Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài ''Chùa hương'' của Nguyễn Nhược Pháp

Phân tích bài ''Chùa hương'' của Nguyễn Nhược Pháp
CẦN GẤP ẠAAA????❤️
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
294
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Chùa Hương" của Nguyễn Nhược Pháp là một tác phẩm nổi bật thể hiện tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của tác giả. Dưới đây là phân tích chi tiết về bài thơ này.

### 1. **Bối cảnh sáng tác**
"Chùa Hương" được sáng tác trong bối cảnh đất nước đang có nhiều biến động. Nguyễn Nhược Pháp, một nhà thơ, nhà văn tài năng trong văn học hiện đại Việt Nam, đã xây dựng tác phẩm này để thể hiện vẻ đẹp tự nhiên và tâm hồn của con người khi đối diện với cảnh sắc thiên nhiên, cũng như những suy tư về cuộc sống, tình yêu.

### 2. **Nội dung chính**
Bài thơ khắc họa cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của khu vực chùa Hương, một địa danh nổi tiếng ở Việt Nam. Tác giả đã thể hiện những hình ảnh thơ mộng, huyền ảo của chùa Hương, kết hợp với những suy tư, trăn trở về cuộc sống con người.

### 3. **Phân tích hình ảnh thiên nhiên**
Nguyễn Nhược Pháp sử dụng nhiều hình ảnh giàu chất thơ để miêu tả cảnh sắc nơi chùa Hương:
- **Cảnh vật phong phú**: Tác giả đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên với những cảnh đẹp như núi non, dòng suối, cây cối, hoa lá. Chúng tạo nên một không gian thanh tĩnh, thơ mộng và huyền ảo.
- **Sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên**: Qua các hình ảnh, tác giả muốn thể hiện sự giao thoa giữa con người và cảnh vật, giữa đời sống tinh thần và thiên nhiên.

### 4. **Tâm trạng và cảm xúc của tác giả**
Trong bài thơ, có thể thấy được tâm trạng của nhân vật trữ tình. Họ không chỉ đơn thuần là thưởng ngoạn cảnh đẹp mà còn là những cảm xúc sâu sắc về cuộc sống, về tình yêu và niềm khát khao tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn. Điều này thể hiện rõ qua các câu thơ mang tâm trạng lãng mạn, trăn trở.

### 5. **Ngôn ngữ và phong cách**
Nguyễn Nhược Pháp sử dụng ngôn ngữ tinh tế, giàu hình ảnh và cảm xúc. Từ ngữ được chọn lọc kĩ lưỡng, mang đậm màu sắc thơ ca, giúp cho bài thơ trở nên sống động và gần gũi với người đọc. Phong cách thơ của ông cũng rất nhẹ nhàng, bay bổng, nhưng cũng đầy suy tư.

### 6. **Ý nghĩa sâu sắc**
Bài thơ không chỉ đơn thuần là một bức tranh phong cảnh, mà còn phản ánh những tâm tư của con người trong cuộc sống. Nó gợi lên sự tôn vinh vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời là nguồn cảm hứng cho những suy tư về chính bản thân, về tình yêu và hạnh phúc.

### 7. **Kết luận**
"Chùa Hương" của Nguyễn Nhược Pháp là một tác phẩm đầy ấn tượng, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và tâm hồn con người. Qua bài thơ, tác giả không chỉ muốn ca ngợi vẻ đẹp kỳ diệu của quê hương, mà còn gửi gắm những suy tư sâu sắc về cuộc sống, tình yêu và lòng người. Đây là một tác phẩm không thể thiếu trong kho tàng văn học Việt Nam, đóng góp vào sự phong phú của nền thơ ca hiện đại.

Hy vọng rằng phân tích trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài thơ "Chùa Hương" của Nguyễn Nhược Pháp. Nếu cần thêm thông tin hay hỗ trợ gì khác, hãy cho mình biết!
1
1
Hồng Anh
25/10 22:18:35
+5đ tặng

Nhà nghiên cứu Phương Lựu khẳng định: “Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần”. Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm của người nghệ sĩ. Mỗi một nhà thơ khi nhìn ngắm cuộc sống sẽ có cách thức riêng để soi chiếu cuộc đời của mình vào trang viết. Có lẽ chính vì thế mà Nguyễn Nhược Pháp đã đưa người đọc vào một chuyến du xuân bằng cách thức rất riêng biệt trong tác phẩm “Chùa Hương”. Đọc bài thơ chúng ta thấy được nét đẹp rất riêng trong nội dung và hình thức nghệ thuật.

 

“Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm” (Voltaire). Thơ ca chỉ bật ra khi trong tim người nghệ sĩ đang rung lên những nhịp đập thổn thức, những điệu ngân sâu lắng của tâm hồn. Chính bởi vậy, mỗi vần thơ dù ngắn gọn nhưng lại có sức truyền tải lớn tới người đọc. Và có những bài thơ đã ra đời cách chúng ta nhiều năm tháng nhưng vẫn đủ sức ngân rung trong lòng mỗi con người. “Chùa Hương” viết vào tháng 8 năm 1934 khi phong trào thơ Mới đã có những bước đầu khởi sắc đặt nền móng cho một thời đại mới của thi ca. Tác phẩm với thể năm chữ ngắn gọn hàm súc, đậm chất trữ tình, tự sự, tác giả mượn lời của người con gái trẻ trung xinh đẹp đang tuổi yêu đời kể về những rung động đầu tiên của lứa đôi

Tình yêu là đề tài quen thuộc của thi ca. Xuân Diệu từng nói:

Làm sao sống được mà không yêu

Không nhớ không thương một kẻ nào

Bên cạnh những tiếng yêu nồng nàn cháy bỏng của Huy Cần, Hàn Mặc Tử, chúng ta thấy một Nguyễn Nhược Pháp nhẹ nhàng sâu lắng, kín đáo và ý nhị.  Ngay câu thơ mở đầu ta đã bắt gặp một cách viết rất chân tình

Hôm nay đi Chùa Hương,

Tất cả ở đây đều được nhìn qua đôi mắt của người kể chuyện: đấy là một cô gái “ngày xưa”, con nhà gia giáo và đang ở tuổi mới lớn. Nhân vật trữ tình xưng em ở đây là một cô thiếu nữ mười lăm tuổi, đang độ tuổi trăng rằm đẹp đẽ nhiều mơ ước, nhiều khát vọng. Nét đặc thù trước hết của bài thơ Chùa Hương chính là ở chỗ đây là một bài thơ kể chuyện, hay có thể gọi đây là một truyện thơ nho nhỏ. Bài thơ theo mạch cảm xúc của nhân vật từ buổi sáng sớm cùng thầy, me chuẩn bị đi trẩy hội chùa Hương, đến cuộc gặp gỡ với chàng văn nhân trên chuyến đò qua bến Đục. Câu chuyện nhẹ nhàng nhưng hàm ý bên trong lại là tình cảm của đôi trai gái mới chớm nở trong sáng, đẹp đẽ. Cô gái mang vẻ đẹp truyền thống, có sự giáo dục của mẹ cha, rất kín đáo, e ấp tình tứ. Từ sự quan sát của nhân vật, không gian thời gian của hành trình được mở ra. Mỗi cảnh tượng mỗi ngọn núi, dòng sông trong thơ chính là nền cho thay đổi trong tâm tư của con người. Có thể nói giọng điệu trữ tình ngọt ngào cùng cách kể chuyện nhẹ nhàng hấp dẫn, những chất liệu mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc đã đưa người đọc vào một miền không gian cổ tích xa xưa với lễ hội, đình đám của ông cha. Nhà thơ cho chúng ta cái nhìn nhân văn về tình cảm lứa đôi kín đáo ý nhị nhưng cũng rất mới mẻ, táo bạo

Ở những dùng đầu tiên nhân vật trữ tình trực tiếp xuất hiện  trên nền không gian của sớm mai khi mặt trời chưa ló dạng, cây cối còn đang chìm trong màn sương mờ huyền ảo

Hoa cỏ mờ hơi sương.

Cùng thầy me em dậy,

Em vấn đầu soi gương.

Mượn lời của người con gái trẻ trung, nhẹ nhàng, tình tứ để vừa nêu hoàn cảnh vừa khắc họa tâm trạng , tác giả đã giúp người đọc hình dung về hành trình đi chùa của cô gái với mẹ cha.

Dường như chuyến đi ấy không chỉ về nguồn , còn là thời điểm để cô gái được ngắm nhìn cuộc sống xung quanh. Sự háo hức vui tươi được thể hiện qua một loạt hành động được liệt kê: em dậy, em vấn đầu, soi gương. Đó là tâm trạng hồi hộp chờ mong là sự náo nức của tuổi xuân thì ngày đầu xuân đi hội.

Tác giả sử dụng nhịp thơ thay đổi linh hoạt 2/3; 3/2 nhằm khắc sâu ấn tượng về tâm trạng vui tươi của người con gái. Không chỉ có vậy, hình ảnh “ hoa cỏ mờ hơi sương”  còn gợi ra một bức tranh  bồng bềnh huyền ảo như vào cõi mơ.

Đến khổ thơ thứ 2 hàng loạt những hình ảnh xuất hiện:

Khăn nhỏ, đuôi gà cao,

Em đeo dải yếm đào;

Quần lĩnh, áo the mới,

Tay cầm nón quai thao.

Trang phục của cô gái được miêu tả chi tiết mang theo hơi thở của tuổi trẻ, nét đẹp của truyền thống dân tộc: khăn nhỏ, tóc đuôi gà, giải yếm đào, quần lĩnh, áo the ( mới) nón quai thao, đôi dép cong… Người đọc nhớ đến vẻ đẹp đoan trang thùy mị của người phụ nữ xưa trong những câu ca dao:

Một thương tóc bỏ đuôi gà

Hai thương ăn nói mặn mà có duyên.

Hay trong thơ của Nguyễn Bính chúng ta từng bắt gặp nét đẹp rất “chân quê”

Nào đâu cái yếm lụa sồi

Cái dây lưng dũi nhuộm hồi sang xuân

Nào đâu cái áo tứ thân

Cái khăn mỏ quạ cái quần nái đen”

Trang phục của người phụ nữ xưa kín đáo giản gị mà vẫn đẹp đẽ đầy duyên dáng. Nguyễn Nhược Pháp với nghệ thuật hiệp vần “ao” ấm tiết mở, hình ảnh gọi nhau dồn dập đâu chỉ miêu tả vẻ đẹp sức sống của cô gái đang xuân thì, còn phần nào cho thấy sự rạng rỡ tươi vui khi cô sửa soạn đi lễ chùa!

Me cười: “Thầy nó trông!

Chân đi đôi dép cong,

Con tôi xinh xinh quá!

Bao giờ cô lấy chồng?”

Điểm gặp gỡ giữa văn chương với những loại hình nghệ thuật khác đó là đều xây dựng lên những hình tượng nghệ thuật bởi chất liệu ngôn từ. Nhà thơ có sự đổi thay giọng điều và điểm nhìn để làm nổi bật vẻ đẹp nhân vật. Khổ thơ với những câu cảm thán xen lẫn câu hỏi của người mẹ. Mượn lời khen của người mẹ: con tôi xinh xinh quá tác giả tái hiện cô gái trẻ trung, yêu kiều. Lời ướm hỏi của mẹ cũng là lời khen ngợi, tự hào là tình yêu thương của đấng sinh thành dành cho người con ngoan ngoãn, xinh tươi.

Ở phần đầu của bài thơ, bằng âm điệu thơ nhẹ nhàng, hình ảnh trong sáng, tác giả nêu bật nét dịu dàng mềm mại trong lời nói của nhân vật trữ tình

– Em tuy mới mười lăm

Mà đã lắm người thăm

Nhờ mối mai đưa tiếng,

Khen tươi như trăng rằm.

 

Nhưng em chưa lấy ai,

Vì thầy bảo người mai

Rằng em còn bé lắm,

(Ý đợi người tài trai)

Nhịp điệu thơ đã có sự thay đổi từ 1/4 ; 2/3 , cô gái ngập ngừng , e thẹn khi mẹ cha nhắc đến chuyện cưới hỏi lấy chồng. Có thể thấy đây là người con gái được mẹ cha giữ gìn trong nếp gia đạo truyền thống, nên tình cảm của cô cũng rất ý tứ, tế nhị. Chúng ta nhớ đến câu thơ của Nguyễn Du khi miêu tả nàng Kiều

Phong lưu rất mực hồng quần

Xuân xanh sấp sỉ tới tuần cập kê

Êm đềm trướng phủ màn che

Tường đông ong bướm đi về mặc ai

Nguyễn Nhược Pháp khéo léo ví vẻ đẹp của cô gái với trăng rằm, đâu chỉ cho thấy tuổi mười lăm trẻ trung, đầy sức sống mà còn nhấn mạnh vẻ đẹp trong sáng của cô gái. Có lẽ cả mẹ cha và cô cũng đều mong mỏi có người tài hoa, xứng đáng đến hỏi cưới. Câu thơ với những dấu ngoặc đơn được sử dụng như một nốt nhấn cho tác phẩm, thể hiện một cách ý nhị suy nghĩ, mong mỏi và khát vọng về ý chung nhân của người con gái:

Thơ mới là sản phẩm của “khát vọng thành thật” (Hoài Thanh), đưa cái tôi cá nhân vào trung tâm của thơ ca, cho phép biểu đạt mọi cung bậc của cảm xúc và suy tưởng. Có lẽ chính vì thơ ca mang dấu ấn sáng tạo của người cầm bút, thể hiện bản ngã, cái tôi nên thơ Nguyễn Nhược Pháp cũng có lớp ngôn từ tươi mới, thoát khỏi những khuôn mẫu ước lệ trước đây. Cô gái bên cạnh vẻ đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc cũng táo bạo thể hiện cá tính cá nhân, bầy tỏ khát vọng, mong muốn về một tình yêu viên mãn, hạnh phúc.

Em đi cùng với me.

Me em ngồi cáng tre,

Thầy theo sau cưỡi ngựa,

Thắt lưng dài đỏ hoe.

 

Thầy me ra đi đò,

Thuyền mấp mênh bên bờ.

 

Em nhìn sông nước chảy…

Đưa cánh buồm lô nhô

Thiên ký sự cảu cô gái là những ấn tượng đẹp đẽ về không gian cảnh sắc chùa Hương. Cảnh tượng được miêu tả như một cõi yên bình, nên thơ. Hình ảnh của mẹ cha, bến đò, con thuyền, dòng nước được liệt kê trong đoạn thơ đều như phảng phất nét đẹp thoát tục, tĩnh tại của những con người thành tâm hướng phật. Đoạn thơ với những nhịp chậm, đặc biệt cách kết hợp chủ yếu là vần bằng của câu thơ:

Đưa cánh buồm lô nhô  giúp những tiếng thơ trở nêm êm ái nhịp nhàng như nhịp phù hợp với tâm trạng của người đang nhìn ngắm thiên nhiên và suy tư trăn trở

Mơ xa lại nghĩ gần,

Đời mấy kẻ tri âm?

Thơ mới không chỉ là sự nở rộ cái tôi cá nhân, cá thể mà còn đánh dấu sự bùng nổ ngôn từ trên con đường hiện đại hóa thơ ca. Đọc thơ Nguyễn Nhược Pháp ta thấy chất cổ điển kết hợp tinh tế với nét hiện đại. Người con gái liệu đã thoát khỏi cảnh :

Thân em như hạt mưa sa

Hay sống cam chịu tình duyên như

Một duyên hai nợ âu đành phận

Nhưng xã hội xưa truyền thống khuôn phép đã quá lâu đời vẫn là điều khiến cô gái trở nên e dè lo lắng. Tuổi 15 đẹp đẽ , trẻ trung nhưng tương lai của cô vẫn phụ thuộc vào thầy me, vào những thành kiến bấy lâu của xã hội đương thời. Có lẽ chính vì thế cảnh vật như nói hộ lòng người:

Thuyền nan vừa lẹ bước,

Em thấy một văn nhân.

 

Người đâu thanh lạ thường!

Tướng mạo trông phi thường.

Lưng cao dài, trán rộng.

Hỏi ai nhìn không thương?

Nhịp điệu thơ nhanh và dồn dập hơn thoát khỏi nhưng suy tư của cô gái về tương lai, đưa cô về với cuộc gặp gỡ thực tại. Chúng ta ai là không liên tưởng đến cuộc hạnh ngộ của nàng Kiều và chàng Kim ngày đầu tiên trong tiết thanh minh?

Người quốc sắc kẻ thiên tài

Tình trong như đã mặt ngoài còn e.

“Chùa Hương” cũng xấy dựng một tình huống gặp gỡ đẹp như vậy. Chàng trai được miêu tả qua đôi mắt long lanh đầy yêu thương của người con gái. Đoạn thơ với những câu cảm , câu hỏi đâu chỉ dành để miêu tả vẻ đẹp nho nhã văn nhân của người khách chung đò, còn cho thấy lòng ngưỡng mộ của cô gái với vẻ ngoài và tài năng của người quân tử. Câu hỏi tu từ nhấn mạnh vào ấn tượng ban đầu và tình cảm dường như đang hé nở trong lòng người con gái. Cũng giống như Thế Lữ từng nói

Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy.

 Ngàn năm chưa dễ đã ai quên

Từ sự gặp gỡ tình cờ này trong đáy mắt cô gái chỉ còn hình ảnh của chàng trai

Chàng ngồi bên me em,

Me hỏi chuyện làm quen:

“Thưa thầy đi chùa ạ?

Thuyền đông, giời ôi chen!”

 

Chàng thưa: “Vâng, thuyền đông!”

Rồi ngắm giời mênh mông,

Xa xa mờ núi biếc,

Phơn phớt áng mây hồng.

Hình thức khổ thơ như những lời thủ thỉ tâm tình mang tính tự sự cao. Chỉ có cô gái quan sát , lời thoại thuộc về me và người con trai. Dường như sự huyên náo nơi cảnh hội, sự đua chen trên chuyến đò cũng không khiến cô để tâm. Nguyễn Nhược Pháp dùng đại từ : chàng  để nói về người con trai, đó là cách gọi rất lãng mạn trữ tình, là những xao xuyến, e ấp đầu tiên người con gái hướng đến bóng hình cô cảm mến. Cuộc trò chuyện vu vơ, và hàng loạt những hình ảnh về thiên nhiên đồng loạt xuất hiện đủ để chúng ta hiểu sự xuất hiện của chàng trai khiến tâm trạng người con gái xốn xang, yêu đời và thích thú hơn với cảnh trời nước. Hàng loạt các tính từ, từ láy được liệt kê miêu tả cảnh thiên nhiên giàu chất thơ chất họa.

Dòng sông nước đục lờ.

Ngâm nga chàng đọc thơ.

Thầy khen: “Hay! Hay quá!”

Em nghe rồi ngẩn ngơ.

Những khổ thơ trên tình cảm của nhân vật trữ tình được thể hiện gián tiếp qua cảnh vật bên đường, chỉ đến đây tác giả sử dụng từ láy: ngẩn nhơ để trực tiếp thể hiện sự say mê, yêu thích của người con gái. Cũng cảnh vật đẹp đẽ của mùa xuân, cũng thiên nhiên bồng bềnh, thơ mộng nhưng dường như cô gái chỉ còn biết đến chàng trai vừa gặp gỡ. Sự ngẩn ngơ là giây phút tâm trí cô gái dường như bị che mờ, không còn chú tâm đến cảnh sắc ngoài kia nữa. Phải chăng có lần Xuân Diệu cũng đã nói đến cảm xúc của con người khi chớm yêu:

Xuân của đất trời nay mới đến;

Trong tôi, xuân đến đã lâu rồi:

Từ lúc yêu nhau, hoa nở mãi

Trong vườn thơm ngát của hồn tôi.

Đoạn trích nhỏ nhưng đã đem đến cho người đọc những dư vị ngọt ngào về một tình yêu đầu đời ý vị, thiết tha. Trước đó chúng ta đã gặp trong thơ Hồ Xuân Hương những vần thơ cá tính của người con gái tài trí thông minh

Người quen cõi Phật xen chân xoạc

Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm

Giọt nước hữu tình rơi thánh thót

Con thuyền vô trạo cúi lom khom

Hay những câu thơ tả cảnh động HƯơng tích của Phan Châu Chinh

Bầu trời, cảnh bụt,

Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay.

Kìa non non, nước nước, mây mây,

Đệ nhất động hỏi là đây có phải?

Còn Nguyễn Nhược Pháp mượn câu chuyện gặp gỡ, quen biết, vấn vương cảm mến để bầy tỏ  tình yêu đôi lứa với khát vọng tự do và mong muốn hạnh phúc bền lâu. Đặt điểm nhìn vào người con gái chỉ vừa trăng rằm, mỗi dòng thơ đều có cách cảm, cách nghĩ và lời ăn tiếng nói mang rõ dấu ấn và bộc lộ tính cách của nhân vật này. Đó là cái nhìn hồn nhiên, ngỡ ngàng của người lần đầu đi chơi xa mà lại ngắm nhìn một lễ hội rất lớn– hội chùa Hương. Người đọc, nhất là những thế hệ sau này, có cái thú là được sống lại, nói đúng hơn là được khám phá lại một cuộc sống đã lùi vào dĩ vãng, không chỉ về cảnh sắc, phong tục mà đến cả tâm lý, tâm hồn của lớp người xưa.

Những năm 32-45 Thơ Mới xuất hiện trở thành một thời đại trong thi ca. Thơ được giải phóng triệt để khỏi các phép tắc, thanh vận chặt chẽ của các thể loại thơ truyền thống, thơ tự do bắt đầu xuất hiện với số lượng các câu thơ không còn bị giới hạn. Đặc biệt, ngôn ngữ bình thường trong đời sống hàng ngày đã được nâng lên thành ngôn từ nghệ thuật trong thơ, không còn bị câu thúc bởi việc sử dụng các điển cố văn học. Khi đọc “Chùa Hương” với ngôn ngữ thơ phong phú, những hình ảnh bình dị, lời ăn tiếng nói thường ngày đưa vào trang viết đầy năng lượng và biến hóa trong từng khổ. Sau bao năm thơ ca trung đại sử dụng ngôn từ “như những viên gạch để lắp vào bộ khung cố định của luật thơ” (Trần Đình Sử) thì với Thơ mới, ngôn từ bùng nổ và trở nên phong phú, mới lạ hơn bao giờ hết. Vì vậy : Chùa Hương với những nét đẹp truyền thống hiện đại là minh chứng cho thấy sự chuyển mình của văn học dân tộc trong thời đại mới.

Ta đã từng bắt gặp trong thơ nhiều những trang viết về tình yêu nhưng để đẹp, tinh thế và lay động nhiều đến thế, “chùa Hương” đã đưa lại cho chúng ta ấn tượng riêng. Bài thơ với những lời tâm tình của cô gái trong  “thiên ký sự” là điểm nhấn đặc biệt mãi đọng lại trong tâm trí bạn đọc. Bài thơ lưu giữ lại nét truyền thống của dân tộc trong hình ảnh cô gái e ấp, duyên dáng đi lễ chùa. Đồng thời cho thấy nét cách tân táo bạo , thể hiện khao khát của con người hướng đến những tình cảm cá nhân chân thành, trong sáng, đáng được trân trọng. Tác phẩm là khúc ca đầy vương vấn, dư ba, ý thơ còn lan tỏa mãi trong lòng người đọc đặc biệt với lứa tuổi thanh xuân sắp có những rung động đầu đời thiết tha, rạo rực!

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
25/10 22:18:51
+4đ tặng

Giới thiệu chung

Bài thơ "Chùa Hương" của Nguyễn Nhược Pháp không chỉ là một bức tranh sinh động về lễ hội truyền thống mà còn là một câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng, lãng mạn. Tác phẩm đã khắc họa thành công khung cảnh thiên nhiên hữu tình, tâm lý nhân vật tinh tế và những cung bậc cảm xúc của tuổi trẻ.

Phân tích chi tiết

1. Bối cảnh và không gian:

  • Chùa Hương: Là một không gian linh thiêng, gắn liền với tín ngưỡng dân gian. Nơi đây được miêu tả qua những hình ảnh cụ thể như: núi non hùng vĩ, sông nước hữu tình, chùa chiền cổ kính.
  • Không khí lễ hội: Tác giả đã tái hiện một cách sinh động không khí tấp nập, náo nhiệt của lễ hội chùa Hương. Hình ảnh những đoàn người hành hương, tiếng khấn vái, tiếng cười nói tạo nên một bức tranh sống động về đời sống tâm linh của người dân.

2. Hình ảnh và ngôn ngữ:

  • Hình ảnh: Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh đẹp, giàu chất thơ như: "hoa cỏ mờ hơi sương", "đường mây đá cheo veo", "gấm thêu trần thạch nhũ"... Tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình, lung linh huyền ảo.
  • Ngôn ngữ: Ngôn ngữ trong bài thơ rất trong sáng, giản dị, gần gũi với đời sống. Tác giả sử dụng nhiều từ láy, thành ngữ, điệp ngữ tạo nên âm điệu nhịp nhàng, uyển chuyển.

3. Nhân vật:

  • Cô gái: Là nhân vật trung tâm của bài thơ. Cô gái được miêu tả với vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên, tuổi mới lớn. Tình cảm của cô vừa e ấp, vừa bồng bột, vừa mong manh.
  • Chàng trai: Là một chàng trai văn nhân, tài hoa, lãng mạn. Anh xuất hiện như một cơn gió mát lành, làm rung động trái tim cô gái.

4. Chủ đề:

  • Tình yêu đôi lứa: Đây là chủ đề chính của bài thơ. Tình yêu của cô gái và chàng trai được thể hiện một cách nhẹ nhàng, kín đáo nhưng sâu sắc.
  • Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người: Tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Nam qua những hình ảnh tươi đẹp về chùa Hương.
  • Lễ hội truyền thống: Bài thơ đã tái hiện một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt.

5. Nghệ thuật:

  • Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ... giúp cho bài thơ trở nên sinh động, hấp dẫn.
  • Kết cấu bài thơ: Dễ hiểu, mạch lạc, tạo nên một bức tranh toàn cảnh về lễ hội chùa Hương.
Ý nghĩa của bài thơ

Bài thơ "Chùa Hương" không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một bức tranh sinh động về đời sống tinh thần của người Việt. Tác phẩm đã gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc đẹp đẽ về tình yêu, về tuổi trẻ, về quê hương đất nước.

 

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×