LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài thơ "Không có gì tự đến đâu con" của Nguyễn Đăng Tấn

Phân tích bài thơ Không có gì tự đến đâu còn của Nguyễn Đăng Tấn 
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
17
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Không có gì tự đến đâu con" của tác giả Nguyễn Đăng Tấn là một tác phẩm mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện quan niệm về cuộc sống, sự nỗ lực và bài học quý giá dành cho thế hệ trẻ. Dưới đây là một phân tích chi tiết về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

### Nội dung bài thơ

1. **Chủ đề nỗ lực và cố gắng**:
- Tác giả nhấn mạnh rằng mọi thành quả trong cuộc sống đều cần phải trải qua quá trình phấn đấu, rèn luyện. Không có gì tự nhiên đến với chúng ta mà không cần nỗ lực. Lời thơ khẳng định rằng sự thành công đòi hỏi sự đầu tư công sức, thời gian và kiên trì.

2. **Giá trị của lao động**:
- Qua bài thơ, Nguyễn Đăng Tấn gửi gắm thông điệp về giá trị lao động và sự gắn bó giữa con người với thành quả lao động của mình. Hình ảnh lao động được diễn tả một cách chân thực, cho thấy sự cần mẫn và chăm chỉ là chìa khóa để mở ra cánh cửa ước mơ.

3. **Bài học cuộc sống**:
- Tác giả dùng ngôn từ giản dị nhưng sâu sắc để truyền tải những bài học quan trọng trong cuộc sống. Đó là sự nhắc nhở con cái cần có trách nhiệm với bản thân, với những gì mình muốn đạt được. Những khó khăn, thử thách chính là cơ hội để rèn luyện và phát triển.

### Nghệ thuật

1. **Ngôn ngữ giản dị**:
- Ngôn từ trong bài thơ dễ hiểu, gần gũi, phù hợp với độc giả ở nhiều lứa tuổi. Điều này giúp giới trẻ dễ dàng tiếp thu và lĩnh hội những thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.

2. **Hình ảnh và biểu tượng**:
- Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh và biểu tượng gần gũi, dễ liên tưởng, làm tăng tính mỹ cảm và giá trị biểu cảm. Những hình ảnh này khắc họa rõ nét quá trình nỗ lực của con người trong cuộc sống.

3. **Nhịp điệu và âm điệu**:
- Nhịp điệu trong bài thơ không quá gấp gáp mà nhẹ nhàng, mang lại cảm giác bình yên nhưng vẫn đầy truyền cảm. Âm điệu của bài thơ ấm áp, như một lời dặn dò ân cần từ cha mẹ dành cho con cái.

### Kết luận

Bài thơ "Không có gì tự đến đâu con" của Nguyễn Đăng Tấn không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một bài học quý giá về nỗ lực, lao động và trách nhiệm trong cuộc sống. Tác giả đã khéo léo kết hợp giữa nội dung sâu sắc và hình thức nghệ thuật hấp dẫn, tạo nên một tác phẩm đầy ý nghĩa và giá trị nhân văn cao cả. Qua đó, bài thơ hướng đến việc khơi dậy tinh thần phấn đấu và khát vọng vươn lên trong mỗi cá nhân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
1
0
Little Wolf
4 giờ trước
+5đ tặng

Bài thơ “Không có gì tự đến đâu con”, được nhà thơ Nguyễn Đăng Tấn viết tặng con là Nguyễn Đăng Tiến vào khoảng năm 1995, khi Tiến đang học lớp 3. Bài thơ được in trong tập thơ “Lời ru Vầng trăng”, xuất bản năm 2000. Những lời thơ thắm đượm tình phụ tử sâu nặng đã khái quát nên những bài học minh triết về cuộc sống làm xúc động lòng người.

Thơ của Nguyễn Đăng Tấn thường là những dòng cảm xúc chân thành về những gì diễn ra trong đời sống thường ngày. Gia đình là chiếc nôi, nơi bồi dưỡng nhân cách, đạo đức cho đứa con trước tiên. Bởi vậy, khuyên dạy con trai, ông như người đi trước tâm sự với người đi sau những bước đi trên con đường đời vốn lắm đèo dốc và thác ghềnh ở thời điểm đứa con bước đầu biết cảm nhận về cuộc sống. Mở đầu là những câu:

“Không có gì tự đến đâu con.

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa

Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.

Mùa bội thu phải một nắng hai sương”.

Câu thơ đầu nhắc lại nhan đề của bài, điệp ngữ “Không có gì tự đến” xuất hiện nhiều lần ở đầu các khổ thơ, nhấn mạnh và khắc sâu tư tưởng xuyên suốt toàn bài. Mọi việc trên đời đều có nhân quả, lý do riêng của nó.

Những câu thơ tiếp là các dẫn chứng minh họa, cũng là lời nhận xét khách quan về quy luật cuộc sống.

Tác giả dùng lối diễn đạt điệp cấu trúc câu, mỗi câu thơ đậm tính triết lý đều gồm hai vế. Vế trước là kết quả, mục đích, vế sau là nguyên nhân. Dù là thiên nhiên hay con người, một khi hướng tới mục tiêu đạt được: Quả muốn ngọt, hoa sẽ thơm, mùa bội thu đều phải có sự trả giá. Còn vế sau là cách thức, phương tiện đạt tới. Cây có tích nhựa đủ mới tạo nên quả ngọt. Hoa có trải qua “nắng lửa” mới có được hương thơm. Để có mùa màng bội thu, con người phải trải qua vất vả nhiều ngày một nắng hai sương.

Quy luật tất yếu đó ở đời không phải ai cũng hiểu. Để thành công, dẫu chỉ là công việc bình thường, con người cũng phải đánh đổi bằng sức lao động và nỗ lực của bản thân: “Phải bằng cả bàn tay và nghị lực”, chăm chỉ cần cù như kiến tha mồi mới dần xây được tổ, ong hút nhụy từ nhiều hoa mới làm nên mật.

Trong bài, tác giả so sánh: “Như con chim suốt ngày chọn hạt” để tích tiểu thành đại, góp nhỏ thành lớn. Phép so sánh giàu gợi hình, gợi cảm này nhằm cụ thể hóa ý nghĩa sự cần mẫn, tỉ mỉ của loài chim. Từ đó, người cha khuyên con trai cũng phải có sự chăm chỉ, kiên trì như vậy mới đạt thành quả.

Bên cạnh đó, nghệ thuật nhân hóa chứng tỏ nhà thơ có cách nhìn đa chiều “Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ”. Cuộc sống vốn bao dung nhưng cũng đầy thử thách, đúng như ông cha xưa từng dạy: “Có làm thì mới có ăn/Không dưng ai dễ mang phần đến cho”.

Đứa con độ tuổi còn thơ trẻ, hồn nhiên, chưa hiểu được điều ấy, có lúc còn ham chơi. Bổn phận người làm cha mẹ phải biết linh hoạt cương nhu trong uốn nắn, dạy bảo con:

“Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi

Có roi vọt khi con hư và có lỗi”.

Sự nghiêm khắc và mềm mỏng hợp lý của cha mẹ khiến người con dần lớn khôn. Khổ thơ áp cuối người cha vạch rõ con đường phía trước của con “dài rộng biết bao nhiêu...”, điều quan trọng là con phải biết “giữ cây vươn thẳng”, tự giác và nghiêm khắc với bản thân. Cuộc sống vốn không dễ dàng:

“Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,

Chỉ có con mới nâng nổi chính mình”.

Hai câu thơ vừa là lời dạy, vừa là cha giao trách nhiệm cho con: Không ai có thể sống thay con, chỉ có con mới quyết định được tương lai cuộc đời của mình. Khổ thơ kết chốt lại cô đọng chỉ bằng một dòng gồm hai câu thơ ngắn, dạng câu đặc biệt, người cha muốn con hãy khắc cốt ghi tâm: “Chẳng có gì tự đến... Hãy đinh ninh”. Lời răn dạy đó nhẹ nhàng mà vô cùng sâu sắc.

Theo nhà thơ, nền tảng gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc dạy dỗ để hình thành nhân cách con cái. Những bài thơ ông viết cho con, cũng là để viết cho chính mình, tự khuyên mình.

Tính đến nay, gần ba mươi năm đã đi qua kể từ khi bài thơ ra đời nhưng lời khuyên của nhà thơ vẫn còn những giá trị sâu sắc. Nhà thơ đã nói hộ bao người làm cha lời dạy chí tình, chí nghĩa rất hữu ích với các con của mình, với lớp trẻ hôm nay và cả mai sau.


 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hồng Anh
4 giờ trước
+4đ tặng
“Khi giọt mưa mùa xuân rơi ở đâu đó
Thì trên đồng xào xạc cỏ và hoa
Khi nước mắt rơi từ thi sĩ
Thì những lời chân chính được sinh ra”.

Nhà thơ Raxun Gamzatop bằng trải nghiệm sáng tạo nghệ thuật đã đúc kết nên những vần thơ ấy. Quả thật, mỗi tác phẩm nghệ thuật muốn có “những lời chân chính” thì nhà văn, nhà thơ phải “Xin dâng máu này đang tươi/Này đây tiếng nói giọng cười thiết tha”. “Không có gì tự đến đâu con” của Nguyễn Đăng Tấn được viết ra từ tình cảm như thế. Bởi vậy mà bài thơ chứa đầy những lời lắng đọng, tha thiết. 

Nguyễn Đăng Tấn là một nhà thơ lớn của Việt Nam. Thơ ông thường là những dòng cảm xúc chân thành về những gì diễn ra trong đời sống thường ngày. Bài thơ xuất phát từ sâu thẳm trái tim nhà thơ viết năm 1995 dành tặng cho cậu con trai khi ấy đang học lớp 3. Bài thơ rút ra từ tập “Lời ru Vầng trăng”, chứa đựng những lời thơ thắm đượm tình phụ tử sâu nặng.

Gia đình là nền tảng, là cái nôi nuôi dưỡng con người lớn lên. Bởi vậy, bảo ban con trai, ông như người đồng hành, người đi trước truyền lại những bài học trên con đường vốn ghập ghềnh chông gai. Bài thơ bắt đầu bằng những lời thơ nhẹ nhàng mà sâu lắng:


“Không có gì tự đến đâu con.
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.
Mùa bội thu phải một nắng hai sương.”


Câu thơ đầu tiên điệp ngữ lại nhan đề của toàn bài, hơn thế, “không có gì tự đến đâu con” còn xuất hiện ở đầu các khổ thơ nhằm nhấn mạnh và khắc sâu tư tưởng xuyên suốt toàn bài. Không có gì là tự nhiên xảy ra, mọi việc trên đời đều có nhân- quả của riêng nó. Dù là thiên nhiên hay con người, muốn hướng đến thành công đều phải trải qua vô bàn khó khăn, thử thách. Cây có tích đủ nhựa mới tạo nên quả ngọt. Hoa có thơm ngát cũng phải trải qua “nắng lửa”. Cả con người cũng vậy, muốn mùa màng bội thu phải “một nắng hai sương”, vất vả, lam lũ mới gặt được trái ngọt. Tác giả sử dụng biện pháp điệp cấu trúc, mỗi một câu thơ đều có hai vế. Vế trước là kết quả, mục đích con người hướng tới, vế sau là nguyên nhân, là điều kiện cần có để đạt được.


Quy luật tất yếu ấy không phải ai cũng hiểu. Cũng như:

“Không có gì tự đến dẫu bình thường
Phải bằng cả bàn tay và nghị lực”


Dù cho là những công việc bình thường nhất, muốn thành công, con người ta cũng phải trải qua vô vàn những khó khăn, phải đánh đổi bằng sức lao động và nỗ lực của bản thân. Khi nhìn những người xung quanh và ao ước có một cuộc sống dễ dàng giống họ, nhưng cuộc sống thuận lợi như thế không phải dùng phương thức nhẹ nhàng mà có được. Bởi mới nói “Trên con đường bước tới thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”, chăm chỉ cần cù như kiến tha mồi lâu ngày mới dần dần xây được tổ. Hay:


“Như con chim suốt ngày chọn hạt
Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.”

Nhà thơ đã ví von so sánh với hình ảnh những chú chim cần mẫn, tỉ mỉ chọn hạt. Từ đó, dành lời khuyên đến người con trai cũng phải chăm chỉ và kiên trì như vậy mới đạt được thành quả. Phép tu từ so sánh giàu gợi hình, gợi cảm mà ý nghĩa biết bao nhiêu! Bên cạnh đó, nghệ thuật nhân hoá cũng cho thấy cái nhìn đa chiều của Nguyễn Đăng Tấn: ’Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ’. Cuộc sống vốn bao dung, vị tha nhưng cũng đầy những khó khăn, thử thách, không có con đường đi lên nào là dễ dàng cả, máy bay chỉ có thể cất cánh khi chống lại gió, không phải thuận theo nó.

Phân tích bài thơ "Không có gì tự đến đâu con" của Nguyễn Đăng Tấn
Rồi với những đứa con thơ, còn hồn nhiên, tinh nghịch, ham chơi, cha mẹ luôn nhẫn nại, linh hoạt cương nhu trong uốn nắn, dạy bảo con:


“Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi
Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi
Có roi vọt khi con hư và có lỗi
Thương yêu con đâu có nghĩa là nuông chiều”


Quả thật, đúng như nhà thơ Pháp Andre Chanier khẳng định: “Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ.” Chính từ tình yêu thương dành cho người con trai của mình mà tác giả mới viết lên được những vần thơ rung động lòng người đến thế. Sự nghiêm khắc và mềm mỏng trong dạy dỗ của cha mẹ khiến những người con dần lớn khôn. Ông cha ta có câu:


“Thương cho roi cho vọt
Ghét cho ngọt cho bùi”

Vì muốn con lên người nên cha mẹ mới nghiêm khắc dạy bảo, chứ ai mà chẳng muốn nói những lời dịu ngọt với người thân yêu. Tấm lòng của cha mẹ bao la biết bao nhiêu, phận làm con sao hiểu hết được!


“Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu…
Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,
Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,
Chỉ có con mới nâng nổi chính mình “


Bằng tất cả tình yêu thương, người cha nhắn nhủ đến đứa con thân yêu của mình: Khi con khôn lớn đủ lông đủ cánh, con đường phía trước của con ”dài rộng biết bao nhiêu”, điều quan trọng là phải biết “giữ cây vươn thẳng”, luôn hướng đến tương lai phía trước, tự giác, nghiêm khắc với bản thân để không đầu hàng trước khó khăn. Hai câu thơ vừa là lời răn dạy, vừa là trách nhiệm người cha giao cho con: Cuộc sống vốn không dễ dàng, không ai có thể sống thay cuộc đời con, chỉ có con mới quyết định được tương lai của mình.


Quả thật rằng: “Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn, do đó không giản đơn mà cũng không thần bí, thiêng liêng…” Khổ thơ cuối có cấu trúc đặc biệt, cô đọng chỉ với hai câu thơ ngắn, thật đặc biệt:

“Chẳng có gì tự đến... Hãy đinh ninh"

Lời răn dạy nhẹ nhàng mà sâu sắc làm sao! “Có làm thì mới có ăn/Không dưng ai dễ mang phần đến cho”. Vì vậy, hãy tự thân hành động để đạt được mong muốn, trải qua bao cay đắng ắt sẽ có ngày thành công. Đây cũng chính là bài học và ý nghĩa Nguyễn Đăng Tấn gửi đến độc giả.

“Thơ ca là âm nhạc tâm hồn nhất là những tâm hồn cao cả” . Thơ bật ra khi trong tim người nghệ sĩ rung lên những nhịp đập thổn thức, ngân lên những điệu ngân trong tâm hồn. Chính vì vậy những vần thơ tuy vô cùng ngắn ngủi nhưng lại có sức lan tỏa lớn đến với người đọc. Có  những bài thơ ra đời cách đây hàng chục, hàng trăm năm nhưng vẫn còn làm thổn thức trái tim bạn đọc bao thế hệ và tôi tin “Không có gì tự đến đâu con” là một bài thơ như thế!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư