Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được bày tỏ quan điểm riêng trước các vấn đề của đời sống, tuy nhiên cũng để lại nhiều hệ lụy. Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm trong phát ngôn trên mạng xã hội.

Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được bày tỏ quan điểm riêng trước các vấn đề của đời sống, tuy nhiên cũng để lại nhiều hệ lụy.

Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm trong phát ngôn trên mạng xã hội.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
67
0
0
Nguyễn Thị Thương
25/12/2024 12:15:37

Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được bày tỏ quan điểm riêng trước các vấn đề của đời sống, tuy nhiên cũng để lại nhiều hệ lụy.

Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm trong phát ngôn trên mạng xã hội. a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trách nhiệm trong phát ngôn của mỗi cá nhân trên mạng xã hội.

c. Viết bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu sau:

* Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận; trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý; lập luận chặt chẽ, thuyết phục (lí lẽ xác đáng; biết phân tích các dẫn chứng trong văn bản để làm sáng tỏ cho lập luận).

* Đề xuất được hệ thống ý phù hợp, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:

Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề trách nhiệm trong phát ngôn của mỗi cá nhân trên mạng xã hội.

Triển khai vấn đề nghị luận:

Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, có thể đưa ra nhiều góc nhìn, nhiều cách giải quyết vấn đề không giống như đáp án tuy nhiên cần có sức thuyết phục, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và pháp luật, đảm bảo được các ý cơ bản sau:

* Giải thích:

- Trách nhiệm phát ngôn: là ý thức sử dụng lời nói/viết một cách đúng đắn, nghiêm túc, chính xác khi nhìn nhận, đánh giá bày tỏ quan điểm trước một vấn đề. Trách nhiệm này vừa là vấn đề tự ý thức vừa có quy định chung mang tính pháp lý (kỷ luật phát ngôn).

-> Vấn đề nghị luận thiết thực/hữu ích: Luận bàn về ý thức trách nhiệm phát ngôn của mỗi cá nhân khi tham gia sinh hoạt trên không gian mạng.

* Bàn luận:

- Cơ sở của vấn đề:

+ Bối cảnh thời đại: Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ/mạng xã hội, mọi hoạt động xã hội chủ yếu được tương tác qua không gian ảo tạo điều kiện cho thông tin, tiếng nói cá nhân được chia sẻ mạnh mẽ.

+ Thực trạng: Bên cạnh những phát ngôn tích cực, chia sẻ thông tin hữu ích, còn có nhiều phát ngôn tự do mang nội dung không lành mạnh đang ngày càng trở nên phổ biến (phát ngôn tiêu cực; phát ngôn nhằm công kích, chế giễu, hạ nhục nhân cách đối phương; phát ngôn thiếu văn hóa; lan truyền thông tin không kiểm chứng/tin đồn thất thiệt…) gây nhiều hệ lụy.

-> Những cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu bản lĩnh chính trị, thiếu hiểu biết, thiếu văn hóa đang lạm dụng mạng xã hội trong việc phát

ngôn.

- Vì sao trách nhiệm phát ngôn lại cần thiết và quan trọng với giới trẻ?

+ Phát ngôn định hình nhân cách cho giới trẻ;

+ Là cơ sở để xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Việc phát ngôn của cá nhân là yếu tố văn hóa, chấp hành kỷ luật phát ngôn là lối sống có văn hóa.

+ Phát ngôn thiếu trách nhiệm có thể gây xung đột và hủy hoại mối quan hệ/hệ lụy khôn lường.

- Giới trẻ thể hiện trách nhiệm phát ngôn của mình như thế nào?

+ Ý thức trước pháp luật về việc chịu trách nhiệm cho mọi phát ngôn và nội dung đã đăng từ tài khoản cá nhân: Khi phát ngôn cần tôn trọng, lịch sự để tạo môi trường thân thiện, tin cậy; tránh dùng những ngôn từ phản văn hóa/xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác gây kích động, thù ghét, chia rẽ... Khi chia sẻ thông tin cần kiểm chứng tính đúng/sai; thật/giả; không chia sẻ những thông tin gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng, tài sản của các cá nhân/tổ chức -> Cần phát ngôn tích cực/chia sẻ những thông tin hữu ích;

+ Có thái độ kiên quyết, ứng xử phù hợp trước những phát ngôn/thông tin tiêu cực.

* Mở rộng vấn đề, trao đổi (quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác):  

Học sinh hình dung những ý kiến trái chiều, ngược với quan điểm của bản thân, từ đó có trao đổi để bảo vệ quan điểm cá nhân. Sau đây là gợi ý:

- Ý kiến trái chiều: Phát ngôn là quyền tự do ngôn luận của mỗi cá nhân, mạng xã hội là không gian công cộng nên con người được tự do bày tỏ quan điểm chính kiến/Lỗi phát ngôn không thể quy chụp từ 1 phía: lỗi từ người nói và lỗi từ phía người tiếp nhận (thiếu bản lĩnh, ý chí, cả tin, mù quáng…)

- Phản biện: Quyền tự do ngôn luận nhưng cần tuân thủ quy định của lương tâm và pháp luật. Mỗi cá nhân hãy là người thông thái trong việc thu và phát thông tin trước một thế giới nhiều biến động.

* Kết thúc vấn đề nghị luận: Khái quát lại vấn đề

(Dẫn chứng: HS tự do lấy dẫn chứng chứng minh cho vấn đề nghị luận trên. Yêu cầu dẫn chứng tiêu biểu, có tính cập nhật).

Hướng dẫn chấm:

- Xác định đúng vấn đề nghị luận; triển khai rành mạch các luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề, lập luận chặt chẽ, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng, đề xuất được những giải pháp khả thi về vấn đề bàn luận, có mở rộng, trao đổi với ý kiến trái chiều: 2,25-2,5 điểm.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận; triển khai được các luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề, lập luận tương đối chặt chẽ, có dẫn chứng nhưng chưa thật tiêu biểu, đề xuất được những giải pháp vấn đề bàn luận, có mở rộng, trao đổi với ý kiến trái chiều: 1,5 -2,0 điểm.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận; triển khai được luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề, lập luận chưa chặt chẽ, có dẫn chứng nhưng chưa tiêu biểu, chưa đề xuất được những giải pháp khả thi về vấn đề bàn luận, chưa có mở rộng, trao đổi với ý kiến trái chiều: 1,0-1,25 điểm.

- Xác định vấn đề nghị luận chưa rõ, bài làm sơ sài, lí lẽ và dẫn chứng thiếu thuyết phục, chưa đề xuất được giải pháp và chưa có mở rộng, trao đổi với ý kiến trái chiều: 0,25-0,75 điểm

- Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn: 0,0 điểm

d. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu và liên kết văn bản.

Hướng dẫn chấm:

Không cho điểm với những bài viết sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, liên kết

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm:

Học sinh đạt được một trong hai yêu cầu trên: 0,25 điểm

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×