Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em sau bài Mẹ tôi

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.548
16
12
Phạm Minh Thắng
01/09/2019 20:19:39
Mẹ tôi là bài văn dưới dạng một bức thư của nhà văn Ét-môn-đô dơ A-mi-xi (I-ta-li-a). Thư của người bố gửi cho con trai là En-ri-cô. En-ri-cô đã ghi lại trong một trang nhật kí đề ngày "Thứ năm, ngày 10 tháng 11". Chỉ một lá thư ngắn ngủi mà chứa đựng bao nhiêu nỗi niềm, bao nhiêu tâm trạng. Đọc bài văn, lá thư của người bố gửi cho con, chúng ta hiểu và thấm thía bao nhiêu bài học về tình cảm gia đình, nhất là về thái độ ứng xử của con cái đối với mẹ, cha.
Bài văn kể lại câu chuyện khi cô giáo đến thăm, En-ri-cô nói với mẹ đã "nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ". Người cha đã "để ý" đến điều đó và ông vô cùng tức giận. Ngay ở phần đầu bức thư, ông đã răn đe: "Việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa". Rồi ông bày tỏ tâm trạng: "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy". Nỗi đau tinh thần – sự buồn bã và tức giận – được ví với một tình huống khốc liệt: "nhát dao đâm vào tim", chứng tỏ nỗi lòng người cha vô cùng đau đớn, vừa buồn vừa giận con, vừa xót xa, thất vọng vì đứa con đã không xứng với tình yêu và niềm trông đợi của ông. Trái tim ông như rỉ máu. Ông đau đớn tưởng chừng không sống nổi.
Nhưng người cha ấy vẫn cố giữ bình tĩnh, giảng giải cho con điều hay, lẽ phải. Qua lời thư của ông, chúng ta hiểu mẹ của En-ri-cô rất mực yêu thương con: "cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con…! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con !". Rõ ràng, mẹ của En-ri-cô cũng như bao người mẹ khác trên thế gian này đã yêu thương, chăm sóc nuôi dạy con cái bằng tất cả tấm lòng, sức lực, hi sinh tất cả hạnh phúc và cuộc sống của mình cho con cái. Tình mẫu tử của con người thật thiêng liêng, cao cả biết nhường nào.
Vì thế, sau những dòng thư vừa kể chuyện vừa ngợi ca tình yêu của người mẹ với En-ri-cô, bố của chú bé đã phân tích sâu sắc mối quan hệ ruột thịt, gắn bó sâu nặng giữa hai mẹ con En-ri-cô: "Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ. Khi đã khôn lớn…, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che…". Người cha của En-ri-cô đã dự cảm, giả định bao tình huống để khẳng định một chân lí, một quy luật muôn đời rằng tình mẹ con, sự gắn bó giữa mẹ và con vô cùng khăng khít, bền vững mãi mãi trong thời gian và suốt cuộc đời con người. Thật đúng như lời một bài hát quen thuộc mà tuổi trẻ Việt Nam ta thường hát: "Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con…". Công lao nuôi nấng, dạy dỗ cũng như tình cảm yêu thương của cha mẹ, trước nhất là người mẹ đối với con cái thật không bút nào tả xiết được.
Vì thế, bố của En-ri-cô đã nghiêm khắc cảnh tỉnh lỗi lầm của cậu con trai bằng những lời thật da diết: "Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng… Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh…". Thậm chí ông nói cực đoan rằng: "Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ,… nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ…". Lời thư nhẹ nhàng mà tha thiết, không quát tháo, không mắng mỏ, nhưng đọc lên nghe đau nhói cả cõi lòng. Đọc những lời này, chắc cậu bé học sinh người I-ta-li-a ấy hối hận vô cùng. Còn chúng ta, trong đời, ai chẳng đã một lần phạm lỗi khiến mẹ phiền lòng, cha tức giận, thì khi đọc những lời văn này, chắc cũng thấy nôn nao, ân hận. Chúng ta thử đoán xem, điểu gì đã khiến cho En-ri-cô "xúc động vô cùng" khi đọc thư của bố ? Có phải vì bố đã gợi lại những kỉ niệm đẹp giữa mẹ và chú bé ? Hay vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố ? Hay cũng còn là vì những lời nói chân tình, xuất phát từ tình yêu, từ lòng mong muốn đứa con mau chóng trưởng thành,… của người bố gửi tới con ? Hay còn vì những lí do nào khác nữa ?
Điều thú vị là những điều răn dạy quý báu ấy người bố của En-ri-cô không trực tiếp nói bằng lời mà lại nói qua một bức thư. Chúng ta có thể hiểu thế này được rằng : Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo, nhiều khi không thể nói trực tiếp được. Nói bằng văn bản, ý tứ được chi tiết hơn, sự sắp xếp được chặt chẽ hơn.
Hơn nữa, viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo tế nhị vừa không làm người mắc lỗi mất đi lòng tự trọng. Đây cũng là bài học về cách ứng xử trong cuộc sống gia đình cũng như trong nhà trường và xã hội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
15
16
Phạm Minh Thắng
01/09/2019 20:20:12
Những người đã đọc tập truyện "Những tấm lòng cao cả"(1886) của nhà văn nổi tiếng - Ét-môn-đô đơ-A-mi-xi (1846-1908) người I-ta-li-a thì ai mà không chung một ý nghĩ khâm phục nhà văn đa tài với lối viết giản dị, nhưng vô cùng sâu sắc. Trong đó, ấn tượng nhất trong em là văn bản "Mẹ Tôi".
En-ri-cô vì một phút ngông cuồng, khi có mặt của cô giáo đã thốt một lời thiếu lễ độ với mẹ. Hành động đó đã làm cho bố của cậu bé cảm thấy buồn, ông đã viết cho En-ri-cô một bức thư. Những lời bố nói với En-ri-cô về mẹ đã làm En-ri-cô "vô cùng xúc động".
Trong văn bản, mẹ của En-ri-cô là người mà " cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ khi nghĩ rằng mình có thể mất con!" qua lời của bố. Bố En-ri-cô đã khéo léo nhắc lại những kỉ niệm của hai mẹ con. Mẹ En-ri-cô có thể "hi sinh một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con". Người mẹ có tấm lòng yêu thương con hết mực, luôn hướng về con, giành mọi điều tốt lành cho con. Người mẹ sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của con, mỉm cười với con khi con nhận lỗi. Trong thư, người bố đã nói hết về người mẹ của En-ri-cô. Mẹ không bao giờ than khổ khi nuôi con khôn lớn. Mẹ sẽ luôn dõi theo con dù con ở nơi nào. Ôi! Lòng mẹ bao la biết bao! Những ai đã làm mẹ buồn, họ "sẽ cay đắng khi nghĩ lại nhưng lúc làm cho mẹ đau lòng...". "Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh"... Những lời của bố vừa nghiêm khắc vừa có sức lay động đối với tấm lòng En-ri-cô.
Mẹ En-ri-cô tuy không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng qua lời bố, người mẹ đã được thể hiện rất rõ. Tấm lòng bao dung, cao cả của Mẹ!
Ôi! có thể dùng từ ngữ nào để nói về người mẹ nữa đây!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×