Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

VĂN BẢN HÃY CỨU LẤY CÁC DÒNG SỐNG! Theo Văn Tuấn Nước ta được thiên nhiên ưu đãi khi có một hệ thống sông ngòi dày đặc. Điều ấy đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống sông ngòi Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại và ô nhiễm nặng nề. Đề cập đến vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển bền ...

VĂN BẢN

HÃY CỨU LẤY CÁC DÒNG SỐNG!

Theo Văn Tuấn

Nước ta được thiên nhiên ưu đãi khi có một hệ thống sông ngòi dày đặc. Điều ấy đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống sông ngòi Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại và ô nhiễm nặng nề. Đề cập đến vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi biến đổi khí hậu (CEWAREC).

Môi trường nước ở một số dòng sông đang bị xâm hại

Phóng viên: Nguồn nước là tài sản quốc gia, luôn cần được bảo vệ. Thế nhưng, trong vài thập niên trở lại đây, sông ngòi nước ta đang bị đối xử tàn tệ. Vì lợi nhuận, con người đã phớt lờ những cảnh báo tác hại của việc huỷ hoại môi trường nước, xâm hại những dòng sông. Ông có thể khái quát về điều đó được không?

Tiến sĩ Đào Trọng Tứ: Việt Nam ở vùng nhiệt đới gió mùa nên được thiên nhiên ưu đãi, có hệ thống sông ngòi dày đặc. Điều đó rất thuận lợi để phát triển các khu dân cư và nông nghiệp. Hiện nay, ở Việt Nam có hơn 3.000 con sông.

Hằng năm, lưu lượng nước chảy qua hệ thống sông ngòi đổ ra biển ở nước ta khoảng 830 – 840 tỉ mét khối, tuỳ thời tiết mỗi năm. [...] Tuy nhiên, nguồn nước ở Việt Nam có một đặc điểm là phụ thuộc rất lớn nguồn nước từ nước ngoài (63% nước chảy từ nước ngoài vào). Sông Hồng có 39% nước từ Trung Quốc, 1% từ Lào. Đồng bằng sông Cửu Long của chúng ta chỉ có 5% lượng nước, 95% nước chảy về từ thượng nguồn, Trung Quốc, Myanmar, Lào, Campuchia, 6% từ Tây Nguyên (nhưng chảy qua Lào, Campuchia trước rồi mới chảy về Việt Nam). Đó là bức tranh khái quát về nguồn nước ở Việt Nam.

Tuy nhiên, đến bây giờ chúng ta mới trăn trở về câu chuyện sông ngòi ở Việt Nam. Tại sao vậy? Sau những năm 90 của thế kỉ trước, khi chúng ta chú trọng phát triển kinh tế thì bắt đầu cần năng lượng. Nguồn năng lượng dễ chịu nhất, phát triển nhanh nhất là thuỷ điện. [...] Theo kết quả do VRN mới công bố, hệ thống Sông Hồng – Thái Bình, Sông Mã, Sông Cả, Sông Hương, Sông Ba, sông Vu Gia – Thu Bồn, sông Sêrêpôk, sông Sê San, sông Mê Kông đang có hàng ngàn đập và đập thuỷ điện lớn, nhỏ. Tốc độ phát triển thuỷ điện ồ ạt như vậy chắc chắn tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái. Người ta gọi đó là việc chinh phục dòng sông, nhưng theo tôi, cách gọi như vậy rất sai. Sau khi đi thực tế, tìm hiểu, tôi nghĩ rằng, các dòng sông là tài nguyên, vật thể nuôi sống cả quốc gia thì không thể gọi quá trình tác động đến các con sông là chinh phục các dòng sông. Chúng ta phát triển nên phải đánh đổi tài nguyên nước để lấy cái lợi lớn hơn, và ở góc độ nào đó chúng ta chấp nhận thiệt hại. Đấy là hình thức xâm hại tài nguyên thiên nhiên. Những năm 2012 – 2013, VRN trình bày với Quốc hội rằng, việc phát triển thuỷ điện một cách ồ ạt như vậy là không ổn. Nó gây tác động lớn đến môi trường sống, tàn phá rừng, nguyên nhân chính dẫn đến việc di dân,... Năm 2013, Quốc hội đã ra nghị quyết, tạm dừng và đưa ra khỏi quy hoạch 483 thuỷ điện. [1]

Việc xâm hại sông ngòi ở Hà Nội là một điển hình. Các dòng sống ở xung quanh Thủ đô bị lấn chiếm, xâm hại nghiêm trọng. [...] Tương tự, đi vào miền Trung, miền Nam, vấn đề xâm hại hành lang thoát lũ là đáng báo động. Tôi có thể khẳng định, 100% các dòng sông của Việt Nam ở mức độ khác nhau đều bị xâm hại...

Con sông liên tỉnh là tài sản chung của quốc gia, không ai có quyền đổ đất xuống sông để lấn chiếm. [...] Chúng ta không coi dòng sông là mạch máu, cư xử với ng một cách cưỡng bức thì cơ thể quốc gia sẽ được nhận lại như vậy. Những người quản lí dòng sông dường như chưa ý thức được sông ngòi là tài sản quý báu của quốc gia, mà đã là tài sản quốc gia thì cần phải được quản lí theo luật.

Nguyên nhân và hậu quả của việc các dòng sông bị xâm hại

Phóng viên: Theo ước tính của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2010, hằng ngày, các con sông nước ta phải tiếp nhận 1,1 triệu mét khối nước thải công nghiệp, đến năm 2020, con số này khả năng sẽ tăng lên 2,4 triệu mét khối. Nếu tình trạng xâm hại các dòng sông không được ngăn chặn và đẩy lùi thì các con sông sẽ bị chết dần chết mòn vì ô nhiễm. Khi đó, con người sẽ phải chịu luật “nhân quả” của thiên nhiên. Theo ông, “quả báo” của tình trạng xâm hại các dòng sông sẽ như thế nào?

Tiến sĩ Đào Trọng Tứ: Tất cả là do vấn đề xâm hại từ thượng nguồn. Sự xâm hại ở khía cạnh xâm lấn sẽ làm thay đổi dòng chảy của các dòng sông. Về vấn đề xói lở, chúng ta đã thấy rõ nhiều làng mạc biến mất rất nhanh, trước đây ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, hiện tại là ở Đồng bằng sông Cửu Long chúng ta thấy rất rõ. Câu chuyện sạt lở bờ sông ở Đồng bằng sông Cửu Long chính là vì chúng ta không có quy hoạch tốt, không có quy hoạch tử tế. Người dân ở đó áp sát các dòng sông.

Hiện nay, dòng chảy Sông Hồng ở Hà Nội bị biến đổi khủng khiếp, có chỗ sâu xuống 8 mét. Hình dung như vậy để thấy rằng, nước ở trên chảy xuống bao nhiêu thì tụt xuống “hũm” ấy bấy nhiêu, lấy đâu ra nước để qua các cống, chảy vào các dòng sông ở nội thành? Chính vì vậy, đã có ý kiến xây đập ở Hà Nội để nâng mực nước lên. Với tôi, đó là điều kinh khủng, tác động ghê gớm về mặt môi trường.

Câu chuyện xâm hại thứ hai là khai thác cát, cả trái phép và có phép. [...] Đó là loại xâm hại dễ nhìn thấy.

Một loại xâm hại nữa là các tác động gây ra ô nhiễm cho các dòng sông. Ô nhiễm từ đô thị, khu công nghiệp và nông nghiệp dẫn đến nguồn nước bị thoái hoá và cạn kiệt. Bộ Tài nguyên và Môi trường phải thốt lên, hiện nay ở Hà Nội có sáu con sông đã chết và đang “chết dần, chết mòn”, đó là: Sông Lừ, Sống Sét, sống Kim Ngưu, sông Tô Lịch; hai con sông lớn trong tình trạng “sống dở, chết dở” là Sông Đáy và Sông Nhuệ. Hãy nhìn xem, những mạch máu sống đó của chúng ta đang bị huỷ hoại. Thử hỏi có ai dám dùng nước từ các con sông đó khi chúng đều đã trở thành sông nước thải. Nguồn nước ô nhiễm không dùng được là hỏng, là nước chết. Tất cả sự xâm hại ấy đều tác động rất lớn đến cuộc sống của chúng ta. Dần dần chúng ta sẽ mất cuộc sống bình yên. [2]

[...]

Một số biện pháp giải cứu các dòng sông

Phóng viên: Vấn đề cấp thiết hiện nay là phải giải cứu, trả lại sự trong sạch cho những dòng sông. Đó cũng là một trong những điều kiện bảo đảm cho cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai. Để thực hiện điều đó, theo ông, chúng ta cần có giải pháp gì?

Tiến sĩ Đào Trọng Tử: Tại Diễn đàn Nước thế giới (WWF) được tổ chức lần thứ bảy ở Hàn Quốc, cơ quan quản lí nước của Pháp đã đưa ra thông điệp “Hãy trả lại cho các dòng sông không gian sống” để chúng có thể giúp chúng ta ngăn ngừa biến đổi khí hậu và thiên tai. Ngoài ra, diễn đàn cũng kiến nghị trả lại vùng đất ướt, không gian ngập nước tự nhiên. Tuy mới chỉ dừng lại ở mức độ lí thuyết nhưng có thể thấy, trên thế giới, người ta đang nhận thức vấn đề bảo vệ các dòng sông và nguồn nước trở nên rất bức thiết.

Trở lại vấn đề giải cứu các dòng sông của nước ta. Chúng ta đã có Luật Tài nguyên nước năm 2012, đã có Nghị định quản lí lưu vực sông năm 2008 và thành lập Uỷ ban Quản lí các lưu vực sông. Để quản lí tốt các dòng sông thì không nên chia cắt các dòng sông theo địa giới tỉnh mà phải quản lí thống nhất. Chúng ta cần một cơ quan quản lí có nhiệm vụ điều phối các dòng sông. Chính vì vậy, vấn đề trước tiên là thành lập cơ quan quản lí tài nguyên nước trên các lưu vực sông. Điều này Nhà nước hiện nay đang làm, sắp tới sẽ thành lập sáu tổ chức quản lí nước trên lưu vực các sông. Đây là biện pháp rất cần về thể chế.

Câu chuyện thứ hai là phải thực thi tích cực, triệt để đối với vấn đề ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, làng nghề. Thứ nhất, vấn đề xả thải không được tác động đến nguồn nước, phải có biện pháp xử phạt mạnh tay, quyết liệt đối với các trường hợp cố ý, tái phạm nhiều lần. Việc tái sử dụng nước rất có lợi cho cơ sở sản xuất, giảm lượng nước thải cho các dòng sông. […] Thứ hai là phải hoàn nguyên, phục hồi các dòng sông đã bị ô nhiễm. Nhưng câu hỏi đặt ra là ai làm được như vậy, ai thực thi câu chuyện đó. Vấn đề giải cứu các dòng sông chúng ta phải nhìn nhận từ góc độ quản lí vì đó là tài sản vô giá của quốc gia. Phát triển là cần thiết nhưng không thể đánh đổi bằng mọi giá, phải có biện pháp khắc phục, hạn chế thiệt hại.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

(Nguồn: https://tddvn/phong van trao doi thay của hay các dòng song-521625,

truy cập ngày 8/3/2023)

[1] Theo dõi

Theo Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, vì sao không thể gọi quá trình tác động đến các con sông là chinh phục các dòng sông?

[2] Suy luận

Việc tác giả xem những dòng sông là mạch máu sống của cơ thể quốc gia đã cho thấy điều gì?

Xác định kiểu bố cục của văn bản. Nhận xét mức độ phù hợp giữa nhan đề với nội dung của văn bản. Đề xuất một nhan đề khác cho văn bản và lí giải cơ sở đề xuất của bạn.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
8
0
0
Phạm Minh Trí
16/11 21:14:07

Bố cục: Văn bản được chia làm ba phần (Môi trường nước ở một số dòng sông đang bị xâm hại, Nguyên nhân và hậu quả của việc các dòng sông bị xâm hại, Một số biện pháp giải cứu các dòng sông). Các phần của văn bản được sắp xếp, tổ chức theo trật tự logic (thực trạng – nguyên nhân, hậu quả – giải pháp).

Nhận xét mối quan hệ giữa nhan đề và nội dung của văn bản: Nhan đề phù hợp và khái quát được nội dung của văn bản. Tất cả các thông tin chính của văn bản đều được trình bày để hướng đến làm rõ thực trạng cấp bách cần phải giải quyết là việc các dòng sông đang bị ô nhiễm và đề xuất một số cách thức để tiến hành giải cứu các dòng sông ấy.

Đề xuất nhan đề khác: “Sự cấp bách của việc giải cứu các dòng sống bị ô nhiễm”, “Sự ô nhiễm các dòng sông – Thực trạng đáng báo động”,... Cơ sở đề xuất: Dựa trên các thông tin chính được trình bày trong văn bản.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×