Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ: Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.043
1
0
H Vy
17/09/2019 20:40:31
" Đớn đau thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung".
Hai câu thơ này được Nguyễn Du viết - là lời cảm thán của Kiều khi đứng trước nấm mồ lạnh lẽo của Đạm Tiên - một người kĩ nữ. Hai câu thơ bật lên như một lời than thở của Kiều hay cũng chính là của Nguyễn Du trước nỗi đau mà người phụ nữ trong xã hội xưa phải chịu đựng. Không phải bất cứ từ ngữ nào khác mà là "đớn đau thay"! Lời thơ như một lời thở dài đầy đau xót của tác giả. Chính Nguyễn Du cũng đã có những năm tháng phiêu bạt giữa xã hội, phải chịu cảnh đói, cảnh nghèo, có lẽ vì thế ông hiểu được những số phận nghèo khó và cả hoàn cảnh đau khổ của những người phụ nữ nữa. Có lẽ chính vì vậy khi viết lên thiên "Truyện Kiều", ông đã đem những xúc cảm chân thật nhất của mình vào trong những vần thơ ấy. Nguyễn Du hiểu rất rõ "phận đàn bà", cái số phận của người phụ nữ xưa khi mà họ phải sống trong một xã hội trọng nam khinh nữ, một xã hội luôn chà đạp lên nhân phẩm, nhân cách của người phụ nữ yếu đuối. Xã hội ấy cũng tước đoạt đi quyền được sống hạnh phúc, quyền được yêu thương và cả những mong ước nhỏ bé của họ nữa. Xã hội đó đã khiến họ phải trở thành những kẻ "bạc mệnh". Đau đớn nào bằng?
"Đớn đau thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung".
Đó là lời thương cảm của Nguyễn Du, là tấm lòng nhân đao đầy cao cả của ông dành cho những người phụ nữ Việt Nam xưa - những thân phận "thấp cổ bé họng" trong xã hội phong kiến đương thời.
Nếu hỏi những nguyên nhân nào đã tạo nên số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa thì điều đầu tiên đó chính là xã hội. Đó là một xã hội với Nho giáo là chủ, không có quyền bình đẳng dành cho người phụ nữ, xã hội mà đàn bà chỉ là một vật phẩm để trao đổi, mua bán, xã hội "trọng nam khinh nữ" khi mười người con gái chẳng đổi bằng một người đàn ông " Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô". Chính xã hội bất bình đẳng ấy đã khiến cho thân phận người phụ nữ bị đẩy xuống tầng đáy. Họ không có quyền hành gì trong nhà, ngoài xã hội. Họ không được tham gia bất cứ công việc gì bên ngoài, không được học tập, chỉ biết quanh quẩn bên trong nhà để trở thành một người phụ nữ của gia đình. Họ bi tước đoạt quyền được bình đẳng như nam giới. Dù rằng trong xã hội xưa cũng có không ít những người phụ nữ tài giỏi như bà Trưng, bà Triệu, ... dám đứng lên thể hiện ý chí của mình nhưng họ chỉ là một số ít những người phụ nữ dám đứng lên chống lại cường quyền để thể hiện khí phách của mình mà thôi.
"Phận đàn bà" mà Nguyễn Du đau xót than thở là kẻ "bạc mệnh" còn phải chịu những đày đọa về thể xác và tinh thần, bị chà đạp về nhân phẩm, về nhân cách, bị coi rẻ như một món hàng. Có lẽ thấu hiểu được điều này, Nguyễn Du mới có thể cô đọng tất cả tiếng lòng của mình thành hai câu thơ đau xót tới vậy! Người phụ nữ trong xã hội phong kiến bị coi rẻ tới mức họ chỉ được coi như một món hàng ngoài chợ, được mua đi bán lại, được trao đổi, tặng biếu cho người khác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×