LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài Cần cù, siêng năng

1 trả lời
Hỏi chi tiết
2.833
11
1
Phạm Minh Trí
01/08/2017 00:58:57
TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI CẦN CÙ, SIÊNG NĂNG
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Tìm từ ngữ miêu tả hình dáng, kích thước và đặc điểm của các sự vật trong tranh dưới đây (SGK/17)
Gợi ý:
- Căn nhà rộng cao lớn, đồ sộ
- Dòng sông tĩnh lặng như một bức tranh

2. Tìm hiểu về tính từ
a) Đọc truyện: “Cậu học sinh ở Ác-boa” (SGK/18)
b) Thực hiện yêu cầu nêu trong phiếu học tập.
Tìm và ghi vào chỗ trống các từ ngữ trong truyện trên miêu tả:
a) Tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i:
b) Màu sắc của sự vật:
- Những chiếc cầu:
- Mái tóc của thầy Rơ-nê:
c) Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật:
- Thị trấn:
- Vườn nho:
- Những ngôi nhà:
- Dòng sông:
- Da của thầy Rơ-nê:
c) Trong cụm từ di lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
d) Những từ em tìm được là tính từ. Vậy tính từ là gì?
Gợi ý:
b) Phiếu học tập:
a. Tính tình, tư chất của Lu-i: chăm chỉ, giỏi.
b. - Những chiếc cầu: trắng phau.
- Mái tóc của thầy Rơ-nê: ngả màu xám
c) - Thị trấn: nhỏ
- Vườn nho: con con
- Những ngôi nhà: nhỏ bé, cổ kính
- Dòng sông: hiền hòa
- Da của thầy Rơ-nê: nhăn nheo
c) Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ “đi lại”
d) Ghi nhớ trang 19

3. Tìm và ghi vào vở tính từ có trong các đoạn văn sau:
a) Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng. Ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của Cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
(Theo Võ Nguyên Giáp)
b) Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biến khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điếm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.
(Bùi Hiển)
Gợi ý:
a) gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
b) sớm, quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, ít, dài, thanh mảnh.

4. Luyện tập dùng tính từ:
- Mỗi bạn đặt một câu có dùng tính từ để nói về một người bạn hoặc người thân của mình.
- Mỗi bạn viết một câu nói về một sự vật quen thuộc với mình (cây cối, con vật, nhà cửa, đồ vật, sông núi...).
Gợi ý:
- Nam là một học sinh giỏi.
- Bầu trời xanh vời vợi.
- Cây đa đầu làng um tùm những cành và lá.
- Con gà cồ nhà em trông thật oai vệ.
- Căn nhà của bác Tâm rất xinh.
- Bố mua cho em chiếc bàn thật tiện lợi.
- Ngọn núi cao cheo leo, hiểm trở.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
2. Tìm hiểu cách viết đoạn mở bài trong bài văn kể chuyện: “Rùa và Thỏ” (SGK/20)
a) Tìm đoạn mở bài trong truyện Rùa và thồ.
b) Cách mở bài sau đây có gì khác với cách mở bài của truyện Rùa và thỏ?
Trong muôn loài, rùa vốn nối tiếng là chậm chạp, còn thỏ thì chạy nhanh như bay. Thế mà có một con rùa dám chạy thi với thỏ và thắng cả thỏ. Vì sao có chuyện ngược đời như vậy? Sau đây, em xin kể đầu đuôi câu chuyện ấy.
Gợi ý:
a) Đoạn mở bài:
"Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con Rùa đang cố sức tập chạy".
b) Cách mở bài sau không kể ngay vào sự việc, mở đầu câu chuyện mà nói chuyện muôn loài để dẫn vào câu chuyện định kể.

3. Đọc các đoạn mở bài sau và trả lời câu hỏi:
Mỗi đoạn mở bài dưới đây được viết theo cách nào?
a) Có một con rùa sông bên sông. Biết mình chậm chạp nên hôm nào cũng vậy, vừa sáng sớm tinh mơ, nó đã ra bờ sông tập chạy.
b) Xưa nay, người cậy tài cậy giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì. Ngược lại, sức có kém nhưng quyết tâm, nhẫn nại ắt thành công. Câu chuyện Rùa và thỏ chứng minh điều đó.
c) Đầu năm học vừa qua, lớp em có mấy bạn vì chủ quan, lười biếng nên kết quả học tập sút kém hẳn so với hồi lớp ba. Cô giáo bèn kẽ chuyện Rùa và thỏ để khuyên các bạn phải cố gắng, chăm chỉ. Câu chuyện này như sau:
d) Trong các loài thú, mấy ai chạy nhanh bằng bọn thỏ chúng tôi? Thây bóng chúng tôi trên đường đua thì hươu, nai còn phải kiêng dè, chưa nói gì đến bác trâu hay chị lợn. Thế mà có lần thỏ tôi phải ngậm đắng nuốt cay chịu thua anh chàng rùa nổi tiếng lù đù, chậm chạp. Câu chuyện ấy đã dạy cho tôi một bài học nhớ đời. Đầu đuôi thế này:
Gợi ý:
a) Mở bài trực tiếp
b) c) d) Mở bài gián tiếp

4. a) Viết đoạn mở bài theo cách gián tiếp cho bài văn kể câu chuyện Bàn chân kì diệu.
Gợi ý:
Ông bài xưa có câu "Khéo tay hay làm". Những người có đôi tay khéo léo thì làm việc gì cũng hay, cũng tốt. Thế còn đôi chân thì sao? Chân dùng để đi đứng, chạy nhảy. Có thể nào khiến đôi chân khéo như đôi tay được không? Thật là mộng tưởng! Vậy mà có đấy các bạn ạ. Đó là câu chuyện có thật hoàn toàn. Câu chuyện "Bàn chân kì diệu".

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Cùng người thân chơi trò chơi Tìm nhanh tính từ.
Một người nêu một từ ngữ chỉ sự vật, trạng thái. Người kia nói nhanh các tính từ có thể kết hợp được với từ ngữ đó. Ai tìm được nhiều tính từ sẽ thắng cuộc.
M: Ấm chén -> trắng tinh
Gợi ý:
Phòng học -> thoát mat; sân trường -> thoáng đãng; bạn bè -> thân thiết; ánh nắng -> chói chang; cơn mưa -> tầm tã; ngọn đồi -> thoai thoải; đồng lúa -> bát ngát; biển cả -> mênh mông.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tiếng Việt Lớp 4 mới nhất
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 4 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư