Trong các trường hợp sau, người viết có sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp không? Vì sao?
a. Tuổi trẻ thời @ phải nổi loạn hơn hơn một tí, độc, dị, quậy, chảnh sẽ giúp cuộc sống ngạc nhiên, thú vị hơn, cần gì hot girl, hot boy sống ảo tưởng trên Facebook.
(Hoàn cảnh giao tiếp: Bài làm môn Ngữ văn của học sinh trong một kì thi, kiểu văn bản nghị luận xã hội)
b. Kính thưa ngài Tổng thư kí,
Muốn có giáo dục thì cần phải có hoà bình. Còn biết bao nhiêu nơi nữa trên thế giới này, nhất là ở Pa-kít-xtan và Áp-ga-nít-xtan, trẻ em vẫn không được đến trường vì khủng bố, chiến tranh và xung đột. Chúng tôi đã thật sự mệt mỏi vì những cuộc chiến này. Ở nhiều nơi trên thế giới, dưới nhiều hình thức khác nhau, phụ nữ và trẻ em vẫn phải đang chịu đựng bao khốn khổ.
(Ma-la-la Diu-sa-phdai, Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới)
(Hoàn cảnh giao tiếp: Diễn văn trước Đại hội đồng Giới trẻ Liên hợp quốc, ngày 12/7/2013)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Ngôn ngữ được sử dụng trong bài làm văn chưa phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (một kì thi) vì người viết đã sử dụng tiếng lóng, khẩu ngữ (hơn một tí, độc, dị, quậy, chảnh,...). Khi viết bài văn kiểu nghị luận xã hội trong một kì thi, HS cần sử dụng loại ngôn ngữ trang trọng, phù hợp với kiểu văn bản nghị luận xã hội và tính chất nghiêm túc của kì thi.
b Ngôn ngữ được sử dụng trong bài phát biểu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp là bài diễn văn trước Đại hội đồng Giới trẻ Liên hợp quốc. Bài phát biểu sử dụng từ ngữ có sắc thái trang trọng (Kính thưa ngài Tổng thư kí, giáo dục, hoà bình, khủng bố, chiến tranh, xung đột,...); sử dụng cấu trúc câu đầy đủ, rõ ràng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |