Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích nội dung ý nghĩa các câu tục ngữ sau

Đang cần gấp
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.621
3
0
SayHaiiamNea ((:
22/05/2019 13:37:07

1: Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa:

Nước ta có nền nông nghiệp phát triển lâu đời. Chính vì thê mà nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm quý báu về trồng trọt, chăn nuôi và nhất là những kinh nghiêm về việc xem thời tiết. Khi khoa học còn chưa phát triển thì ý nghĩa của những câu tục ngữ dưới đây quả là vô cùng quan trọng trong đời sống cũng như trong sản xuất của tất cả chúng ta:

Nhiều sao cho nắng, vắng sao thì mưa.
Kinh nghiệm:

Mau sao cho nắng, vắng sao thì mưa

Chỉ việc xem trời mưa hay nắng. Mau sao nghĩa là nhiều sao dày sao và sao mọc sớm. Về mùa hè, khi trời vừa sẩm tối, chúng ta bắt đầu thấy sao xuất hiện. Sao cứ thế mọc dày dần rồi đến khi trời đã vào đêm sao có thể dày chi chít không thể nào đếm được. Những hôm trời nhiều sao như thế. Theo kinh nghiệm, ngày hôm sau trời sản xuất nắng đẹp, nắng to. Và như thế người làm có thể chủ động lên kế hoạch trước những công việc của mình.

Ngược với kinh nghiệm nêu trên, vào những hôm trời vắng sao, nghĩa là sao thưa, sao ít, lại thêm trời nhiều mây và u ám thì đó là hiện tượng cho biết trời sắp có mưa. Và như thế, người ta cũng có thể chủ động trong công việc hoặc chuyển sang làm việc khác nếu cần.

Có thể nói, đối với mọi người, nhất là người nông dân, thì việc biết trước trời mưa hay nắng khiến cho công việc làm ăn mới diễn ra một cách thuận lợi, dễ dàng. Cũng nhờ đó mà tránh được những thiệt hại, rủi ro không đáng có.

Câu tục ngữ này là một kinh nghiệm hay và đúng đắn về dự báo thời tiết khi trời đang ở vào lúc mùa hè. Cũng dựa trên câu tục ngữ vừa nêu thế nhưng đối với mùa đông thì kinh nghiệm trái lại:

Mau sao cho nắng, vắng sao thì mưa

Câu tục ngữ:

Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước

Cũng là một kinh nghiệm về việc dự đoán trời mưa. Ếch là một loài động vật rất mẫn cảm với việc đổi thay thời tiết, nhất là khi trời trở trời mưa. Khi trời chuẩn bị kéo cơn mưa, ếch thường cất tiếng kêu lên bờ ao, hồ, đồng ruộng. Chính vì thế mà dựa vào tiếng kêu của ếch, dân gian ta có thể biết trước trời sắp có mưa, mà hệ quả của trời mưa chính là “ao chuôm đầy nước”.

Những câu tục ngữ nêu trên đều là những kinh nghiệm quý về việc xem thời tiết. Vận dụng những kinh nghiệm ấy, chúng ta sẽ thấy kho tàng trí tuệ của dân gian vừa giản dị, độc đáo lại vừa sâu sắc, vừa hay.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
(•‿•)
22/05/2019 18:38:54
Thời tiết và lao động sản xuất:
1.
Câu tục ngữ có 2 vế, mỗi vế gồm 4 chữ đối nhau: chữ nắng vần với chữ vắng. Một cách nói vần vè dễ nhớ. ‘Mau’ có nghĩa là nhiều, dày; ‘mau sao’ là nhiều sao, dày sao và sao xuất hiện sớm, mọc sớm. vê mùa hè, trời vừa chập tối, nhiều sao sáng xuất hiện trên bầu trời xanh qua đó nhân dân ta biết ngày mai và những ngày sắp tới trời nắng, rất đẹp trời, để chủ động sắp xếp công việc làm ăn, cày bừa cấy hái,… ‘vắng’ là thưa sao, ít sao trên bầu trời. Đó là một hiện tượng cho biết trời sắp mưa. Biết trước trời mưa, nắng thì mọi công việc làm ăn, nhất là nghề nông mới chủ động tích cực, mới tránh được rủi ro thiệt hại. Câu tục ngữ ‘Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa’ là một kinh nghiệm hay về dự báo thời tiết mùa hè. Mùa đông thì trái lại: ‘Nhiều sao thì mưa, thưa sao thì nắng’.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
22/05/2019 18:44:36
Con người và xã hội:
1. Sinh ra đã giàu có tất nhiên được xem là một lợi thế. Từ nhỏ, bạn đã hưởng thụ cuộc sống “nệm ấm chăn êm”, gia đình đầy đủ, muốn gì là được đáp ứng ngay. Những người biết tính toán thì xem đó là bước đệm vững chắc để mình phát triển và thành công hơn; còn trái lại, kẻ lười biếng lại chỉ thỏa mãn với từng ấy tài sản và ngủ vùi trong đó. Tục ngữ dạy “Ruộng tứ bề không bằng nghề trong tay”. Vậy ra, có đất ruộng bao la, cò bay thẳng cánh mà không có nghề, không biết lao động thì cũng chịu chết. Thử nghĩ xem, ruộng đất thì có sẵn và nhiều thật đấy nhưng bạn không biết canh tác, không biết gieo trồng,…thì làm sao mà có gì để thu hoạch? Làm sao để của cải sinh ra của cải đây? Nhưng khi bạn nắm được một cái nghề trong tay rồi thì đi đến đâu cũng không sợ vì bạn có thể dùng nó để lao động và nuôi sống bản thân. Chỉ cần có nghề, cộng với tính chịu khó, cẩn thận, siêng năng,…thì lo gì mà không sống được. Thậm chí với những gì đang có, bạn sẽ thành công và đạt được ước mơ nữa kia.
0
0
(•‿•)
22/05/2019 18:46:26
2. Câu tục ngữ: ‘Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa’.Chim thì bay, cá thì nhảy. Cũng có lúc chim tắm, quạ tắm, sáo tắm. Chim xòe cánh ra, chúc đầu xuống nước, cánh vỗ làm nước bắn tung tóe lên, lấy mỏ rỉa lông, rỉa cánh. ‘Ráo’ nghĩa là khô ráo, nắng ráo. Hễ nhìn thấy quạ tắm thì biết là trời còn nắng dài ngày; và nhìn thấy sáo tắm biết được trời sắp mưa. Đó là kinh nghiệm của bà con ở vùng trung du và đồng bằng.
3.
Con chuồn chuồn là ‘cái máy’ dự báo thời tiết linh nghiệm. Tháng 7 ở miền Bắc nước ta mưa bão, lũ lụt nhiều. Nhìn thấy chuồn chuồn bay cao hay thấp, bay ít hay nhiều đều có thể cảm nhận được thời tiết. Những ngày tháng bảy âm lịch, gió heo may nổi lên, chuồn chuồn động tổ bay ra nhiều, bay rối rít loạn xạ cả lên, vậy là dự báo trời sắp có bão. Con chuồn chuồn bé nhỏ là bạn thân thiết của nhà nông. Chuồn chuồn mách bảo để lo việc đồng áng: Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão.
0
2
Quỳnh Anh Đỗ
22/05/2019 18:54:26
4. "Mũi dại thì lái chịu đòn" thực ra là một cách dùng sai. Cách dùng đúng phải là "mũi vạy thì lái chịu đòn". "Mũi vạy" là mũi ghe/tàu/thuyền chạy không đúng hướng (vì nước chảy xiết chẳng hạn). Khi đó, người lái thuyền phải dùng bánh lái (còn gọi là cây đòn) để điều khiển cho thuyền đi đúng hướng. "Chịu đòn" chính là hành động điều khiển bánh lái. Nghĩa bóng của câu này là nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của người dẫn đầu, người lãnh đạo trong trong tình thế khó khăn. Thường dùng nhất là khi nói về những đứa con hư hỏng, gây ra tội lỗi với xã hội, khiến cha mẹ khổ tâm, đau lòng mà nói "thôi thì mũi dại, lái chịu đòn", ý nói con mình khờ dại thì đòn đau - hay sự oán trách của xã hội - thì mình chịu. Kỳ thực, chuyện khờ dại và chuyện "mũi vạy" đi nhầm hướng còn liên quan, nhưng chịu đòn roi và "chịu đòn" trong câu tục ngữ này không liên quan. Lẽ ra câu này phải hiểu là, con cái khờ dại thì cha mẹ uốn nắn, điều chỉnh cho con đi đúng hướng chứ không phải cha mẹ gánh chịu hậu quả do con gây ra.
0
0
diễm hằng phạm
13/12/2021 14:28:40
bài làm này tui ghi rất nhiều người khen đó nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×