Phân tích sự kết hợp giữa cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trọng đoạn văn sau:
Chủ đề cách ứng xử với thiên nhiên được tô đậm hơn qua những chuyển biến trong nhận thức của nhân vật Hoài. Ban đầu, Hoài chưa hiểu quyết định trả tự do cho chim bồng chanh đỏ, nên đã trách anh Hiền. Lời nói của anh đã thức tỉnh Hoài, đồng thời thức tỉnh chúng ta những người đọc: “Nếu có đứa nào phá rối nhà mày thì mày tính sao... Vậy thì mày có muốn đóng vai thằng ăn cướp đối với gia đình con bồng chanh không?”. Những lời ấy khiến Hoài nhận ra giữa thiên nhiên và con người luôn có sự tương quan, chim bồng chanh cũng có mong muốn bảo vệ tổ ấm của nó, giống như con người. Vì thế, những điều ta không muốn xảy đến với mình, ta đừng gây ra cho tự nhiên và các loài vật. Từ đó, Hoài “thương đôi bồng chanh bây giờ đã tha con đến một cánh đồng nào, ở một đầm nước xa lạ, chúng lại cùng nhau xây tổ để tránh mưa tránh nắng...”. Tình thương ấy xuất phát từ lòng trắc ẩn và sự đồng cảm, dù muộn mằn. Vì hành động nhất thời của hai anh em, chim bồng chanh đã phải bỏ tổ để đi nơi khác. Chi tiết này nhắc nhở chúng ta cần cẩn trọng khi ứng xử với thiên nhiên, vì bất kì hành động vô tâm nào cũng có thể gây ra những tổn thương đối với muôn loài.
(Trích Bài văn phân tích, đánh giá truyện ngắn “Bồng chanh đỏ”,
Ngữ văn 9, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, 2024)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
– Cách trình bày khách quan: đoạn văn dẫn ra những bằng chứng từ trong truyện ngắn Bồng chanh đỏ để làm sáng tỏ ý kiến của mình (bằng cách trực tiếp và gián tiếp).
– Cách trình bày chủ quan: đoạn văn thể hiện những ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết đối với các bằng chứng dẫn ra từ truyện ngắn Bồng chanh đỏ. Những bài học, ý nghĩa rút ra từ đó là góc nhìn riêng của người viết (Những lời ấy khiến Hoài nhận ra giữa thiên nhiên và con người luôn có sự tương quan, chìm bồng chanh cũng có mong muốn bảo vệ tổ ấm của nó, giống như con người; Chi tiết này nhắc nhở chúng ta cần cẩu trọng khi ứng xử với thiên nhiên...), thể hiện cách đánh giá, cảm xúc của người viết về tác phẩm (Tình thương ấy phát từ lòng trắc ẩn và sự đồng cảm, dù muộn mằn).
– Tác dụng của việc kết hợp hai cách trình bày vấn đề: vừa đảm bảo tính đúng đắn của lập luận (dựa vào cách trình bày vấn đề khách quan), cho thấy những ý kiến, quan điểm của người viết có cơ sở, căn cứ từ văn bản chứ không phải sự suy diễn tuỳ tiện, vừa thể hiện tình cảm, cảm xúc, khơi gợi được sự đồng cảm của người đọc, trình bày được các cách nhìn chủ quan, sự khám phá của người viết bài với tác phẩm Bồng chanh đỏ (dựa vào cách trình bày vấn đề chủ quan).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |