Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em (Đồng Nai, Văn miếu Trấn Biên)

Tập làm văn (văn thuyết minh) lớp 9 . Đề : Một nét đặc sắc trong di tích,thắng cảnh quê em ( Đồng Nai, Văn miếu trấn biên.)
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.423
1
1
Likeme
06/09/2019 18:00:01
Chùa Một Cột được công nhận là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á vào năm 2012. Ngôi chùa Một Cột, hiện đang tọa lạc trên đường Đội Cấn, Ba Đình cũng là ngôi chùa cổ kính, nằm giữa lòng Hà Nội.
Theo Đại Sử Việt kí toàn thư, chùa Một Cột được xây dựng vào năm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo I (1049) dưới thời vua Lý Thái Tông. Ông đã nằm mộng thấy Phật Quan Âm trên tòa sen đưua tay dắt vua lên tòa. Tỉnh dậy vua kể cho các quan nghe và được khuyên làm chùa, dựng cột đá giữa hồ, làm tòa sen như của Phật Bà Quan Âm. Chùa xây xong, tượng Phật vàng lấp lánh được đặt bên trong, các sư đi quanh chùa niệm Phật cầu phúc cho vua trường thọ. Chính vì thế nên chùa Một Cột còn có tên chữ là Diên Hựu (có nghĩa là phúc lành dài lâu)
Theo nhiều nhà nghiên cứu và cả các tài liệu sử, lối kiến trúc của chùa Một Cột đã có từ trước thời nhà Lí. Đó là ngôi chùa Nhất Trụ mà con gái vua Đinh Tiên Hoàng tu hành. Trải qua năm tháng, chùa Một Cột có bị phá hủy trong hai cuộc chiến chống Pháp, chống Mĩ và đã được trùng tu nhiều lần. Và kết cấu của chùa sau khi trùng tu vẫn giữ được cơ bản như trước. Ban đầu, chùa được làm bằng gỗ, bên trong đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ. Hiện nay, chùa Một Cột gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, mái cong, dựng trên cột cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất), đường kính 1.2m có cột đá là hai khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ đá làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên, Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có Lưỡng long chầu nguyệt. Xung quanh ao, nơi chùa Một Cột được dựng nên, được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh.
Trong quá khứ, chùa Một Cột với những đường nét trạm trổ tinh tế và hình ảnh “lưỡng long chầu nguyệt” trên mái chùa thể hiện khao khát được hòa bình, phúc lành dài lâu và ước mong chinh phục thiên nhiên vũ trụ của con người xưa. Còn ở hiện tại, chùa Một Cột trở thành một di sản văn hóa, một biểu tượng của thiền triết và Phật giáo của Việt Nam. Đây cũng là ngôi chùa nằm trong danh sách những điểm tham quan du lịch không thể bỏ lỡ của những vị khách lần đầu ghé thăm Hà Nội - thủ đô ngàn năm Văn hiến của người Việt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
KookMin
06/09/2019 18:05:24
Nhà bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về...
Ai đã từng nghe hai câu ca dao này sẽ một lần muốn đến đất Đồng Nai. Giọng hò mượt mà của người con gái chèo thuyền trên sông như níu giữ chân người khách phương xa. Câu ca dao từ xưa đã đi vào tiềm thức của người miền Nam mộc mạc chân thật.
Sức cuốn hút của Đồng Nai không chỉ về ở vẻ đẹp tự nhiên, mà còn sâu lắng, đậm chất văn hoá hiếu khách, người Đồng Nai dễ chịu dễ gần, cảnh sắc Đồng Nai phong phú, nên thơ. Nơi đây nổi tiếng bởi nhiều danh thắng đẹp như: Thác Giang Điền được ví như một Đà Lạt của miền Đông, làng bưởi Tân Triều nổi tiếng khắp vùng với giống bưởi ngọt đậm đà và những sản phẩm được chế biến từ bưởi như rượu bưởi, nem bưởi… Nhưng có lẽ người Đồng Nai tự hào hơn cả đó là có một Văn miếu Trấn Biên - Hào khí hiếu học đất phương Nam.
Nếu như đất phương Bắc tự hào với 3 địa danh văn miếu nổi tiếng ngự tại 3 vùng:
Văn miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội, cổ xưa được xây dựng vào tháng 10/1070 thờ đức Khổng Tử, các bậc Tiên thánh, Tiên sư của Nho học. Nơi đây còn ghi dấu Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An - người thầy tiêu biểu về đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.
Văn miếu Mao Điền - Hải Dương (Mao: cỏ lau, Điền: ruộng cấy, có thể hiểu: Mao Điền là một vùng đất bằng phẳng có nhiều cỏ lau). Văn miếu được xây dựng từ thời Lê Sơ (Thế kỉ XV) tại làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Văn miếu thờ đức Khổng tử, các bậc đại nho theo truyền thống của Việt Nam, Trung quốc và một số nước Đông Á khác.
Văn miếu Bắc Ninh, nơi lưu giữ đầy đủ, rõ nét nhất về lịch sử khoa bảng vẻ vang của quê hương xứ Kinh Bắc. Văn miếu Bắc Ninh được xây dựng từ thời Lê Sơ ở núi Châu Sơn, huyện Thị Cầu. Sau nhiều lần sửa chữa, tu bổ, năm 1884 văn miếu được xây dựng lại, năm 1893 được chuyển về Đại Phúc, Bắc Ninh.
Người phương Nam cũng kiêu hãnh, tự hào với Văn miếu Trấn Biên biểu trưng cho truyền thống học tập, hào khí văn hóa của người Việt đất Nam. Văn miếu Trấn Biên là sự nối tiếp truyền thống của văn miếu Quốc Tử Giám ở Thăng Long, là biểu tượng cho tinh thần hiếu học, trọng người tài.
Văn miếu Trấn Biên được xây dựng sớm nhất ở miền Nam và ra đời sau văn miếu Quốc Tử Giám hơn 700 năm. Là nơi thờ đức Khổng tử và các bậc vĩ nhân, danh nhân, văn hóa giáo giục của Việt nam.
Vào năm 1861 thực dân Pháp đánh chiếm Biên hòa đã tàn phá hoàn toàn Văn miếu Trấn Biên nhằm dập tắt hào khí yêu nước của người dân Nam Bộ. Đến năm 1998 Văn Miếu Trấn Biên được khởi công khôi phục lại và khánh thành vào ngày 3 tết Nhâm Ngọ năm 2002.
Gắn liền với Văn miếu Trấn Biên là một nền giáo dục phát triển đã sinh ra những danh nhân làm rạng rỡ miền đất phương nam như Võ Trường Toàn, Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Đình Chiểu, Ngô Nhân Tịnh và Lê Quang Định…
Bước qua Văn miếu môn bạn sẽ ngỡ ngàng bởi những lầu bia uy nghi tráng lệ, vòm mái cong, lợp ngói lưu ly mầu xanh ngọc bằng gốm tráng men. Đi tiếp lên lầu Khuê Văn Các, bạn có thể nhìn được toàn cảnh bức tranh Văn miếu Trấn Biên. Trước cổng tam quan là hồ Tịnh Quang nước xanh trong vắt, nhìn rõ những chú cá đang tung tăng bơi lội đủ màu sắc dưới hồ.
Qua nhà bia thứ hai là nhà thờ chính, được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ, có bàn thờ Bác Hồ ở gian giữa, trên tường có biểu tượng trống đồng tượng trưng cho văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương. Trong gian thờ này đặc biệt có trưng bày 18kg đất và 18 lít nước mang từ đền Hùng, tượng trưng cho 18 đời Vua Hùng, cội nguồn của dân tộc.
Trong Văn Miếu Trấn Biên còn có các bàn thờ đức Khổng Tử, bàn thờ Quốc Tổ và Lịch Đại Đế Vương. Gian bên trái thờ các danh nhân Chu Văn An, Nguyễn Trãi và Lê Quý Ðôn. Gian bên phải thờ Võ Trường Toản, Ðặng Ðức Thuật và ba vị được tôn xưng là "Gia Ðịnh tam kiệt": Trịnh Hoài Ðức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Ðịnh.
Vào mồng 3 tết âm lịch hàng năm sinh viên các trường đại học, cao đẳng trong khu vực lại hội tụ về Văn miếu Trấn Biên dâng hương, dâng hoa bày tỏ lòng tri ân đến các bậc hiền nhân, giao lưu và dâng hoa bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo…
Văn miếu Trấn Biên giờ đây đã trở thành một danh thắng với cảnh sắc bồng lai sông nước hữu tình, vẻ đẹp cổ kính, trang nhã. Nơi đây tự khi nào trở thành điểm đến của những đôi uyên ương với mong muốn ghi lại thời khắc hạnh phúc nhất của đời mình.
Đến Văn miếu Trấn Biên vào những chiều hè bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều cánh diều đủ màu sắc bay trên bầu trời như đang chắp cánh ước mơ hiếu học và kết thành bức tranh mây trời hữu tình.
Đã từ lâu, người Đồng Nai kính trọng gọi Trấn Biên là Văn Thánh miếu!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×