạch Bá Thình (ông Thình đứng dậy) thôi giữ chức Đội trưởng đội Sáu để giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ kiêm Trưởng ban Ngoại vụ của Liên hợp xã. […]
ÔNG ĐỘP: (Đứng dậy) Còn tôi Bùi Văn Độp, danh sách ngoài kia thiếu tôi, tôi ở bộ phận nào?
ÔNG NHA: Trước ông làm gì nhỉ?
ÔNG ĐỘP: Linh tinh ạ. Vợ em phụ trách trại lợn nay là Trung tâm Chăn nuôi gia súc, nghe hay thật. Còn em… Thì các bác cử em đấy: việc chính của em là hoạn lợn ạ, hoạn lợn cho cả hợp tác xã, có khi cả các xã bạn. Bác đã quên rồi à?
ÔNG NHA: Nhớ rồi cả huyện này không ai hoạn lậu khéo bằng ông Độp xã ta, hoạn lợn cho lợn cả vùng. Ông thường làm dưới trại à?
ÔNG ĐỘP: Không ạ em lang thang. Nhà nào gọi thì mình đến tận nhà. Loáng một cái là xong ngay!
ÔNG NHA: Bây giờ làm ăn mới rồi quy mô khoa học, bỏ cách làm việc tùy tiện ấy đi. Sẽ phân cho ông một gian sau ở khu kho cũ làm trụ sở. Đâu muốn họan phải mang lợn đến tận trụ sở.
ÔNG ĐỘP: Trụ sở? Trụ sở hoạn lợn ạ?
ÔNG NHA: (Với Văn Sửu) Có cái tên nào đẹp tai không nhỉ? Chứ “hoạn lợn” nghe nó cứ thô thiển làm sao ấy? Chú nghĩ dùm tôi!
VĂN SỬU: (suy nghĩ) Hoạn lợn… Hoạn lợn… Đúng rồi, gọi là Trung tâm Triệt sản(4) gia súc.
ÔNG NHA: Trung tâm Triệt sản gia súc, được đấy! (Với ông Độp) Ông sẽ được giữ cử làm Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc Hùng Tâm.
ÔNG ĐỘP: Triệt sản?
ÔNG NHA: Nghĩa là hoạn lợn đấy.
ÔNG ĐỘP: Vâng, vâng, em hiểu, triệt sản tức là hoạn! Nghe văn minh hơn hẳn: Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc Hùng Tâm. Đồng chí Bùi Văn Độp… Hay quá! (Với vợ) Có chữ nghĩa có khác. Hay quá u nó ạ!
[…]
(Mọi người huyên náo bàn bạc, cười nói.)
ÔNG ĐỘP: (Với vợ) Tôi bây giờ là Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản đấy nhá, không phải lão Độp hoạn lợn, bà đừng có xem thường. Mà bà cũng là Chủ nhiệm Trung tâm Chăn nuôi, ghê thật, thần tình thật, đổi mới có khác!
BÀ ĐỘP: Thi vẫn thế chứ cỏ gì mà khác. Đúng là dở hơi!
VĂN SỬU: Này bà kia, phát ngôn cho cẩn thận!VĂN SỬU: Thay mặt hội đồng thư kí, được sự ủy nhiệm của đồng chí Nguyễn Toàn Nha, Chủ nhiệm giờ là Giám đốc Liên đoàn Tổ hợp Công Nông Thương Tín gọi tắt là Liên hợp xã Hùng Tâm, tôi xin tuyên đọc danh sách các đồng chí được bổ nhiệm vào các chức trách mới trong cơ cấu(3) của Liên hợp xã chúng ta! Thứ nhất, đồng chí Trạch Bá Thình (ông Thình đứng dậy) thôi giữ chức Đội trưởng đội Sáu để giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ kiêm Trưởng ban Ngoại vụ của Liên hợp xã. […]
ÔNG ĐỘP: (Đứng dậy) Còn tôi Bùi Văn Độp, danh sách ngoài kia thiếu tôi, tôi ở bộ phận nào?
ÔNG NHA: Trước ông làm gì nhỉ?
ÔNG ĐỘP: Linh tinh ạ. Vợ em phụ trách trại lợn nay là Trung tâm Chăn nuôi gia súc, nghe hay thật. Còn em… Thì các bác cử em đấy: việc chính của em là hoạn lợn ạ, hoạn lợn cho cả hợp tác xã, có khi cả các xã bạn. Bác đã quên rồi à?
ÔNG NHA: Nhớ rồi cả huyện này không ai hoạn lậu khéo bằng ông Độp xã ta, hoạn lợn cho lợn cả vùng. Ông thường làm dưới trại à?
ÔNG ĐỘP: Không ạ em lang thang. Nhà nào gọi thì mình đến tận nhà. Loáng một cái là xong ngay!
ÔNG NHA: Bây giờ làm ăn mới rồi quy mô khoa học, bỏ cách làm việc tùy tiện ấy đi. Sẽ phân cho ông một gian sau ở khu kho cũ làm trụ sở. Đâu muốn họan phải mang lợn đến tận trụ sở.
ÔNG ĐỘP: Trụ sở? Trụ sở hoạn lợn ạ?
ÔNG NHA: (Với Văn Sửu) Có cái tên nào đẹp tai không nhỉ? Chứ “hoạn lợn” nghe nó cứ thô thiển làm sao ấy? Chú nghĩ dùm tôi!
VĂN SỬU: (suy nghĩ) Hoạn lợn… Hoạn lợn… Đúng rồi, gọi là Trung tâm Triệt sản(4) gia súc.
ÔNG NHA: Trung tâm Triệt sản gia súc, được đấy! (Với ông Độp) Ông sẽ được giữ cử làm Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc Hùng Tâm.
ÔNG ĐỘP: Triệt sản?
ÔNG NHA: Nghĩa là hoạn lợn đấy.
ÔNG ĐỘP: Vâng, vâng, em hiểu, triệt sản tức là hoạn! Nghe văn minh hơn hẳn: Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc Hùng Tâm. Đồng chí Bùi Văn Độp… Hay quá! (Với vợ) Có chữ nghĩa có khác. Hay quá u nó ạ!
[…]
(Mọi người huyên náo bàn bạc, cười nói.)
ÔNG ĐỘP: (Với vợ) Tôi bây giờ là Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản đấy nhá, không phải lão Độp hoạn lợn, bà đừng có xem thường. Mà bà cũng là Chủ nhiệm Trung tâm Chăn nuôi, ghê thật, thần tình thật, đổi mới có khác!
BÀ ĐỘP: Thi vẫn thế chứ cỏ gì mà khác. Đúng là dở hơi!
VĂN SỬU: Này bà kia, phát ngôn cho cẩn thận!ÔNG ĐỘP: Phát ngôn cho cẩn thận! Cứ toàn những kiểu người như bà thì đất nước bao giờ tiến lên được! (Với Sửu) Bao giờ thì em được nhận chức Chủ nhiệm cùng trụ sở ạ?
VĂN SỬU: Ngay ngày mai. Nhưng liệu đấy, bây giờ làm ăn phải tân tiến, khoa học. Trăm mắt người ta nhìn vào. Ngay cả ăn mặc cũng không được lôi thôi, lếch thếch như thế kia nữa. Phải ăn mặc sao cho ra mình là người làm khoa học, hiểu chưa?
ÔNG ĐỘP: Rõ ạ.
(Mọi người giải tán dần, chỉ còn ông Nha, anh Văn Siu và ông Thình.)
ÔNG NHA: (Với Sửu) Được đấy chứ, chú Sửu? Buổi lễ rất trang nghiêm và đầy khí thế. Nhờ có chú. Tôi có đầu óc, có ý chí cao, hoài bão lớn nhưng chữ nghĩa thì không có nhiều. Hồi bé, cha mẹ không cho minh học hành, sau này lại bận công tác, chạy như cờ lông công suốt, nhưng phải nói mình có chỉ tiến thủ.
VĂN SỬU: Vâng, gì chứ chỉ tiến thủ, đầu óc táo bạo, quy mô thì ai bị được với bác, em chỉ là thư kí giúp việc bác....
ÔNG NHA: Như Nguyễn Trãi phò Lê Lợi, chú lắm chữ nghĩa, giỏi. Riêng cái khoản đặt tên quan trọng lắm chứ! [...] Cũng như Cà Hạ đổi là Hùng Tâm vậy.
ÔNG THÀNH: Nhưng bác ạ, việc đổi tên xã, rồi kế hoạch đổi mới cách tân hợp tác xã ta thành Liên đoàn tổ hợp xã, em nghĩ là việc quan trọng, không biết trên tỉnh, trên huyện có tán thành không ạ?
ÔNG NHA: Tán thành chứ! Tôi đã báo cáo rồi. Nói thật với ông: Chú em rể tôi vừa trúng chủ tịch huyện, chú ấy nể tôi lắm. Huyện, tỉnh cũng rất cần có một nơi là điển hình đi đầu trong việc năng động bung ra, tiên tiến táo bạo. Họ sẽ ủng hộ ta. (Với Sửu) Khâu tuyên truyền tôi giao cho chú, cần nhất là khâu tuyên truyền, chú hiểu không? Thấm nhuần không?
VĂN SỬU: Thấm nhuần, quán triệt ạ.
ÔNG THỈNH: Bác ạ, còn việc của em, thủ thực là em chưa hiểu… chưa quán triệt lắm! Cái chức Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ kiêm Trưởng ban Ngoại vụ của em, em chưa hiểu rõ là làm những việc gì. Trước em làm Đội trưởng đội Sáu là đội làm những nghề phụ của xã: tết thảm bẹ ngô, đan sọt, làm phấn viết bảng cho học trò,…ÔNG NHA: Dẹp những việc manh mún đỏ lại. Giờ ông là Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ, ta đi vào công nghệ, trên đã có chủ trương cho bung ra, ta bung ra, sản xuất những thứ thu lợi nhuận kinh tế nhiều hơn cho xã. Tôi đã cân nhắc kĩ, đã tham khảo ý kiến nhiều chuyên gia trên huyện, trên tỉnh. Tôi đã lên cả Binh Đà là quê vợ của thằng em chồng con em gái của vợ thẳng em vợ tôi để tìm hiểu. Ông Thỉnh ạ, tôi đã quyết định rồi: không thảm bẹ ngô, không sọt, không phấn bảng học trò gì nữa, ta bung ra pháo.
ÔNG THÌNH: “Bung ra pháo” là thế nào ạ?
ÔNG NHA: Là thế: pháo! Ta chuyển sang sản xuất pháo, ông hiểu chưa?
ÔNG THÌNH: Như vậy là ta trồng cà pháo ạ?
ÔNG NHA: Sao ông lại tối dạ thế nhỉ? Trồng cà pháo là thế nào. Không phải cà pháo mà là pháo. Pháo nổ ấy. (Làm điệu bộ) Đoành đoành đoành!
ÔNG THÌNH: À, em hiểu, pháo Tết. [...]
ÔNG NHA: Từ hôm nay ông sẽ hiểu, đồng chí Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ Hùng Tâm ạ. Ngoài việc làm pháo, ông còn phụ trách ngoại vụ, nghĩa là ngoại giao, tiếp khách, giao thiệp. Việc này cũng rất quan trọng. Phải làm sao để toàn huyện, toàn tỉnh, toàn quốc biết tiếng chúng ta.
VĂN SỬU: Đúng! Phải có chí tiến thủ, phải có hoài bão lớn.
ÔNG NHA: Tôi tuy không được học hành nhiều nhưng tôi có đầu óc nhìn xa trông rộng. Tôi quyết cho hai đứa con tôi học hành đến nơi đến chốn. Cái Nhàn hiện đã tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp, được giữ lại viện nghiên cứu khoa học, nó sẽ trở thành một nhà khoa học, tôi giao cho nó nhiệm vụ phải trở thành một nhà khoa học có tên tuổi. [...] Không làm thì thôi, đã làm phải danh tiếng hơn người. Phải không chú Sửu?
VĂN SỬU: Dạ. Đúng ạ. Cô Nhàn thừa hưởng ở bác đầu óc táo bạo, thông minh. Nhất định cô ấy sẽ trở thành một nhà khoa học danh tiếng.
(Trích Đổi tên cho xã, Bệnh sĩ, Lưu Quang Vũ)
*Chú thích
(1) Dân, Chính, Đảng: Đại diện các đoàn thể nhân dân, cơ quan chính quyền, tổ chức Đảng.
(2) Thủ phủ: địa điểm (tập trung cơ quan đầu não chính trị, kinh tế, văn hóa, …) quan trọng nhất của một khu vực, một vùng.
(3) Cơ cấu: ờ đây chi cách tổ chức, sắp xếp các bộ phận trong một tổ chức, đoàn thể.
(4) Triệt sản: làm cho mất khả năng sinh sản.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Liệt kê ít nhất ba lời chỉ dẫn sân khấu và nêu tác dụng của các chỉ dẫn đó.Câu 2. Chỉ ra xung đột kịch được thể hiện trong đoạn trích.
Câu 3. Qua lời thoại và hành động của nhân vật, hãy làm rõ tính cách của Toàn Nha. Vì sao đây là một nhân vật hài kịch?
Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan điểm: “Không làm thì thôi, đã làm phải danh tiếng hơn người.” không? Vì sao?
Câu 5. Anh/chị nhận xét gì về lời phát biểu của ông chủ tịch xã Toàn Nha tại buổi họp đổi tên xã Cà Hạ thành Hùng Tâm?
0 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
267
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
### Câu 1: Liệt kê ít nhất ba lời chỉ dẫn sân khấu và nêu tác dụng của các chỉ dẫn đó.

1. **“Tiếng pháo nổ rầm rộ từ lúc đèn chưa sáng.”**
- **Tác dụng:** Tạo không khí trang trọng, kích thích sự chú ý của khán giả và làm tăng tính nghiêm túc cho buổi lễ.

2. **“(Tiếng trống tiếng vỗ tay lại dan lên)”**
- **Tác dụng:** Thể hiện sự hào hứng, phấn khởi của nhân dân về sự đổi mới, giúp khán giả cảm nhận được không khí đoàn kết và vui mừng của mọi người.

3. **“ÔNG NHA: (Với Văn Sửu) Có cái tên nào đẹp tai không nhỉ?”**
- **Tác dụng:** Giúp khán giả nhận ra sự quan tâm của nhân vật tới ý nghĩa tên gọi, đồng thời thể hiện tính chất hài hước của tình huống và cuộc sống hàng ngày của các nhân vật trong bối cảnh xã hội.

### Câu 2: Chỉ ra xung đột kịch được thể hiện trong đoạn trích.

Xung đột kịch trong đoạn trích thể hiện qua việc thảo luận về những thay đổi và cái tên mới của xã, từ "Cà Hạ" thành "Hùng Tâm". Tuy nhiên, một số nhân vật như ông Độp và ông Thình lại thể hiện sự bối rối trước những thay đổi này, đặc biệt là trong việc phân công công việc và tên gọi của các chức vụ. Điều này khơi gợi sự nghi ngờ và không hài lòng về các quyết định của ông Nha, từ đó tạo ra sự va chạm giữa những đổi mới và những thói quen cũ.

### Câu 3: Qua lời thoại và hành động của nhân vật, hãy làm rõ tính cách của Toàn Nha. Vì sao đây là một nhân vật hài kịch?

Toàn Nha là một nhân vật ồn ào, tự phụ và có phần ngạo mạn. Ông thể hiện rõ sự quyết đoán trong các quyết định mà không thực sự lắng nghe ý kiến của người khác. Câu nói: “Không làm thì thôi, đã làm phải danh tiếng hơn người” cho thấy ông luôn muốn làm cho xã nổi bật và nổi tiếng, dù điều đó đôi khi không thực tế.

Đây là một nhân vật hài kịch vì sự mâu thuẫn giữa tham vọng lớn lao nhưng thực tế lại không thật sự khả thi. Hành động và lời nói của ông ẩn chứa sự buồn cười, đặc biệt là khi ông quyết định đổi các chức danh một cách hài hước như “Trung tâm Triệt sản gia súc” thay vì “hoạn lợn”, điều này thể hiện sự kệch cỡm trong cái nhìn của xã hội về các chức vụ và công việc.

### Câu 4: Anh/chị có đồng ý với quan điểm: “Không làm thì thôi, đã làm phải danh tiếng hơn người.” không? Vì sao?

Tôi không hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Mặc dù việc mong muốn thành công và đạt được danh tiếng là một động lực tốt, nhưng việc chỉ chú trọng đến danh tiếng hơn kết quả thực sự và chất lượng công việc đôi khi có thể dẫn đến những quyết định sai lầm. Thành công bền vững cần được xây dựng trên nền tảng chất lượng, hiệu quả, và sự hợp tác. Hơn nữa, việc làm cho "danh tiếng" trở thành động lực chủ yếu có thể gây ra áp lực không cần thiết cho bản thân và những người xung quanh.

### Câu 5: Anh/chị nhận xét gì về lời phát biểu của ông chủ tịch xã Toàn Nha tại buổi họp đổi tên xã Cà Hạ thành Hùng Tâm?

Lời phát biểu của ông Toàn Nha thể hiện rõ tính cách của một nhà lãnh đạo tự tin, nhưng cũng cho thấy sự ngạo mạn và thiếu thực tế. Ông muốn thể hiện sự đổi mới, nâng cao vị thế xã nhưng lại không mấy quan tâm đến cảm xúc và ý kiến của người dân. Việc sử dụng từ ngữ mang tính "khoa học" để gọi các chức danh một cách hài hước như “Trung tâm Triệt sản gia súc” phản ánh một thực tế rằng ông có thể không chú ý đến sự nhạy cảm trong cách đặt tên và danh hiệu.

Dù lời phát biểu có vẻ mang tính tích cực, nhưng thực chất nó lại thể hiện cái tôi lớn của ông Nha, đồng thời cho thấy rằng ông chưa thực sự lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của cộng đồng xung quanh. Điều này có thể dẫn đến những xung đột và khó khăn trong quá trình thực hiện các quyết định của ông.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×