Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của tác giả khi nghe âm thanh của tiếng tu hú trong đoạn thơ sau

Giúp mình câu 4 gấp lắm mai mình thi rồi
2 trả lời
Hỏi chi tiết
645
1
0
Hoàng Hà Chi
11/05/2019 20:33:34
1. Mở bài
Giới thiệu nhà thơ Tố Hữu và bài thơ “Khi con tu hú”:
+ Nhà thơ Tố Hữu là một nhà thơ của lí tưởng cộng sản, trong thơ của ông, hình ảnh của cách mạng của lí tưởng cộng sản luôn hiện hữu, gắn liền với mảnh đất quê hương Việt Nam cách mạng.
+ Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu chính là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất thể hiện cho phong cách thơ của người chiến sĩ cách mạng.
2. Thân bài
-Giới thiệu bốn câu thơ cuối bài thơ:
+ Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tiếng chim tu hú có tác động mạnh mẽ tới tâm hồn nhà thơ, nó báo hiệu mùa hè đến, mùa của sức sống thiên nhiên, tạo vật.
+ Tác giả đang trong cảnh lao tù cảm thấy càng ngột ngạt và tù túng, cô đơn, từ đó càng khao khát được tự do, tung hoành.
-Tâm trạng nhà thơ trong nhà tù:
+ Bài thơ “Khi con tu hú” được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh đang sống trong nhà tù, tưởng chừng như những bức tường kín mít xung quanh kia không thể ngăn cản nhà thơ lắng nghe và tưởng tượng về thế giới bên ngoài.
+ Khi hướng tâm hồn ra bên ngoài, nhà thơ mới thực sự bị đánh động vào trong tâm trạng của mình
-Cảm giác ngột ngạt, tù túng của nhà thơ: Tiếng chim ở ngoài không gian bao la kia càng thiết tha, sinh động thì càng khiến người tù càng cảm thấy bị tách biệt, ngột ngạt “muốn đập tan phòng”.
-Niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù:
+ Nhưng tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại khiến cho người tù cảm thấy ngột ngạt, bực bội, khó chịu và khó chấp nhận, chìm đắm vào sự đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù đày, giam cầm “chết uất thôi”.
+ Bên ngoài tiếng tu hú vẫn không ngừng vang lên, niềm uất hận trong lòng tác giả vẫn cứ thế kéo dài.
3. Kết bài
Nêu ý nghĩa của 4 câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú”: Như vậy, chỉ với bốn câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện một nguồn sống sôi sục của người tù cộng sản. Những câu thơ mang hình ảnh gần gũi, giả dị với cảm xúc thiết tha, sâu lắng đã để lại trong lòng người đọc một hình ảnh về người tù cộng sản Tố Hữu rất rõ nét.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Hoàng Hà Chi
11/05/2019 20:33:51
Nhà thơ Tố Hữu là một nhà thơ của lí tưởng cộng sản, trong thơ của ông, hình ảnh của cách mạng của lí tưởng cộng sản luôn hiện hữu, gắn liền với mảnh đất quê hương Việt Nam cách mạng. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu chính là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất thể hiện cho phong cách thơ của người chiến sĩ cách mạng.
Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tiếng chim tu hú có tác động mạnh mẽ tới tâm hồn nhà thơ, nó báo hiệu mùa hè đến, mùa của sức sống thiên nhiên, tạo vật. Khiến cho tác giả đang trong cảnh lao tù cảm thấy càng ngột ngạt và tù túng, cô đơn, từ đó càng khao khát được tự do, tung hoành. Và tâm trạng đó của người tù cộng sản được bộc lộ rõ nhất trong bốn câu thơ cuối:
“Ta nghe hè dậy bên lòng…
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”
Ở khổ thơ đầu bài thơ, là một bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và tràn đầy màu sắc, âm thanh. Chính trí tưởng tượng và trí nhớ cùng với tình yêu thiên nhiên, cuộc sống của Tố Hữu đã vẽ nên bức tranh đó với tất cả mọi thứ đều được tô đậm và đẩy lên mức cao nhất của rực rỡ. Đoạn thơ đã thể hiện tình yêu và lòng khao khát sâu sắc của nhà thơ đối với cuộc sống và thiên nhiên. Thế nhưng, mộng tưởng đẹp đẽ bao nhiêu thì thực tế đối với tác giả lại phũ phàng, cay nghiệt bấy nhiêu.
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!”
Bài thơ “Khi con tu hú” được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh đang sống trong nhà tù, tưởng chừng như những bức tường kín mít xung quanh kia không thể ngăn cản nhà thơ lắng nghe và tưởng tượng về thế giới bên ngoài. Thế nhưng khi hướng tâm hồn ra bên ngoài, nhà thơ mới thực sự bị đánh động vào trong tâm trạng của mình. Tiếng chim ở ngoài không gian bao la kia càng thiết tha, sinh động thì càng khiến người tù càng cảm thấy bị tách biệt, ngột ngạt “muốn đập tan phòng”.
“Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”
Có thể thấy, dù là mở đầu hay kết thúc bài thơ, tiếng chim tu hú vẫn mang biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của cuộc sống tự do đầy ám ảnh đối với người tù cộng sản. Tuy nhiên ở mỗi thời điểm, tâm trạng của người tù khi lắng nghe tiếng chim tu hú lại khác nhau, ở đầu bài thơ, khi nghe tiếng chim, người tù khao khát mãnh liệt về cuộc sống tự do, tung hoành ngang dọc. Nhưng tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại khiến cho người tù cảm thấy ngột ngạt, bực bội, khó chịu và khó chấp nhận, chìm đắm vào sự đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù đày, giam cầm “chết uất thôi”. Bên ngoài tiếng tu hú vẫn không ngừng vang lên, niềm uất hận trong lòng tác giả vẫn cứ thế kéo dài.
Như vậy, chỉ với bốn câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện một nguồn sống sôi sục của người tù cộng sản. Những câu thơ mang hình ảnh gần gũi, giản dị với cảm xúc thiết tha, sâu lắng đã để lại trong lòng người đọc một hình ảnh về người tù cộng sản Tố Hữu rất rõ nét.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k