LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc đã nghe nói về lòng dũng cảm

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc đã nghe nói về lòng dũng cảm ( ngắn gọn thôi ạ ) 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
16
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
**Bài Văn Kể Về Lòng Dũng Cảm**

Một lần, trong một ngôi làng nhỏ có tên là Làng Cù, xảy ra một câu chuyện cảm động về lòng dũng cảm của một cậu bé tên là Nam. Làng Cù nằm cạnh một cánh rừng rậm, nơi đó có nhiều loài thú hoang dã. Một hôm, trong lúc mọi người đang tụ tập ở chợ, bỗng có tiếng kêu thất thanh vang lên từ hướng rừng sâu. Một con hổ lớn đã lạc vào làng, khiến mọi người hoảng sợ và chạy tán loạn.

Mọi người đều cố gắng tìm nơi trú ẩn, nhưng Nam, một cậu bé mới mười hai tuổi, lại quyết định ngược lại. Cậu nhớ rằng trong rừng có một loại thảo mộc quý mà mẹ cậu rất cần để chữa bệnh. Cậu biết nếu không có người dũng cảm đối đầu với con hổ, không ai có thể cứu lấy sự bình yên cho làng.

Nam chậm rãi tiến về phía rừng, trong lòng tràn đầy lo lắng nhưng cũng đầy quyết tâm. Cậu lấy hết can đảm, mang theo một chiếc gậy lớn và bắt đầu gào lên để thu hút sự chú ý của con hổ. Khi gặp con hổ, thay vì chạy trốn, cậu đã đứng vững, dùng gậy để đe dọa. Thần kinh căng thẳng, nhưng cậu không chùn bước. Cuối cùng, con hổ đã bị dọa chạy khỏi làng.

Khi trở về, mọi người đều ngỡ ngàng trước lòng dũng cảm của Nam. Cậu không chỉ cứu được cuộc sống của mình mà còn bảo vệ cả ngôi làng khỏi nguy hiểm. Từ đó, Nam trở thành người hùng trong lòng mọi người, minh chứng cho việc lòng dũng cảm có thể làm nên những điều kỳ diệu.

Câu chuyện về Nam nhắc nhở chúng ta rằng, đôi khi, sự dũng cảm không chỉ đến từ sức mạnh, mà còn là tinh thần vượt qua nỗi sợ hãi để bảo vệ những người mình yêu thương.
0
0
Hoàng Anh
hôm qua
+5đ tặng

Một câu chuyện về lòng dũng cảm mà mình đã đọc là câu chuyện về Kim Đồng, một cậu bé thiếu niên Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, là người dân tộc Nùng ở Cao Bằng. Dù tuổi còn nhỏ, cậu đã tham gia vào Đội Thiếu niên Tiền phong và trở thành người liên lạc cho cách mạng.

Một lần, Kim Đồng nhận nhiệm vụ chuyển tài liệu quan trọng qua một khu vực có lính Pháp đang đóng quân. Trên đường đi, cậu bị phát hiện. Thay vì sợ hãi bỏ chạy, Kim Đồng nhanh trí đánh lạc hướng địch bằng cách hô lớn để cảnh báo các đồng chí rút lui an toàn. Cuối cùng, cậu đã hy sinh khi mới chỉ 14 tuổi.

Tinh thần dũng cảm của Kim Đồng đã trở thành biểu tượng của lòng yêu nước và sự dũng cảm của thiếu niên Việt Nam, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
+4đ tặng

Bố em là một tay vợt có hạng của Công ti giấy Bãi Bằng. Hầu như năm nào đi thi đấu bóng bàn, bố cũng đoạt giải cao. Cách đây ba năm, bố được thưởng Huy chương Vàng và phần thưởng là chiếc bình cắm hoa bằng pha lê rất đẹp. Bố quý chiếc bình ấy lắm nên chỉ đem ra cắm hoa vào những dịp đặc biệt.

Chỉ còn vài hôm nữa là đến Tết Nguyên Đán. Bà nội em đi chợ mua lá gói bánh chưng. Vì bố mẹ em đi làm đến tận chiều hai mươi tám mới được nghỉ nên ông nội bảo em cùng ông dọn dẹp, trang trí bàn thờ. Em chuyển bộ đồ bằng đồng ra trước hiên để cho ông đánh bóng. Còn em nhận phần quét bụi và lau sạch những thứ bằng sứ như khay rượu, bình rượu, bát nhang, ấm chén...

Hai ông cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui vẻ, ông kể chuyện lúc ông còn nhỏ, chỉ mong mau đến Tết để được mặc quần áo mới và được tiền mừng tuổi. Tết ngày xưa vui lắm! Hội làng mở gần như suốt tháng Giêng với những trò chơi dân gian hấp dẫn như đánh đu, đấu vật, đua thuyền, thổi cơm thi, chọi trâu, đánh cờ người... Sau ngày hội, tình cảm họ hàng, làng nước; chan hòa, gắn bó hơn. Nghe giọng kể tha thiết của ông, em biết ông đang nhớ và nuối tiếc một thời êm đẹp đã qua.

Dưới tay ông, cặp hạc thờ, đôi chân nến, chiếc lư hương... dần dần sáng bóng trông như mới. Công việc của em cũng đã làm xong, ông nhắc em sắp xếp các thứ vào chỗ cũ và không quên dặn phải nhẹ nhàng, cẩn thận, đừng để đổ vỡ. Miệng em vâng dạ nhưng trong bụng lại nghĩ rằng ông coi cháu cứ như trẻ lên ba!

Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy nếu như em không nổi hứng nhấc chiếc bình pha lê lên mà gõ thử xem tiếng nó thế nào. Vừa gõ, em vừa hỏi ông: “Ông ơi, có phải tiếng thuỷ tinh thì đục, còn tiếng pha lê thì trong phải không?". Ông bảo là đúng như vậy. Em gõ thêm lần nữa rồi áp chiếc bình vào tai để nghe cho rõ. Bỗng chiếc bình tuột khỏi tay, rơi xuống đất vỡ tan. ông em giật mình thốt lên: “Thôi chết! Sao thế cháu?!”. Em sợ run người, lắp bắp “Cháu... cháu... ông ơi! Làm thế nào bây giờ hả ông?”, ông lắc đầu buồn bã: “Tiếc quá! Chiếc bình quý thế! Ông đã dặn cháu phải cẩn thận rồi mà!”. Em đứng chôn chân giữa những mảnh pha lê vương vãi trên nền nhà, đầu óc quay cuồng, chân tay luống cuống.

Có lẽ sợ quá hoá liều, em năn nỉ ông đừng nói với bố là em đánh vỡ, cứ đổ tội cho con mèo mướp là xong. Không ngờ, ông bảo: “Cháu làm ông thất vọng! Có lỗi mà không dám nhận là hèn nhát. Đổ lỗi cho người khác lại càng tệ hại hơn. Theo ông, tối nay bố về, cháu nên xin lỗi bố. Chắc là bố cháu sẽ tha lỗi. Chiếc bình quý thật đấy nhưng sự dũng cảm và trung thực còn đáng quý hơn nhiều, cháu ạ!”.

Em bật khóc trước lời khuyên chân thành ấy và thấm thía vô cùng! Chiều tối, sau bữa cơm, trước mặt mọi người trong gia đình, em đã khoanh tay, cúi đầu xin lỗi bố và chờ đợi cơn giận dữ của bố. Không ngờ, bố nói “Bố quý cái bình lắm vì nó là vật kỉ niệm; nhưng chuyện đã xảy ra rồi, tiếc cũng chẳng được. Bố mừng là con dám nhận lỗi. Bố tha thứ cho con. Lần sau, làm gì con cũng nên cẩn thận".

Sau sự việc ấy, em rút ra cho mình rất nhiều bài học bổ ích. Trong cuộc sống hằng ngày, chẳng ai có thể tránh được sơ suất lỗi lầm. Điều quan trọng là có đủ dũng cảm để nhận lỗi và sửa lỗi hay không. Em sẽ nhớ mãi lời dạy của ông về tính trung thực, một phẩm chất cơ bản của đạo làm người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư