LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em (Nên chọn đối tượng thuyết minh cụ thể cho sát với thực tế ở mỗi địa phương)

Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em (Nên chọn đối tượng thuyết minh cụ thể cho sát với thực tế ở mỗi địa phương)

3 trả lời
Hỏi chi tiết
290
0
0
Ngô Trường
17/09/2019 20:23:46
Chùa Một Cột được công nhận là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á vào năm 2012. Ngôi chùa Một Cột, hiện đang tọa lạc trên đường Đội Cấn, Ba Đình cũng là ngôi chùa cổ kính, nằm giữa lòng Hà Nội.
Theo Đại Sử Việt kí toàn thư, chùa Một Cột được xây dựng vào năm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo I (1049) dưới thời vua Lý Thái Tông. Ông đã nằm mộng thấy Phật Quan Âm trên tòa sen đưua tay dắt vua lên tòa. Tỉnh dậy vua kể cho các quan nghe và được khuyên làm chùa, dựng cột đá giữa hồ, làm tòa sen như của Phật Bà Quan Âm. Chùa xây xong, tượng Phật vàng lấp lánh được đặt bên trong, các sư đi quanh chùa niệm Phật cầu phúc cho vua trường thọ. Chính vì thế nên chùa Một Cột còn có tên chữ là Diên Hựu (có nghĩa là phúc lành dài lâu)
Theo nhiều nhà nghiên cứu và cả các tài liệu sử, lối kiến trúc của chùa Một Cột đã có từ trước thời nhà Lí. Đó là ngôi chùa Nhất Trụ mà con gái vua Đinh Tiên Hoàng tu hành. Trải qua năm tháng, chùa Một Cột có bị phá hủy trong hai cuộc chiến chống Pháp, chống Mĩ và đã được trùng tu nhiều lần. Và kết cấu của chùa sau khi trùng tu vẫn giữ được cơ bản như trước. Ban đầu, chùa được làm bằng gỗ, bên trong đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ. Hiện nay, chùa Một Cột gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, mái cong, dựng trên cột cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất), đường kính 1.2m có cột đá là hai khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ đá làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên, Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có Lưỡng long chầu nguyệt. Xung quanh ao, nơi chùa Một Cột được dựng nên, được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh.
Trong quá khứ, chùa Một Cột với những đường nét trạm trổ tinh tế và hình ảnh “lưỡng long chầu nguyệt” trên mái chùa thể hiện khao khát được hòa bình, phúc lành dài lâu và ước mong chinh phục thiên nhiên vũ trụ của con người xưa. Còn ở hiện tại, chùa Một Cột trở thành một di sản văn hóa, một biểu tượng của thiền triết và Phật giáo của Việt Nam. Đây cũng là ngôi chùa nằm trong danh sách những điểm tham quan du lịch không thể bỏ lỡ của những vị khách lần đầu ghé thăm Hà Nội - thủ đô ngàn năm Văn hiến của người Việt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Likeme
17/09/2019 20:26:02
Có ý kiến cho rằng: Trong nền văn hóa cổ nước ta có rất nhiều viên ngọc bị che lấp bởi lớp bụi thời gian mà nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm tòi, bảo vệ cho nó sáng mãi. Khu di tích lịch sử văn hóa chùa Dâu là một viên ngọc như thế.
Xây dựng từ những năm đầu Công nguyên, chùa Dâu lại mang một giá trị đặc biệt của trung tâm truyền giáo đạo Phật đầu tiên ở nước ta. Chùa Dâu nay thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh xưa thuộc Tống Khương, huyện Luy Lâu, quận Giao Chỉ.
Từ xa xưa người dân nơi đây thường sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm, dân gian vẫn thường gọi là vùng dâu hoặc kẻ dâu. Chất mộc mạc thôn dã và giản dị nơi đây đã góp phần không nhỏ tạo lên nét đẹp dân gian tự nhiên của chùa. Khoảng đầu Công nguyên một số nhà sư từ Ấn Độ đi theo đường biển vào Luy lâu để truyền đạo. Nhanh chóng chùa đã trở thành một trung tâm truyền giáo đạo Phật đầu tiên để từ đây lan rộng sang Lạc Dương (Trung Quốc) và một số nơi khác. Bấy nhiêu thôi cũng đã đủ làm cho chúng ta tự hào và trân trọng bởi ý nghĩa của giá trị văn hóa nơi đây. Nhưng không dừng lại ở đó, chùa còn đào tạo được 500 vị tăng ni, dịch được 15 bộ kinh, làm được hàng chục bảo tháp có các vị cao tăng nổi tiếng đã đến đây trụ trì như Mâu Bát, Pháp Hiền,:) Chi Y Cương Nương, Khâu Đà La... Ban đầu chùa Dâu chỉ là một cái am nhỏ, sau phát triển lên thành một ngôi chùa với tên gọi đầu tiên là Cổ Châu tự (nghĩa là một viên ngọc quý). Đến thế kỷ thứ II sau Công nguyên (khoảng 187-226, thời Sỹ Nhiếp) hệ tư pháp được ra đời chùa Dâu thời bà Pháp Vân nên gọi là Pháp Vân tự.
Vào thế kỷ XIV (1313), có thể nói đây là đợt hưng công lớn nhất. Dưới đời vua Trần Nhân Tông, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã cho xây lên chùa to lớn như ngày nay: Chùa có hàng trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp mà bao đời nay khách từ muôn phương vẫn về đây chiêm ngưỡng. Hành động ấy, việc làm ấy của ông cha ta thời xưa đã thể hiện ý thức dân tộc, sự tôn trọng, đề cao văn hóa, bản sắc dân tộc.
Chùa Dâu được coi là nơi rất thiêng liêng nên đã có lần chùa được gọi là Diên Ứng tự (tức cầu gì được nấy). Điều đó đã được minh chứng qua các đời vua của triều đại xa xưa cũng từng về chùa Dâu như vua Lý Thánh Tông cầu tự (tức cầu con) và gặp được nguyên phi Ỷ Lan khi đi thuyền trên sông Dâu. Năm Đinh Tị 1737 có rất nhiều vua chúa cung tần mĩ nữ qua lại lễ Phật cầu đảo thăm chùa, vãn cảnh,...
Với diện tích khoảng 1730m2 trên khu đất rộng bằng phẳng nằm cạnh sông Dâu, chùa được xây dựng mang đậm phong cách nghệ thuật, kiến trúc của thời Lý, Trần do được tu sửa vào thời kỳ này. Quan trọng nhất là tháp Hòa Phong, tháp có chín tầng song trải qua thời gian lịch sử lâu dài nay chỉ còn ba tầng có chiều cao khoảng 15m. Chân tháp hình vuông, trong lòng tháp có bốn bệ gạch bốn bên, trên mỗi bệ là một tượng hộ pháp bằng gỗ cao 1,6m. Ở tầng hai của tháp có biển đá khắc chữ "Hòa Phong tháp". Đặc biệt hơn nữa tháp dùng để đặt các xá lị, bên trên là một chiếc khánh đồng và một chiếc chuông đồng lớn có niên đại từ 1893. Màu thời gian đã bao phủ lên tháp những lớp rong rêu xanh màu cổ kính. Song có thể nói giá trị của tháp Hòa Phong trong quần thể di tích chùa Dâu là không nhỏ bởi đã gây sự chú ý đặc biệt của khách du lịch thăm quan từ bốn phương về đây.
Đến với chùa Dâu ngoài cảnh quan đồ sộ, chúng ta còn được chiêm ngưỡng những pho tượng quý giá như Pháp Vân, Kim Đồng, Ngọc Nữ, những bức phù điêu chạm khắc trên những bức trống, cốn, giá chiêng mà ngày nay ít khi có được. Tất cả đều được tạc và rèn đúc rất tinh xảo trong bàn tay các nghệ nhân đời xưa. Tiêu biểu đó là tượng Pháp Vân cao 1m85cm tạo trong thế ngồi ở tòa sen toàn thân sơn màu cánh dán. Với chân dung tai to, lông mày cong lá liễu, cổ cao ba ngấn tay phải dơ 5 ngón lên trời, trong lòng bàn tay có một viên ngọc sáng. Nét thanh thoát, mềm mại của bức tượng đã toát lên vẻ nhân từ, độ lượng của nhà Phật thiêng liêng, cao quý. Ta còn nhận thấy rằng tín ngưỡng phật giáo Ấn Độ đan xen trong tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam như thờ các vị thần: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Gửi gắm vào đó là những mong ước cho mùa màng bội thu, cơm no áo ấm cho mọi chúng sinh của nhân dân khi trời đất được mưa thuận, gió hòa.
Một điểm đáng nói nữa trong công trình kiến trúc của chùa Dâu là hình trạm trổ trên đá. Đó là phong cảnh thiên nhiên chim muông, hoa lá, đặc biệt là rồng. Theo một số nhà nghiên cứu thì một số hiện vật bằng đá, gạch đất nung trang trí có hình vẽ rồng phần lớn là kiến trúc nghệ thuật rồng có niên đại vào thời Lý Trần. Con rồng không chỉ là biểu tượng văn hóa quý trong di sản văn hóa vật thể mà còn hiện diện rất phong phú trong di sản văn hóa phi vật thể. Nó đi vào đời sống hôm nay như một nhu cầu văn hóa không thể thiếu trong các lễ hội. Ngày nay kiến trúc của chùa Dâu vẫn giữ nguyên như cũ: Nhà tiền thất, tháp Hòa Phong, Tiền Đường, tòa Tam Bảo, Thượng Điện, Hạ Điện, Hậu Đường, hai dãy hành lang,... Tuy nhiên thì cầu chín nhịp và Điện Tam quan đã không còn. Hằng năm cứ vào ngày 8 tháng 4 âm lịch, không ai bảo ai người dân từ thập phương đều kéo về nơi đây lễ Phật cầu may. Đó cũng là ngày hội chính của chùa Dâu, ngày mà bà Man Nương sinh hạ.
Hội Dâu mở trong 3 ngày: mồng 7, mồng 8, mồng 9 âm lịch với một quy chế rất chặt chẽ. 11 kiệu Phật được rước ra ngoài trời, đi khắp 12 làng xã trong Tổng Khương. Các kiệu Phật được phong áo rất lộng lẫy uy nghi. Gắn với lễ hội còn có các trò chơi dân gian như thi cướp nước, múa trống, múa gậy, múa sư tử. Ban đêm có hát chầu văn, hát chèo, hát trống quân,... Đi theo các pho tượng rước còn có các tán, long, tù và, trống chiêng... tất cả đã tạo nên cho ngày hội thêm đông vui, náo nhiệt.
Về với chùa Dâu ta còn được nghe kể rất nhiều chuyện, truyền thuyết dân gian về Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, về sự tích giữa ông Khâu Đà La và bà Man Nương đầy ly kỳ, hấp dẫn. Trong hiện tại và tương lai chùa Dâu mãi là một nơi mang đậm màu sắc dân tộc Việt Nam, là một nơi mang nhiều ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Không biết tự bao giờ, hội Dâu đã thành lịch trong dân gian với những câu ca quen thuộc:
Mồng bảy hội Khám
Mồng tám hội Dâu
Mồng chín đâu đâu
Cũng về hội Gióng.
Đồng thời chùa Dâu - hội Dâu đã trở thành tiếng gọi tâm linh đối với tất cả mọi người:
Dù ai đi đâu, về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Tháng tư, ngày tám, nhớ về hội Dâu. Ngược dòng lịch sử, bóc trần từng lớp bụi thời gian ta mới thấy hết được ý nghĩa và vẻ đẹp truyền thống của khu di tích văn hóa chùa Dâu. Tôi tin rằng cả ngày hôm nay và mai sau viên ngọc quý đó sẽ mãi được trường tồn và bảo vệ bởi những lớp người tiến bộ của xã hội chủ nghĩa. Để chùa Dâu xứng đáng với tên gọi là một trung tâm phật giáo đầu tiên của nước ta. Niềm tự hào ấy không chỉ của những người dân Kinh Bắc mà của cả dân tộc, của cả trang sử vẻ vang trong nét đậm đà bản sắc quê hương.
0
0
H Vy
17/09/2019 20:37:32
1. Văn Miếu - Xích Đằng
Văn Miếu Hưng Yên là Văn Miếu hàng tỉnh, còn gọi là Văn Miếu - Xích Đằng, xây dựng năm Minh Mạng thứ 20 (năm 1839) trên khu đất cao, rộng khoảng 4.000 m2, thuộc thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên. Văn Miếu - Xích Đằng hiện còn lưu giữ 9 tấm bia đá, trong đó 8 tấm bia được lập năm Đồng Khánh thứ 3 (năm 1888) và 01 tấm bia lập năm Bảo Đại thứ 18 (năm 1943) ghi danh các nhà khoa bảng Hưng Yên. Từ thời Trần đến năm 1919 - khoa thi cuối cùng của khoa cử nho học, 138 vị đỗ đại khoa được lưu danh. Học vị cao nhất là Trạng nguyên Tống Trân, người thôn An Cầu, huyện Phù Cừ (đời Trần); Trạng nguyên Nguyễn Kỳ, người xã Bình Dân, huyện Khoái Châu (triều Mạc). Chức vụ cao nhất là Lê Như Hổ, quận công triều Mạc.
Trước đây, vào các ngày 10 tháng giêng và 14 tháng 8 tại Văn Miếu - Xích Đằng đều tổ chức tế lễ Khổng Tử, các quan lại đương triều về dự rất đông.
Trải qua nhiều biến đổi, thăng trầm của lịch sử, Văn Miếu - Xích Đằng vẫn lưu giữ khá nguyên vẹn kiến trúc ban đầu gồm: tam quan, lầu chuông, lầu khánh, hai dãy tả vu, hữu vu. Văn Miếu Hưng Yên đã trở thành biểu tượng về văn hoá, văn hiến của tỉnh Hưng Yên.
2. Chùa Hương Lãng (Chùa Lạng)
Thuộc thôn Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm. Chùa có quy mô lớn, gồm nhiều toà, bố cục kiến trúc theo kiểu "nội công, ngoại quốc". Năm 1955, chùa bắt đầu được trùng tu.
Hiện nay, chùa Hương Lãng còn lưu giữ nhiều di vật thời Lý. Trong đó, giá trị nhất là tượng sư tử (tượng ông Sấm) được tạo bằng phiến đá lớn (2,8 m x 1,5 m x 0,9m) với những nét chạm khắc hết sức tinh xảo và đẹp mắt. Ngoài ra, chùa còn có mười đôi tay vịn bằng đá, chạm phượng, chồn và hoa cúc dây; 4 cột đá vuông góc đỡ các xà đá của công trình, nhiều tảng đá chân cột chạm khắc cánh hoa sen và hoa cúc rất tỉ mỉ và tinh vi. Đây là những tác phẩm vô giá của thời Lý còn được lưu giữ.
3. Chùa Thái Lạc (Chùa Pháp Vân)
Chùa thuộc thôn Thái Lạc, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm. Chùa được xây dựng từ đời Trần (1225 - 1400) và được tu sửa vào các năm 1609, năm 1612, 1630 - 1636, 1691 - 1703. Hiện nay, chùa có kiến trúc theo kiểu "nội công, ngoại quốc", gồm 5 gian tiền đường, 3 gian thượng điện, 2 dãy hành lang mỗi bên 9 gian, nhà tổ 7 gian. Chùa Thái Lạc còn giữ được bộ vì gỗ mang kiến trúc thời Trần ở gian giữa toà thượng điện. Loại hình này ở nước ta rất hiếm, ngoài chùa Thái Lạc chỉ còn thấy ở chùa Dâu, chùa Bối Khê. Trên các đố, cột, đấu của bộ vì có nhiều mảng chạm khắc lớn. Khi còn nguyên vẹn, chùa lưu giữ khoảng 20 bức chạm nổi với các đề tài khác nhau, nhưng đến nay tại chùa Thái Lạc còn 16 bức. Chẳng hạn như hình chạm tiên nữ đầu người mình chim, ông phỗng giơ tay đỡ toà tháp sen, tiên nữ cưỡi phượng, thổi tiêu, kéo nhị, thổi sáo, đánh đàn,...
Năm 1964, chùa Thái Lạc được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật đặc biệt quan trọng.
4. Đền Đậu An (Đền An Xá)
Đền thuộc làng An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, thờ Ngũ Lão tiên ông và đấng Thiên Tiên, Địa Tiên đã giúp dân khai hoang, diệt trừ hổ dữ, bảo vệ mùa màng. Đền Đậu An còn lưu giữ các di vật bằng đất nung độc đáo như nhang án đất nung thời Trần và tháp đất nung có niên đại thế kỷ XVII. Đây là những di vật đất nung, mang nhiều nét hoa văn tinh xảo, có giá trị văn hoá cao.
Lễ hội truyền thống đền Đậu An diễn ra từ ngày mùng 6 đến ngày 12 tháng 4 âm lịch với nhiều trò chơi hấp dẫn, thú vị.
5. Đền Mẫu
Đền nằm trên địa bàn phường Quang Trung, thị xã Hưng Yên, là một trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất của Phố Hiến. Đền Mẫu thờ Quý Phi họ Dương (thuộc nhà Tống), được người đời tán xưng là Dương Thiên Hậu, Mẫu Nghi Tiên Hạ.
Tương truyền, vào thế kỷ XIII, khi quân Nguyên xâm lược Trung Quốc, không chịu khuất phục trước sự truy bức của quân Nguyên, trên đường xuôi thuyền chạy về phương nam, vua Tống cùng một số người thân cận đã tự tận. Thi thể của Dương Quý Phi trôi dạt về vùng cửa sông Phố Hiến, được nhân dân chôn cất chu đáo. Qua nhiều lần trùng tu, kiến trúc đền khá hoàn chỉnh gồm: tam quan, thiên hương, tiền tế, trung từ, hậu cung. Trong đền lưu giữ nhiều di vật quý như kiệu vòng, long đình, long sàng, long kỷ có niên đại thế kỷ XVIII - XIX và 15 đạo sắc phong từ triều Lê đến triều Nguyễn cùng nhiều bức hoành phi, câu đối, đại tự, ca ngợi tấm gương trung trinh, tiết liệt của Quý Phi.
Lễ hội truyền thống đền Mẫu tổ chức từ ngày 10 đến 13 tháng 3 âm lịch. Trong buổi lễ diễn ra lễ rước và nhiều trò chơi dân gian.
6. Đền Ủng
Đền thuộc thôn Phù ủng, xã Phù ủng, huyện Ân Thi. Đền thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão, một danh tướng của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã có công lớn trong kháng chiến chống quân Nguyên - Mông, giặc phương Nam và Ai Lao.
Đền bị thực dân Pháp phá hoại năm 1948. Năm 1990, ngôi đền đã được phục hồi với 5 gian tiền bái, 3 gian hậu cung. Trong quần thể di tích đền ủng có lăng Phạm TIên Công (thân sinh Phạm Ngũ Lão), đền Nhũ Mẫu (mẹ nuôi Phạm Ngũ Lão), đền Tĩnh Huệ công chúa (con gái Phạm Ngũ Lão),... Hội chính đền ủng tổ chức trong các ngày 11 - 15 tháng giêng âm lịch, kỷ niệm ngày ra quân của Phạm Ngũ Lão.
7. Chùa Nễ Châu
Chùa thuộc thôn Nễ Châu, xã Hồng Na, huyện Tiên Lữ. Chùa được xây dựng cuối thế kỷ thứ X. Trải qua nhiều lần tu sửa, chùa vẫn giữ được mẫu dạng kiến trúc của thế kỷ XVII. Nổi bật về giá trị nghệ thuật điêu khắc chùa Nễ Châu là bộ Tam Thế và tượng Tuyết Sơn có niên đại thế kỷ XVIII. Tượng được tạo tác cân đối, đường nét sống động, thể hiện trình độ tạo hình khá điêu luyện.
8. Chùa Hiến (Thiên Ứng tự)
Chùa Hiến toạ lạc tại đường Phố Hiến, phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên. Tương truyền chùa được xây dựng từ đời vua Trần Thái Tông (1232 - 1250), do Tô Hiến Thành, quan đại thần nhà lý xây dựng. Chùa được trùng tu vào năm 1625 và năm 1709. Chùa Hiến có bố cục kiểu "nội công, ngoại quốc" gồm tiền đường, thiên hương, thượng điện và 3 mặt là hành lang. Giữa thượng điện là tượng Quân Âm Nam Hải, phía trước là tượng tứ vị bồ tát. Các pho tượng này đều có niên đại thế kỷ XIX. Nhìn chung, đây là di tích không thật đặc sắc về kiến trúc so với các di tích cùng loại hình đương thời. Nhưng giá trị của ngôi chùa này chính là 02 tấm bia đá ở phía trước sân chùa.
Một tấm bia "Thiên ứng tự - Tân tự trùng tu thạch bi ký" niên đại Vĩnh Tộ thứ 7 (năm 1625) ghi việc ưng công tu sửa chùa và tấm bia ghi nhận "Phố Hiến Nam nổi tiếng là nơi đô hội tiểu Tràng An của bốn phương". Qua đó, chúng ta có thể hình dung được Phố Hiến là nơi hội tụ của cư dân bốn phương về giao lưu, buôn bán.
Phía trước chùa Hiến còn có cây nhãn tổ, tên gọi là cây nhãn Tiến. Đây là cây nhãn đường phèn, mã lụa, quả to, cùi dày, có hương vị thơm ngon đặc sắc nhất. Thân cây chính đã già cỗi, chỉ còn một nhánh được đắp vun gốc, chăm sóc phát triển thành cây hậu duệ, biểu tượng của giống nhãn lồng đặc sản Phố Hiến - Hưng Yên.
9. Chùa Chuông (Kim Chung tự)
Chùa thuộc thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thị xã Hưng Yên. Chùa Chuông được xây dựng từ thời Lê, tương truyền, cảnh đẹp nơi đây đứng vào hàng danh lam cổ tích của Phố Hiến. Năm 1707, chùa được trùng tu với quy mô hoàn chỉnh và kiến trúc tiêu biểu của chùa Việt Nam thời Hậu Lê. Cái đẹp của quần thể kiến trúc chùa Chuông chính là ở bố cục cân đối, nhịp nhàng. Từ ngoài vào là tam quan, kiến trúc chồng diêm 2 tầng, 8 mái. Qua cầu đá là khoảng sân đến nhà tiền đường, thiên hương, thượng điện, phía cuối là lầu chuông, lầu khánh, nhà tổ. Trong chùa có hệ thống tượng Phật phong phú như: bộ Tam thế, Di Đà tam tôn, tượng Cửu Long,... nổi bật là 8 tượng kim cương, 18 vị la hán, 4 tượng bồ tát. Đây thực sự là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao. Ngoài ra, chùa còn có nhiều di vật như: hoành phi, câu đối, đồ thờ, bia đá,...
10. Chùa Phố
Chùa Phố có tên tự là Bắc Hoà Nhân Dân tự. Chùa được những người Hoa và người bản địa xây dựng vào thế kỷ thứ XVIII. Chùa được trùng tu lần cuối vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Chùa có lối kiến trúc tổng thể theo kiểu trùng thềm điệp mái. Kiến trúc tam quan theo kiểu chồng diêm 8 mái. Toàn bộ chùa chính gồm 6 gian nối liền nhau theo chiều dọc, tạo ra khoảng không gian khá rộng. Tiếp giáp với chùa chính là 4 gian nhà tổ, kiến trúc theo kiểu kèo cầu quá giang, thông với sân trước. Năm 1992, chùa được công nhận di tích quốc gia. Từ khi tỉnh Hưng Yên được tái lập, chùa Phố được chọn làm trụ sở của Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Hưng Yên.
11. Đền Dạ Trạch
Đền thuộc thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Hồng Vân công chúa. Tương truyền, đền Dạ Trạch được xây dựng trên nền cao của lâu đài thành quách xưa, ngay sau khi Chử Đồng Tử, Tiên Dung hoá về trời. Đền Dạ Trạch còn lưu giữ nhiều cổ vật như sắc phong, hoành phi câu đối, đại tự. Đặc biệt là chiếc nón và cây gậy - phép biến hoá của Chử Đồng Tử dùng để cứu nhân độ thế. Trong quần thể di tích còn có Đầm Dạ Trạch, dấu tích của khu đầm Dạ Trạch trước đây, nơi Dạ Trạch Vương Triệu Quang Phục đóng quân chống quân Lương xâm lược thắng lợi. Hàng năm, đền Hoá Dạ Trạch có 4 tiết chính: ngày 4-1 (âm lịch) ngày sinh Tiên Dung công chúa, 10-2 ngày sinh Hồng Vân công chúa, 12-8 ngày sinh Chử Đồng Tử, 17-11 ngày kỵ thánh. Lễ hội chính diễn ra từ ngày 10 đến 12 tháng 2 âm lịch.
12. Đền Đa Hoà
Đền thuộc thôn Đa Hoà, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, thờ Chử đồng Tử, Tiên Dung, Hồng Vân công chúa. Đền nhìn ra sông Hồng và bãi Tự Nhiên, nơi tác thành mối tình Chử Đồng Tử - Tiên Dung. Khu đền bao gồm 18 công trình lớn nhỏ: nhà bia, gác chuông, gác khánh, ngọ môn, nhà tiền tế, toà thiên hương, đệ nhị cung, đệ tam cung, hậu cung và các nhà thảo xá. Các mái đền tạo dáng hinh thuyền rồng cách điệu. Nhìn từ trên cao sẽ thấy các nóc đền tổ hợp lại trông giống như đoàn thuyền của nàng Tiên Dung lúc 18 tuổi đang du ngoạn trên sông. Đền Đa Hoà còn giữ được nhiều di vật quý giá: tượng đức thánh Chử Đồng Tử và hai vị phu nhân đúc bằng đồng, tầm vó như người thật. Ba cỗ ngai thờ Chử Đồng Tử và hai vị phu nhân bằng gỗ, đầu ngai chạm rồng có niên đại cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, được đánh giá là chiếc ngai cổ nhất còn tìm thấy ở nước ta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư