Câu 2 của bạn Ngọc HAi còn thiếu xót nhiều cách viết đoạn văn khác nữa.
1. Đoạn văn diễn dịch (Có câu chủ đề): Đoạn diễn dịch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát
đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, có thể kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết.
2. Đoạn văn qui nạp (Có câu chủ đề): Đoạn qui nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm. Theo cách trình bày này, câu chủ đề nằm ở vị trí
cuối đoạn. Ở vị trí này, câu chủ đề không làm nhiệm vụ định hướng nội dung triển khai cho toàn đoạn mà lại làm nhiệm vụ khép lại nội dung cho đoạn ấy. Các câu trên được trình bày bằng các thao tác lập luận, minh họa, cảm nhận và rút ra nhận xét đánh giá chung.
3. Đoạn tổng – phân – hợp (
Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn): Đoạn tổng – phân – hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với qui nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu triển khai ý được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét, đánh giá hoặc nêu suy nghĩ…để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp, khẳng định, năng cao vấn đề.
4. Đoạn văn song hành (Không có câu chủ đề): Đây là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đọan văn.
5. Đoạn văn móc xích: Đoạn văn có kết cấu móc xích là đoạn văn mà các ý gối đầu, đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở câu trước vào câu sau. Đoạn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ đề.
6. Đoạn văn so sánh: Đoạn văn so sánh có sự đối chiếu để thấy cái giống nhau hoặc khác nhau giữa các đối tượng, các vấn đề,…để từ đó thấy được chân lí của luận điểm hoặc làm nổi bật luận điểm trong đoạn văn. Có hai kiểu so sánh khi viết đoạn văn là: so sánh tương đồng và so sánh tương phản.
So sánh tương đồng: Đoạn văn có sự so sánh tương tự nhau dựa trên một ý tưởng.
So sánh tương phản: Đoạn văn có sự so sánh trái ngược nhau về nội dung, ý tưởng.
7. Đoạn văn có kết cấu đòn bẩy, bắc cầu: Đoạn văn kết cấu đòn bẩy, bắc cầu là đoạn văn mở đầu nêu một nhận định, dẫn một câu chuyện hoặc một đoạn thơ văn, những dẫn chứng gần giống hoặc trái với ý tưởng (Chủ đề của đoạn) tạo thành điểm tựa, làm cơ sở để phân tích sâu sắc ý tưởng đề ra.
*) Các ví dụ về mỗi cách viết đoạn văn có ở link sau:
http://vanhay.edu.vn/cach-thuc-trinh-bay-doan-van-dien-dich-quy-nap-song-hanh-moc-xich-tong-phan-hop