So sánh, đánh giá hai tác phẩm viết về người anh hùng Thánh Gióng ở Truyện Đổng Thiên Vương (Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp) và truyền thuyết Thánh Gióng (SGK Ngữ văn 6 – 3 bộ SGK) ở việc xây dựng cốt truyện và sử dụng các yếu tố kì ảo. Từ đó nhận xét về sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
So sánh, đánh giá hai tác phẩm viết về người anh hùng Thánh Gióng ở Truyện Đổng Thiên Vương (Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp) và truyền thuyết Thánh Gióng (SGK Ngữ văn 6 – 3 bộ SGK) ở việc xây dựng cốt truyện và sử dụng các yếu tố kì ảo. Từ đó nhận xét về sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết.
c Triển khai vấn đề nghị luận
- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề (điểm chung giữa hai tác phẩm để yêu cầu so sánh); hai tác phẩm và tác giả cần so sánh.
- Nêu bình diện so sánh, vị trí của chúng đối với tác phẩm/ dư luận.
2. Thân bài
* Điểm tương đồng về cốt truyện, các yếu tố kì ảo.
- Học liệt kê các sự việc chính trong Truyện Đổng Thiên Vương và truyền thuyết Thánh Gióng.
- Phân tích, so sánh, bình luận để làm nổi bật ý nghĩa của điểm tương đồng (thái độ đối với nhân vật lịch sử; thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc).
* Điểm khác biệt về cốt truyện, các yếu tố kì ảo.
- Học sinh liệt kê các sự khác biệt về cốt truyện ở Truyện Đổng Thiên Vương so với truyền thuyết Thánh Gióng.
- Phân tích, so sánh, bình luận để làm nổi bật ý nghĩa của sự khác biệt (thái độ đối với nhân vật lịch sử; thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc).
* Lí giải nguyên nhân của sự khác biệt.
- Truyền thuyết Thánh Gióng thuộc văn học dân gian.
- Truyện Đổng Thiên Vương là truyện truyền kì được sáng tạo, phát triển từ văn học dân gian, truyền thuyết Thánh Gióng.
Yếu tố kì ảo trở thành phương tiện nghệ thuật để truyền tải nội dung mang ý nghĩa rộng lớn hơn.
3. Kết bài
- Sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết:
+ Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc.
+ Văn học viết chịu ảnh hưởng văn học dân gian về nhiều phương diện từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật.
- Khẳng định sự thành công của hai tác phẩm: thể hiện lòng yêu nước và tôn vinh anh hùng dân tộc, thể hiện niềm tư hào dân tộc.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt
e. Sáng tạo
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |