Phân tích ng thầy và nêu nt trg tp sau
Nhà thầy nghèo, chỗ tôi hay ngồi học bức tường đất đã thủng lỗ chỗ hở ra cả rơm rạ. Nếu ngồi học vào buổi trưa thì ánh nắng hắt thẳng vào trang sách. Nhìn qua vệt nắng dài tôi thấy cả nghìn hạt bụi li ti cuồn cuộn bay trong không khí. Buổi tối gió thổi qua kẽ hở lạnh buốt cả người, thầy lấy một nùi giẻ nhét kín. Nhưng trong nhà thấy có biết bao nhiêu là kẽ hở, tường đất trộn rơm lâu năm cứ bung từng mảng một. Suốt cuộc đời tôi không bao giờ quên được bục giảng của thầy. Nơi thầy đứng là chỗ nền đất lồi lõm nhất trong nhà. Chiếc bảng đen bị thủng treo trên tường chắc cũng là bảng cũ thầy xin lại của nhà trường. Phấn thầy dùng để dạy chúng tôi cũng là phấn vụn. Nhưng có hề gì, trên bảng đen vẫn lấp lánh từng phép tính nhân chia, cộng trừ.
Còn những câu thơ vẫn vang lên tự hào trong lồng ngực: “Có nơi đâu đẹp tuyệt vời/ Như sông, như núi, như người Việt Nam/ Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang/ Cà Mau cuối đất mỡ màng phù sa”(*). Dưới bếp mùi cháo lợn cháy khét. Thầy vội vàng buông sách chạy xuống bếp, khói líu ríu trên mái lá như một áng mây trời. Vợ thầy đi từ vườn vào, nắng trưa đốt trên lưng áo. Cô thường mang cho chúng tôi mấy chùm roi đỏ au hoặc quả bòng vỏ đã chín vàng. Tôi ngồi cạnh cô ngửi thấy mùi của bùn đất, đồng ruộng rất giống với mẹ mình. Câu cô thường nói với chúng tôi nhiều nhất: “Ngoan. Gắng học thành người”. Chúng tôi, những đứa trò nhỏ của thầy sau này có đứa thành đạt có đứa không. Nhưng tất cả chúng tôi đều đã thành người, sống không thẹn với những điều thầy dạy.
Năm nào có dịp về thăm tôi đều tìm mua tặng thầy đôi dép rọ bộ đội. Đó là loại dép đã gắn bó với thầy từ hơn hai chục năm về trước. Tôi vẫn nhớ như in đôi dép rọ của thầy, nó màu đỏ gạch đã bạc màu mưa nắng và mòn vẹt đế. Thầy vẫn đi đôi dép ấy ngay cả khi nó đã đứt quai. Buổi trưa hôm ấy lúc thầy ra đề Văn và bảo chúng tôi ngồi tập trung làm bài. Tôi thấy thầy xách theo đôi dép lặng lẽ ra đầu hiên ngồi. Một lưỡi liềm, một mảnh nhựa dẻo, thầy nhóm một đống lửa nhỏ bằng mấy thanh tre khô rồi khéo léo hàn quai. Chỉ một lúc sau là chân thầy đã nằm yên vị trong đôi dép rọ. Thầy hàn khéo đến mức nếu không nhìn kỹ sẽ chẳng nhận ra quai dép từng đã đứt. Nhưng thầy lại bảo “mỗi vết sẹo có vẻ đẹp riêng của nó. Sẹo của dép cũng vậy”. Tôi về nhà nhìn thật lâu những đôi dép để ngoài hè nước mắt bỗng ứa ra. Dép của anh em tôi thì lành. Dép của bố mẹ tôi chiếc nào cũng vá víu bằng những miếng nhựa khác màu. Vậy mà tôi có lúc tị nạnh với các em chỉ vì mình không có dép mới để đi. Trong khi đó biết bao người chỉ cần một đôi dép lành lặn để đi cũng đã là hạnh phúc. Kể từ đó tôi không bao giờ mè nheo đòi mẹ mua dép mới cho mình. Những đôi dép của tôi sau này đều được đeo cho đến khi chúng rách.
Bố tôi hàng ngày đều đạp xe đi phụ hồ bên kia sông. Bố thường trở về nhà khi đã tối mịt bằng những vòng xe nặng nhọc. Cái xe đạp cũ rất tệ, nó nặng đến mức mỗi lần đạp tôi đều phải gò lưng xuống. Thỉnh thoảng nó còn hay tuột xích nên tay bố vẫn lẫn lộn dầu xe với vôi vữa thường ngày. Hai bàn chân của bố bị vôi vữa ăn vào tận thịt. Vất vả là thế nhưng tối nào về nhà bố cũng lấy từ trong túi áo ra mấy chiếc kẹo hoa quả hoặc là mấy cây kẹo mút được phủ phẩm đỏ có que cắm hình con thú. Chị em tôi háo hức reo mừng mỗi khi bố thò tay vào trong túi áo. Chiếc áo lao động của bố đã bạc màu mưa nắng, loang lổ vôi vữa nên có chỗ cứng đờ. Nhưng đó chiếc áo đã chứa đựng biết bao điều ngọt ngào như cổ tích. Bố nói “chỉ cần các con mạnh khỏe, ngoan ngoãn thì bố có phải vất vả bao nhiêu cũng được”. Tôi phải nghỉ học ở nhà là điều bố vẫn day dứt nhất. Nhưng biết làm sao được khi mẹ luôn đau ốm. Tiền thuốc thang cho mẹ có khi đã hết nửa tháng lương của bố.
Mùa Hè năm ấy bệnh đau dạ dày tái phát mẹ nằm co quắp ở nhà suốt mấy hôm, mà bố thì chưa ứng được tiền. Nhà cũng không có gì để bán, gà còn nhỏ, lúa gạo còn phải đi vay vì cả năm hạn hán không cày cấy được gì. Chỉ có mỗi cặp trâu là tài sản lớn nhất trong nhà nhưng đâu thể bán. “Con trâu là đầu cơ nghiệp” không có nó thì những mùa sau biết lấy gì để cày bừa. Tôi nghe tiếng mẹ rên trong nhà lẫn trong tiếng gió thổi vào hun hút, lòng buồn lắm. Tôi quanh quẩn ở nhà suốt ngày, lúi húi nấu cháo bón cho mẹ từng thìa. Những ngày mẹ đau tôi cũng không còn tâm trí nào sang nhà thầy học. Tôi thay mẹ quán xuyến việc nhà, bụng trâu phải no, sân bếp phải sạch, các em đi học về phải có cơm ăn. Thời gian rảnh là đầu tôi nghĩ cách làm thế nào để kiếm được tiền. Đi bắt cóc, bắt cua hoặc đạp xe xuống khu chợ nhặt chai lọ, đồng nát bán lấy tiền. Vài nghìn bạc khi đó có thể mua được sách vở, bút phấn cho các em. Hoặc thêm thắt để có tiền mua cho mẹ vài liều thuốc. Tuy không đến nhà thầy học nhưng những trang sách luôn hiện ra trong đầu tôi lúc vào bếp nấu cơm hay khom lưng bắt cua bên bờ ruộng. Có khi tôi vịn vào tiếng thầy đọc thơ vang lên trong trí óc mà đi xuyên những trưa nắng cua tép ngoài đồng.
Thầy tìm đến nhà lúc tôi đang ngồi nhặt sạch rong rêu từ giỏ cua, định mang đi bán. Quần áo trên người tôi còn dính đầy bùn đất, tanh ngòm. Thầy lại gần giúp tôi trút cua từ giỏ dồn vào bao tải, thầy hỏi:
- Mấy hôm nay thầy không thấy em sang nhà học. Nghe nói mẹ em ốm đúng không?
- Vâng ạ. Cứ thỉnh thoảng mẹ em lại bị cơn đau dạ dày hành hạ. Em bận làm việc nhà thầy ạ. Buổi trưa với tối thì tranh thủ bắt thêm cua tép. Khi nào mẹ khỏi đau em lại sang thầy học ạ.
- Em ở nhà mà không có thời gian ôn học thầy sợ chữ nghĩa rơi rụng mất. Ở tuổi em nhớ nhanh mà quên cũng nhanh.
Tôi cúi mặt lí nhí định nói gì đó với thầy nhưng cơn tủi thân ập đến. Nước mắt tôi rơi xuống giỏ cua. Tối hôm ấy thầy đến lúc bố tôi mới đi làm về. Tôi ngồi nấu cháo lợn trong bếp, thầy nói chuyện gì đó với bố hồi lâu. Lúc ra về thầy còn dặn tôi “ngày mai em nhớ qua học cùng các bạn”. Mắt bố đỏ hoe, tay nắm chặt xấp tiền thầy vừa cho mượn. Tôi nhìn theo dáng thầy gầy gò, vẫn chiếc áo bạc màu và đôi dép hình như mới có thêm một vết sẹo vắt ngang.
Nhiều năm nay thầy đã già nhưng vẫn còn tha thiết chuyện gieo chữ nghĩa. Thầy mở một thư viện gia đình với gia tài sách của các học trò mang về góp lại. Thư viện của thầy mở cửa suốt ngày đón những người tha thiết với tri thức. Người đến với thư viện không chỉ là học sinh mà còn có cả những người lớn tuổi. Họ đến đó ngồi dưới những tán cây trong vườn và đắm chìm vào từng trang sách. Tôi về thăm thầy những khi lòng chống chếnh để tìm lại cảm giác bình yên trong ký ức khi còn là một đứa trẻ nghèo khát khao sự học. Thầy đã dạy tôi từng con chữ, uốn nắn tôi bằng những bài học không có trong sách vở. Như tình yêu thương của thầy và những miếng hàn trên đôi dép rọ mãi mãi là vết sẹo đẹp nhất mà tôi thấy trên đời…
mn giúp mk v nhé,gấp lm
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |