A. PHẦN ĐỌC HIỂU: 6,0 điểm
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Hỡi đồng bào cả nước,
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:"Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
[…] Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa. Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.
Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu-kim-sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
(Trích Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh - https://vietnamnet.vn)
Câu 1. (1,0 điểm) Xác định thể loại của văn bản.
Câu 2. (0,5 điểm) Đối tượng mà văn bản hướng đến là ai?
Câu 3. (0,5 điểm) Hãy tìm ra các từ Hán Việt có yếu tố “đồng” được hiểu là “cùng nhau, giống nhau” trong các từ sau: đồng bào, nhi đồng, đồng minh, đồng chí, đồng thoại.
Câu 4. (0,5 điểm) Đoạn văn in đậm (Pháp chạy, Nhật hàng…Việt Nam) được tổ chức theo kiểu nào?
Câu 5. (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
Câu 6. (0,5 điểm) Trong chương trình em đã học có tác phẩm nào cũng được xem là bản tuyên ngôn độc lập của nước ta?
Câu 7. (1,0 điểm) Trình bày ngắn gọn nội dung cơ bản của đoạn trích sau:
“…Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Câu 8. (1,0 điểm) Từ quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) bày tỏ suy nghĩ về tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Thể loại của văn bản: Văn bản chính luận. Đây là một tuyên ngôn mang tính chất lịch sử, tuyên bố quyền độc lập và tự do của dân tộc Việt Nam.
Câu 2Đối tượng mà văn bản hướng đến: Văn bản hướng đến toàn dân Việt Nam và cả nhân loại, đặc biệt là các quốc gia và tổ chức quốc tế, nhằm tuyên bố quyền độc lập của Việt Nam và kêu gọi sự công nhận từ thế giới.
Câu 3Các từ Hán Việt có yếu tố “đồng” được hiểu là “cùng nhau, giống nhau”:
Đoạn văn tổ chức theo kiểu nào: Đoạn văn in đậm được tổ chức theo kiểu liệt kê. Tác giả liệt kê các sự kiện lịch sử và hành động của dân tộc Việt Nam nhằm chứng minh quyền độc lập và quyết tâm của nhân dân.
Câu 5Xác định và tác dụng của biện pháp tu từ:
Tác phẩm cũng được xem là bản tuyên ngôn độc lập của nước ta: Tác phẩm ““Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt cũng được xem như một bản tuyên ngôn độc lập, thể hiện tinh thần yêu nước và khát vọng tự do của dân tộc.
Câu 7Nội dung cơ bản của đoạn trích: Đoạn trích khẳng định quyền tự do và độc lập của nước Việt Nam, tuyên bố rằng thực tế đã chứng minh Việt Nam là một nước tự do, độc lập. Đồng thời, toàn thể dân tộc Việt Nam quyết tâm sử dụng tất cả tinh thần, lực lượng, và tài sản để bảo vệ quyền tự do và độc lập này.
Câu 8Đoạn văn về tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay:
Tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay được thể hiện mạnh mẽ qua nhiều hoạt động khác nhau, từ việc học tập chăm chỉ, đóng góp trong các phong trào tình nguyện đến việc bảo vệ môi trường. Các bạn trẻ ngày nay hiểu rằng yêu nước không chỉ là những hành động lớn lao mà còn là những hành động nhỏ nhưng thiết thực hàng ngày. Họ luôn thể hiện sự tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc, và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ và phát triển đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tinh thần yêu nước càng cần được khẳng định thông qua việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Với sức trẻ và lòng nhiệt huyết, thế hệ trẻ hứa hẹn sẽ tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |