LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xác định phương tiện liên kết giữa các vế trong các câu ghép dưới đây. Nêu tác dụng của việc lựa chọn phương tiện liên kết này. a. Các quốc gia giàu nhất chịu trách nhiệm nhiều nhất về khủng hoảng khí hậu, nhưng các quốc gia nghèo nhất, các dân tộc, cộng đồng dễ bị tổn hại lại phải nhận những tác động trước nhất và tồi tệ nhất. (An-tô-ni-ô Gu-tê-rét, Bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu) b. Nhưng dù cho tai hoạ có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không ...

Xác định phương tiện liên kết giữa các vế trong các câu ghép dưới đây. Nêu tác dụng của việc lựa chọn phương tiện liên kết này.

a. Các quốc gia giàu nhất chịu trách nhiệm nhiều nhất về khủng hoảng khí hậu, nhưng các quốc gia nghèo nhất, các dân tộc, cộng đồng dễ bị tổn hại lại phải nhận những tác động trước nhất và tồi tệ nhất.

(An-tô-ni-ô Gu-tê-rét, Bài phát biểu của

Tổng Thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu)

b. Nhưng dù cho tai hoạ có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.

(G.G. Mác-két, Đấu tranh cho một thế giới hoà bình)

c. Tuy vầng trăng đầy đặn, nhưng bầu trời vẫn bị lớp mây mỏng che phủ, cho nên không được sáng tỏ cho lắm.

(Chu Tự Thanh, Trăng sáng trên đầm sen)

1 trả lời
Hỏi chi tiết
1
0
0
Bạch Tuyết
15/11 11:36:41

a. Phương tiện liên kết giữa các vế trong câu ghép là kết từ “nhưng”. Tác dụng: Biểu thị quan hệ tương phản. Điều sắp nêu ra ở vế sau (các quốc gia nghèo nhất, các dân tộc, cộng đồng dễ bị tổn hại lại phải nhận những tác động trước nhất và tồi tệ nhất) tương phản với điều được gợi ra ở vế trước (Các quốc gia giàu nhất chịu trách nhiệm nhiều nhất về khủng hoảng khí hậu).

b. Phương tiện liên kết giữa các vế trong câu ghép là cặp kết từ “dù cho thì ...” biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả. Vế câu biểu thị nội dung giả thiết là “tai hoạ có xảy ra”, vế câu biểu thị nội dung kết quả là “sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích”.

c. Phương tiện liên kết giữa các vế trong câu ghép:

- Cặp kết từ “tuy ... nhưng ...”: Biểu thị quan hệ tương phản.

- Kết từ “cho nên” (có thể xem là cặp kết từ “vì ... nên” đã bị lược bớt kết từ “vì”): Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả (vì) bầu trời vẫn bị lớp mây mỏng che phủ, cho nên không được sáng tỏ cho lắm).

Lưu ý: Đây là loại câu ghép có nhiều tầng bậc. Cấu trúc của câu ghép này có thể được mô hình hoá như sau: Tuy A nhưng B (B có cấu tạo: (Vì) B1, cho nên B2).

A: vầng trăng đầy đặn

B: bầu trời vẫn bị lớp mây mỏng che phủ, cho nên không được sáng tỏ cho lắm. 

B1: bầu trời vẫn bị lớp mây mỏng che phủ

B2: không được sáng tỏ cho lắm (CN trong cụm chủ ngữ – vị ngữ này bị rút gọn)

Tuy vầng trăng (CN 1) / đầy đặn (VN 1), nhưng (vì) bầu trời (CN 2) / vẫn bị lớp mây mỏng che phủ (VN 2), cho nên không được sáng tỏ cho lắm (VN3). 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư