ĐỀ 5. SÁNG. Phần I. Đọc hiểu (4 điểm) Đọc văn bản sau:
BÀN CHÂN THẦY GIÁO
Thầy ngồi ghế giảng bài
Xếp cạnh bàn đôi nạng gỗ
Một bàn chân đâu rồi
Chúng em không rõ
Sáng nào bom Mỹ dội
Phượng đổ ngổn ngang, mái trường tốc ngói
Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi
Thầy cầm súng ra đi
Bài tập đọc dạy chúng em dang dở
Hoa phượng
Hoa phượng cháy một góc trời như lửa!
Năm nay thầy trở về
Nụ cười vui vẫn nguyên vẹn như xưa.
Nhưng một bàn chân không còn nữa
Ôi, bàn chân
In lên cổng trường những chiều giá buốt
In lên cổng trường những đêm mưa dầm
Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo
Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo
Như nhận ra cái chưa hoàn hảo
Của cả cuộc đời mình
Bàn chân thầy gửi lại Khe Sanh
Hay Tây Ninh, Đồng Tháp?
Bàn chân đạp xuống đầu lũ giặc
Cho lẽ sống làm người
Em lắng nghe thầy giảng từng lời
Rung động bao điều suy nghĩ
Nghe thầm vọng bàn chân đi đánh Mĩ
Nghe âm vang tiếng gọi của chiến trường
Em đi suốt chiều dài yêu thương
Chiều sâu Đất Nước
Theo những dấu chân người thầy năm trước
Và bàn chân thầy, bàn chân đã mất
Vẫn dẫn chúng em đi trọn vẹn cuộc đời...
(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn học 2015)
Chú thích
1. Trần Đăng Khoa là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Ông sáng tác từ khi 8 tuổi và được mệnh danh là “thần đồng thơ trẻ”. Thơ ông thể hiện cái nhìn trong trẻo và tâm hồn gắn bó với mảnh đất, con người quê hương.
2. Bài thơ “Bàn chân thầy giáo” được in trong tập thơ đầu tay “Từ góc sân nhà em” được xuất bản năm 1968, khi tác giả 10 tuổi.
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào ?
Câu 2: Ghi lại những từ ngữ miêu tả người thầy trong khổ thơ thứ tư của bài thơ.
Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong 3 câu thơ sau:
“Ôi, bàn chân
In lên cổng trường những chiều giá buốt
In lên cổng trường những đêm mưa dầm”
Câu 4: Em hãy xác định mạch cảm xúc của bài thơ.
Câu 5: Hình ảnh người thầy trong bài thơ đã gợi cho em những bài học nào về “lẽ sống làm người”?
Phần II. Viết (6 điểm)
Phân tích bài thơ “Bàn chân thầy giáo” của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1:
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2:
Những từ ngữ miêu tả người thầy trong khổ thơ thứ tư:
Câu 3:
Biện pháp tu từ điệp ngữ:
Câu 4:
Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ:
Câu 5:
Hình ảnh người thầy trong bài thơ gợi bài học về "lẽ sống làm người":
Mở bài:
Bài thơ "Bàn chân thầy giáo" của Trần Đăng Khoa không chỉ là lời tri ân chân thành dành cho những người thầy, mà còn là bài ca ngợi lý tưởng sống cao đẹp, tinh thần hy sinh vì Tổ quốc của thế hệ đi trước.
Thân bài:
1. Hình ảnh người thầy trước chiến tranh:
2. Hình ảnh người thầy trở về:
3. Biểu tượng "bàn chân thầy":
4. Ý nghĩa giáo dục:
Kết bài:
Bài thơ "Bàn chân thầy giáo" là lời nhắc nhở sâu sắc về sự hy sinh của thế hệ cha anh để chúng ta có được cuộc sống hòa bình hôm nay. Đồng thời, bài thơ khơi dậy lòng biết ơn và ý chí phấn đấu của thế hệ trẻ, nhắc nhở chúng ta sống trọn vẹn, có ý nghĩa như "bàn chân thầy" đã làm.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |