Trong xã hội Việt Nam khi xưa, có vô vàn những nhà văn tài ba đã lưu truyền những tác phẩm hay bậc nhất cho đời sau. Nhưng, vào năm 1915 đã có một bậc thầy của truyện ngắn được sinh ra đời, ông là Nam Cao. Được mệnh danh là “bậc thầy của truyện ngắn Việt Nam”, ông luôn tập trung vào những đề tài của người nông dân, người trí thức nghèo khổ trong xã hội phong kiến và thực dân nửa phong kiến, như tác phẩm “Tư cách mõ” là một loại truyện ngắn dù được ra đời muộn nhưng Nam Cao chính nhờ tác phẩm này, đã khẳng định tài năng cũng như vị trí của mình trong lòng độc giả. Vì đây là một câu chuyện hiện thực đến đau lòng.
“Tư cách mõ” một câu chuyện được sáng tác vào năm 1943. Câu truyện phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam ngày xưa trước Cách mạng tháng Tám và Nam Cao - ông đã thể hiện rõ nét những bất công, áp bức, và sự tha hóa của con người. Được lấy bối cảnh quen thuộc tại làng quê Việt Nam, câu chuyện xoay quanh nhân vật anh cu Lộ, khi trước là một người nông dân hiền lành, chân chất, thật thà. Vì hoàn cảnh gia đình khốn khó, anh đã buộc nhận công việc làm mõ cho làng. Tuy nhiên, công việc ấy trong xã hội xưa bị người đời khinh miệt. Từ khi nhận công việc anh đã liên tục chịu nhiều áp lực, anh e dè, nhục nhã trước ánh nhìn miệt thị của dân làng. Theo thời gian, dưới bóng đen của xã hội đầy bí bách và ngột ngạt, con người hiền lành khi xưa dần tha hóa, biến chất, trở thành một “thằng mõ chính chuyên”. Vì bị xúc phạm nặng nề, giờ đây anh trở thành một tên tham lam, bẩn thỉu và ti tiện. Như nhà văn Nam Cao đã miêu tả: “Từ đấy, không những hắn đòi cổ to, lúc ăn hắn còn đòi xin thêm xôi, thêm thịt, thêm cơm nữa, không đem lên cho hắn thì tự hắn xông vào chỗ làm cổ mà xúc lấy. Ăn hết bao nhiêu thì hết, còn lại hắn gói đem về cho vợ con ăn, mà nếu vợ con ăn không hết, thì kho nấu để lại ăn hai, ba ngày…” Sự tha hóa của anh cu Lộ là một hiện tượng xã hội đáng buồn, đã phơi bày sự thối nát của xã hội thực dân nửa phong kiến, Nam Cao đã cho thấy giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
Tác phẩm “Tư cách mõ” không chỉ thể hiện qua những câu từ lột tả chân thật của bậc thầy Nam Cao, ông còn sâu sắc khi cho độc giả nhìn thấy những đặc điểm kể chuyện vô cùng đặc biệt. Ngôi kể là thứ không thể không nhắc đến. Nhà văn Nam Cao, ông đã tinh tế khi dùng ngôi kể là ngôi thứ ba. Là một ngôi kể thể hiện rõ cái nhìn công bằng trong câu chuyện. Nam Cao dùng ngôi kể này cho độc giả thấy “Tư cách mõ” là một tác phẩm miêu tả và đánh giá nhân vật một cách khách quan. Dù Nam Cao lột tả trần thuật ở mỗi câu chữ khi ông viết ra nhưng ngôi kể thứ ba giúp mọi thứ toàn diện và sinh động hơn trong hiện thực xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, từ những bất công và áp bức trong xã hội. Nam Cao rất tinh ý khi dùng ngôi kể thứ ba để dễ dàng miêu tả câu chuyện theo nhiều góc độ khác nhau. Ông đã tận dụng để miêu tả nhân vật một cách công tâm nhất giúp người đọc có thể nhìn nhận nhân vật một cách đa chiều, không phiến diện. “Những lời tiếng mỉa mai truyền từ người nọ đến người kia. Lộ thấy những bạn bè cứ lảng dần. Những người ít tuổi hơn, nói đến hắn, cũng gọi bằng thằng. Trong những cuộc hội họp, nếu hắn có vui miệng nói chõ vào một vài câu, nhiều người đã ra vẻ khinh khỉnh, không thèm bắt chuyện…” đoạn trích cho chúng ta thấy rõ hơn về ngôi thứ ba, người kể chuyện không trực tiếp bày tỏ quan điểm của mình, mà chỉ dùng miêu tả qua những gì xảy ra một cách khách quan, dễ dàng hình dung rõ ràng về cuộc sống của anh cu Lộ và những gì diễn ra xung quanh anh. Từ “Tư cách mõ” Nam Cao cho ta thấy ngôi kể thứ ba là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm “Tư cách mõ”.
Song song với ngôi kể trong tác phẩm, điểm nhìn là một đặc điểm kể chuyện rất thú vị. Khiến người xem hiểu hơn về tâm lí nhân vật trong mỗi hoàn cảnh khác nhau. Trong tác phẩm “Tư cách mõ’’, điểm nhìn xuất phát từ bên ngoài, nhưng có chuyển điểm nhìn vào bên trong. Có thể nói đây là điểm nhìn linh hoạt trong câu chuyện. Đôi khi sẽ có những điểm nhìn từ phía dân làng nhìn vào anh cu Lộ, riêng với điểm nhìn bên ngoài này, cho ta thấy ánh nhìn cay nghiệt của người dân giành cho anh, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tâm lí của những người dân làng và suy nghĩ áp bức mà anh cu Lộ phải chịu. Nhưng Nam Cao đôi lúc chú trọng vào điểm nhìn bên trong từ nhân vật chính – anh cu Lộ. Nhìn vào góc nhìn này, nhân vật chính cho người đọc hiểu rõ hơn về những suy nghĩ, tâm tư và hành động của mình. Đặc biệt, điểm nhìn này cho chúng ta cảm nhận được sự tha hóa của nhật vật một cách chân thực nhất có thể. Có lẽ, Nam Cao như đã sống cùng nhân vật Lộ, vì vậy ông một phần muốn độc giả của mình thấu hiểu và đồng cảm với những nỗi khổ mà anh cu Lộ gánh chịu trong xã hội phong kiến ngày xưa. Bậc thầy truyện ngắn, ông dùng ngôi kể thứ ba dễ dàng đi ngược về quá khứ, rồi trở lại hiện tại giúp tác phẩm có điểm nhìn linh hoạt. Vì là điểm nhìn của nhân vật trong tác phẩm nên thể được rất rõ về tâm lý cũng như quan điểm của nhân vật một cách rất sinh động. Và Nam Cao, ông rất thông minh khi chọn điểm nhìn linh hoạt này, giúp tác phẩm “Tư cách mõ” có chiều sâu và sức hấp dẫn hơn gấp bội. Từ đó, những người độc giả có thể hiểu rõ hơn về nội dung và tư tưởng của tác phẩm mà không cần áp đặt vào một góc nhìn nào.
Nam Cao thông qua tác phẩm này, ông tố cáo xã hội đầy ngang trái, một xã hội đầy sự châm biếm. Ông dùng ngôi thứ ba miêu tả sự tha hóa của nhân vật, dùng điểm nhìn thể hiện tâm lý tình cảm và quan điểm của nhân vật này. Hai thủ pháp nghệ thuật hiệu quả mà Nam Cao đã sử dụng trong tác phẩm, giúp cho từng mạch truyện rất liên kết, cũng như cách tự sự của nhà văn Nam Cao khiến câu chuyện rất thực tế, khi con người bị dồn vào bước đường cùng, sống trong xã hội đen tối, họ sẽ dễ dàng đánh mất đi cái lương thiện và bản chất ban đầu.
Một nhà văn học, mài dũa văn chữ, viết ra đều nói lên cuộc sống khốn khổ của người dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Tạo ra những tác phẩm đóng đinh như “Tư cách mõ”, nhà văn Nam Cao thực sự là một bậc thầy xuất sắc. Tác phẩm như một tiếng chuông cảnh tỉnh cho một xã hội phong kiến thối nát ngày xưa, được Nam Cao phản ánh chân thực cái nghèo khổ và sự tha hóa qua ngôi kể. Và linh hoạt khi thay đổi điểm nhìn khiến độc giả càng đọc càng cảm thông với nỗi khổ mà nhân vật chính trải qua. “Tư cách mõ” cho chúng ta một bài học về ý thức giữ gìn phẩm giá của một con người, cần tranh chống lại những áp bức và cần phải có niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của con người.