Câu chuyện trong Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được kể từ ngôi kể nào? Nhân vật, sự việc trong câu chuyện được nhìn từ điểm nhìn của ai? Cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy có tác dụng gì?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu chuyện, nhân vật trong Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được kể theo ngôi thứ ba, người kể chuyện ẩn ngầm đứng phía sau quan sát, đặt câu chuyện, nhân vật, sự việc trong bối cảnh lịch sử, chính trị, xã hội nóng hổi đương thời và kể lại. Tác dụng của ngôi kể này là giúp tác giả bao quát sự việc, làm sống dậy không chỉ các nhân vật mà còn bối cảnh thời sự sống động của nó. Tuy nhiên, để hai nhân vật chính hiện lên sống động từ cái nhìn nhiều phía, tránh được cảm giác mang thiên kiến của người kể chuyện, một nhà cách mạng Việt Nam, tác giả đã để cho người kể chuyện kết hợp cung cấp thông tin khách quan từ nhiều phía: phía báo chí, công luận, phía dân chúng Sài Gòn (gồm cả trẻ em, phụ lão, phụ nữ, nhà nho,...), phía các nhân chứng (anh lính dõng và nhân chứng giấu tên),... Kết thúc truyện với hai phương án và một T.B. cũng thể hiện cái nhìn nhiều phía hay là sự kết hợp dịch chuyển điểm nhìn thú vị đó trong truyện. Cách sử dụng phối hợp các điểm nhìn khác nhau như vậy đã giúp cho hai nhân vật Phan Bội Châu và nhất là Va-ren hiện lên trong sự đối lập gay gắt: Va-ren càng giả trá, đê tiện, đáng khả nghi, thất bại nhục nhã trong cuộc hội kiến bao nhiêu thì cụ Phan Bội Châu càng hiện lên cao quý, lẫm liệt bấy nhiêu.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |