Ba tôi mất từ năm tôi lên năm tuổi, mẹ tôi ở vậy nuôi hai chị em tôi khôn lớn. Lần đầu tiên tôi bước vào học lớp một, đứa bạn ngồi cạnh hỏi gia đình làm nghề gì? Tôi thật xấu hổ… chỉ dám nói mẹ mình làm nghề kinh doanh. Những ý nghĩ nói dối có lẽ bắt đầu hình thành từ khi ấy. Tôi ganh tị với lũ bạn vì ba mẹ chúng đều làm những nghề nghiệp đáng được xã hội tôn trọng, gia đình tôi, mẹ làm thợ xây, phụ hồ.
Năm học cấp I, tôi nhớ có lần mẹ đến trường đóng học phí cho tôi với quần áo đầy vôi vữa, tôi thật xấu hổ và chạy thật nhanh vào nhà vệ sinh trong trường học… Tôi nghe thấy tiếng mẹ gọi với theo: "Hải ơi… Hải ơi… mẹ đây này…!!!"… từ phía sau. Mặc dù nghe thấy rất rõ nhưng tôi vẫn lờ đi, co chân chạy thật nhanh, mong sao lũ bạn đừng chú ý biết đó chính là mẹ của tôi. Tự đóng cửa nhà vệ sinh lại rồi òa lên khóc ấm ức…
Lớn thêm chút nữa tôi học càng kém. Mẹ không chú ý đên điều này lắm phải lo kiếm thật nhiều tiền cho gia đình tôi bớt khổ cực. Mẹ không làm thợ xây nửa mà chuyển sang làm nghề bán hàng ở chợ hoa quả. Đến đêm khi chợ đã đóng cửa mẹ mang hàng ế ẩm vào bệnh viện thành phố để bán chui (vì bảo vệ cấm bán hàng rong trong viện). Tôi nhớ ngày đó tôi không được cầm chìa khóa nhà, vì mẹ sợ tôi cho lũ bạn xấu vào nhà, chúng sẽ phá phách và lấy trộm đồ dùng. Buổi sáng mẹ dậy sớm nấu cơm, mẹ để dành cơm trưa cho tôi vào cái liễn treo lên cột nhà ngoài mái hiên. Tôi chuẩn bị quần áo và cặp sách để sẵn ngoài. Tôi chi mong mẹ đi chợ thật sớm để được rủ lũ trẻ con ở xóm sang chơi ngoài hiên. Trước cửa nhà tôi có một cây mít rất to, lũ bạn giúp tôi ghép những miếng ván thành một "ngôi nhà'' trên cây. Tôi không còn treo cặp lồng cơm và cặp sách trên cột nhà nữa mà mang cất trong "nhà" của mình. Đến bữa, tôi ăn cơm ở đó rồi đi học. Tôi không có khái niệm học bài ở nhà, không biết nấu cơm, giặt quần áo, hay thậm chí là phải quét nhà. Tất cả mẹ làm hết. Mẹ đi làm về rất muộn, thường là tám giờ tối, tôi và em tôi thường ngồi trong ngôi nhà gỗ trên cây, lắng nghe tiếng chiếc xe đạp kêu "cót két" là biết ngay mẹ đang về nơi đầu ngõ. Có những đêm mẹ về muộn thì chị em tôi đã ngủ trên cây mít rồi.
Mùa hè lại đến, buổi sinh hoạt lớp cuối năm nay tụi bạn học cùng lớp đứa nào cũng hớn hờ kể cho nhau nghe về dự định của mình trong ba tháng mùa hè. Đứa thì được bố mẹ cho về quê thăm ông bà nội ngoại, đứa thì được đi nghỉ mát ở những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đứa thì được bố mẹ cho tham gia vào những buổi sinh hoạt, học đàn, hát, múa ở cung văn hoá thiếu nhi… Còn với tôi, mùa hè là một địa ngục đen tối, tôi rất ghét mùa hè… vì cứ hàng năm hè đến tôi bị mẹ nhốt ở trong nhà từ sáng đến tối mịt, đến khi mẹ về chợ. Mẹ cũng nấu cơm, phần cho tôi vào cái liễn như mọi khi và cất vào trong chạn bát. Được mấy ngày đầu tôi buồn chán lắm, cách biệt với lũ bạn bên ngoài với gian nhà nhỏ bé, chi có ánh sáng vào qua ô cửa sổ nhỏ. Tôi thường đứng lên đó nhìn ngược nhìn xuôi hàng giờ lâu, chẳng có ai thèm đến chơi cả. Tôi lấy giấy ra, gấp thành máy bay, phi xung quanh nhà, nhà chật lắm nhưng nhìn những chiếc máy bay bay xung quanh được vài vòng là tôi mừng lắm rồi. Xong tôi lấy những hạt đỗ đen, đem xếp thành ô để tự chơi, chơi một mình nản lắm. Nếu tôi chơi với chúng bạn những trò này chắc chắn chúng sẽ thua tôi cho mà xem. Mãi rồi cũng chán, tôi lấy giấy, dán thành diều, buộc chỉ vào rồi chạy xung quanh nhà, lên giường, lên bàn ghế chiếc diều ấy chi lên cao được đến gần trần nhà tôi thôi. Tôi làm diều rất khéo, nếu chiếc diều này mà được mang ra khỏi nhà để thả thì lên cao phải biết! Lâu ngày, tôi nảy ra ý định trèo ra khỏi nhà, chiếc cửa số ấy, cái song sắt bé tí, chỉ cẩn tôi bẻ cong là có thể chui được đầu qua mà! Hay quá! Hôm nay tôi mong mẹ đi chợ thật sớm, ý định đó đã le lói trong đầu tôi suốt đêm hôm qua rồi.
Mẹ đã đi rồi, đèo cả em tôi đi trẻ nữa! Tôi vui mừng, sao tôi thấy mình khỏe thế, tôi nắm chắc hai thanh sắt của chấn song cửa sổ, lấy hết sức bẻ cong nó. Cuốì cùng tôi cũng bẻ cong đủ để tôi chui qua đó. Tôi mang chiếc diều của mình qua, chạy một mạch qua cánh đổng đến với lũ bạn ở đó. Thấy tôi chúng ngạc nhiên lắm! Tôi kể cho chúng nghe bí quyết ấy của tôi và dặn chúng đừng nói cho ai biết! Tôi tha hồ chạy nhảy ở bên ngoài, chơi chán ờ ngoài đổng, chúng tôi lại kéo nhau đến ngôi nhà gỗ trên cây mít, ngôi nhà nhiếu bụi bặm lắm, lá mít rụng đầy, chúng tôi dọn dẹp rồi cùng chơi các trò chơi trên đó, vui riết bao! Nhưng tôi vẫn nhớ rằng mình cần phải trở vào trong nhà trước khi mẹ về, hết giờ tôi nhanh chân trèo qua ô cửa số đó chui tọt vào trong nhà và tất nhiên tôi không quên lại bẻ thanh sắt chấn song cửa lại như cũ.
Cho đến một ngày, mẹ bất chợt về trái giờ so với qui định, tôi đang chơi ở cánh đồng thì thấy mẹ đang đứng trên đê chờ sẵn với chiếc roi tre cong vút. Tôi sợ lắm! chưa bao giờ tôi sợ như thế, tôi lén lẻn nhìn mẹ, người tôi toát cá mổ hôi. Mẹ giận dữ vung chiếc roi tre vút mạnh vào mông đít tôi mấy cái. Tôi đau lắm nhưng biết lỗi nên không dám khóc to. Mẹ kéo tay tôi vào nhà mắng một trận và nói ngày mai mẹ sẽ bít cái cửa sổ đó lại. Tôi nghĩ mẹ giận quá nén nói vậy thôi chứ nhà mình chỉ có mỗi cái cửa sổ đó để lấy ánh sáng, bít lại thì tối om nhìn thấy gì? Không ngờ hôm sau mẹ bít nó lại thật, mẹ lấy dây thép, chằng nó lại và không quên dằn cà mấy song sắt lại với nhau nữa. Tôi buồn chán ngôi im trong góc nhà không dám lên tiếng. Hôm sau tụi bạn đến hỏi thăm tôi, chúng gọi tôi qua kẽ nhỏ của chớp cửa:
– Hải hôm qua bị mẹ đánh có đau không?
Tôi trả lời:
– Không đau lắm, nhưng tớ buồn lắm! Này, trèo lên cây ổi hái cho tớ mây quả nhé.
Chúng thi nhau trèo lên cây ổi, tôi chẳng nhìn thấy gì ngoài lắng tai nghe những tiếng động. Chúng trở lại luồn qua chớp cửa mầy quả ối cho tôi, rồi nói
– Tụi mình ở ngoài này, nêu cần gì thì cứ gọi nhé.
Tôi được an ủi phần nào. Dần dần lũ bạn chán chơi với tôi kiểu thế này, chắng nhìn thấy mặt nhau, chúng lại bị sai bảo nhiều nên cũng chán tìm chỗ khác chơi vui hơn. Tôi buồn lắm, hôm nay trời mưa to, tôi ngồi nằm co ro trên giường, tiếng mưa và tiếng gió thổi mạnh rít lên từng cơn. Trời tối sầm lại, trong nhà tôi đã tối nay còn tôì hơn. Tôi ngồi dậy, trèo lên đầu giường vươn tay ra sờ dây cắm điện. Bỗng người tôi run lên bần bật, tôi ngã xuống giường và lịm đi hồi lâu. Tôi tỉnh lại, thấy nguời đau ê ẩm, tôi khóc vì sợ hãi, vì qua đau đớn bị điện giật. Càng lúc tôi càng khóc to hơn, tiếng tôi khóc hòa cùng tiếng mưa gió khiến người ngoài không ai nghe thấy cả. Đêm hôm ấy mẹ về thi tôi đã lịm đi rồi, mẹ nhào vô bế tôi dậy, vội gọi người hàng xóm đưa tôi đi viện. Cũng may mắn tôi không sao hết. Khi ra viện, bác sĩ dặn mẹ đừng nhốt tôi ở nhà nữa! Mùa hè này rất nhiều trẻ em bị tai nạn vì bị nhốt trong nhà hoặc chơi ngoài ao hồ, sông ngòi… Tôi nhìn thấy sự lo lắng hiện lên khuôn mặt mẹ. Những ngày sau đó, mẹ nghĩ ra cách khác để quản lý tôi. Mẹ đến nói chuyện với nhà trẻ nơi em tôi đang được gửi ở đó. Lúc đầu họ không đồng ý vì tôi đã lớn rồi, sẽ làm ảnh hưởng đến những em bé ở đó, nhưng vì thấy rõ hoàn cảnh của gia đình tôi nên họ đành nhận tôi vào đê trông nom giúp mẹ. Tôi 8 tuổi mà vẫn đi mẫu giáo! Hàng ngày mẹ đưa cả hai chị em tôi đi trẻ, đến tốì đón cả hai chị em tôi về nhà. Cuộc sống như vậy đối với tôi cũng là tốt lắm rồi…
Tuổi thơ cùa tôi trôi đi thật nhanh với nhiều kỷ niệm buồn. Bây giờ tôi lớn hơn và càng hiểu công lao to lớn như trời biển của mẹ, đặc biệt nay tôi biết được ý nghĩa của ngày lễ Vu lan, tôi lại càng thấm thìa hơn về tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ đã dành cho tôi. Thật khó cho tôi nói lên những lời yêu mến đầy thân thương với mẹ. Từ đó tôi bắt đầu quan tâm đến mẹ hơn, tôi nhìn trộm mẹ, nhìn thật lâu, thật kỹ, tôi thấy hình ảnh khắc khổ của mẹ in hằn những năm tháng vất vả bươn chải để kiếm sống nuôi hai chị em tôi. Trời ơi… tôi phái làm gì bây giờ? Liệu đã muộn chưa? "Mẹ ơi… cho con xin sám hối với mẹ con xin lỗi mẹ…" tôi không sao nói lên được vì lời nói ấy như nghẹn lại trong tôi. Tôi vội vã, chưa lúc nào tôi thấy tôi vội vã như lúc này. Tôi sợ những lời chưa kịp dành cho mẹ thì mẹ đã ra đi rồi. Tôi thật sự sợ hãi điều đó!!!
“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để nỗi buồn hiện lên trên mắt mẹ” . Đây là một câu nói mà tôi nhớ đã đọc ở đâu đó trong kinh Phật. Câu nói khiến tôi thức tỉnh và nhận ra được trách nhiệm của mình, trách nhiệm của người con giữ trọn đạo hiếu với cha mẹ, tôi như đứa con đã bước đi những bước chân lạc lối nay quay đầu trở về.