LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể lại trận chiến lịch sử ác liệt mà em đã đọc hoặc xem trên màn ảnh (Lịch sử Việt Nam)

Kể lại trận chiến lịch sử ác liệt mà em đã đọc hoặc xem trên màn ảnh. Lịch sử Việt Nam nhé!
2 trả lời
Hỏi chi tiết
203
0
0
mhgfd
04/10/2019 18:44:43
Em đã được xem một trận chiến oanh liệt của quân và dân ta nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất nước. Để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ (mật danh chiến dịch là "Trận Đình"), quân và dân ta gồm cả công binh, bộ binh và thanh niên xung phong mở đường thắng lợi đi vào chiến dịch. Với kế hoạch tác chiến Đông Xuân 53 54, quân và dân ta ra sức sửa đường, làm đường. Tại các bến đò, các đèo cao địch ném bom, bắn phá ác liệt, song công tác mở đường, thông tuyến vận chuyển vẫn bảo đảm tiến độ. Ở đường thuỷ, nhiều thanh niên, bộ đội nhiều ngày ngâm mình dưới nước lạnh buốt phá thác, phá ghềnh khai thông dòng chảy để các đoàn thuyền độc mộc, các bè mang đưa gạo thóc từ các nơi ra chiến dịch. Đặc biệt, là đường bộ, biết bao thanh niên nam nữ phá núi, phá đèo để bộ đội đưa pháo vào trận địa. Hình ảnh hàng dãy người kéo pháo lên núi thật gian khổ và dũng cảm biết bao. Bên cạnh đó là hình ảnh tấp nập của đông đảo dân công hỏa tuyến bằng quang gánh, bằng xe đạp thồ đưa lương thực, đạn dược ra tuyến đầu bất chấp mưa bom bão đạn của giặc.
Mở màn chiến dịch vào lúc 17 giờ ngày 13/03/54, pháo ta từ trên núi bắn cấp tập vào đồi Him Lam, phân khu Trung tâm, sân bay Mường Thanh. Quân địch khiếp sợ trốn chui trốn nhủi vào các hầm hào. Sau đó chúng phản công nhưng bị bộ dội ta đánh trả quyết liệt...
Ngày 30/3, chúng ta bước qua giai đoạn 2 với cuộc đánh chiếm các đồi phía đông , F, D, đặc biệt là trên đồi A1, cuộc chiến đã diễn ra hết sức gay go trên từng tấc đất. Nơi đây, địch cố thủ trong các hầm ngầm, địa đạo kiên cố. Quân ta ngày đêm đào biết bao giao thông hào, đặc biệt là đào hầm vào tận căn cứ của địch...
Đợt cuối cùng của chiến dịch là vào ngày 3/5 khi quân ta tiến sâu vào trung tâm, chỉ cách sở chỉ huy địch khoảng 300 mét. Giặc thả tiểu đoàn dù cuối cùng hòng giúp phá vòng vây chạy qua Lào. Nhưng toàn bộ pháo binh và đặc biệt đại đội hỏa tiễn 6 nòng bắn dồn dập đã phá tan âm mưu này. Lúc 21 giờ ngày 6/5, khối bột phá gần 1 tấn, đặt giữa đồi bằng đường ngầm đã nổ tung vang trời, và đó là lệnh tổng tiến công. Lúc 17g30 ngày 7/5, tướng Đờ Cát-tơ-ri cùng toàn bộ tham mưu đầu hàng. Ngọn cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Hồ Chủ tịch phất cao trên nóc hầm của tên tướng này.
Xem xong các trận đánh ác liệt trong bộ phim, em rất cảm phục tinh thần dũng cảm của bộ đội ta đã tạo nên một chiến thắng chấn động địa cầu như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Asuka yuno
04/10/2019 19:01:56
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta là một trong số những minh chứng tiêu biểu cho những giá trị vững bền và bất diệt trước vòng xoáy "một đi không trở lại" của thời gian. Điều này đã được in đậm dấu ấn trong những trang sử vẻ vang của dân tộc qua những trận chiến đối đầu với giặc ngoại xâm đầy khốc liệt. Trong suốt chiều dài lịch sử hào hùng của dân tộc ta, chiến thắng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 đã mở ra một trang sử mới cho dân tộc, đánh dấu sự kết thúc và chấm dứt hơn một nghìn năm chế độ phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta.
Cuộc chiến đấu trên sông Bạch Đằng tuy diễn ra vào năm 938 nhưng được nhen nhóm và bắt nguồn từ một sự kiện diễn ra vào năm 931. Lúc bấy giờ, nước ta chưa có quốc hiệu chính thức và được gọi với tên là Tĩnh Hải quân. Trước sự đàn áp của quân Nam Hán - một trong số mười nước lớn mạnh và tôn xưng là "Ngũ đại Thập quốc", người anh hùng Dương Đình Nghệ đã lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại quân Nam Hán. Sau chiến thắng này, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ và và giành được quyền tự chủ cho Tĩnh Hải quân. Tuy nhiên, 6 năm qua đi, binh biến bất ngờ xảy ra, để thỏa mãn tham vọng về quyền lực, một nha tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn đã làm phản để cướp ngôi Tiết độ sứ. Ngô Quyền vốn là một tướng sĩ dưới trướng Dương Đình Nghệ, bất bình trước hành động phản bội của Kiều Công Tiễn đã tập hợp một số binh lính trung thành và nghĩa khí để trừng trị, tiêu diệt kẻ cướp ngôi. Lúc bấy giờ, Kiều Công Tiễn tuy đã trở thành Tiết độ sứ nhưng lại hết sức lo sợ trước đội quân của Ngô Quyền, vì thế mà y đã cầu cứu sự giúp đỡ của quân Nam Hán để bảo vệ tính mạng cũng như quyền lực của bản thân. Hành động này của hắn đã khiến cho quân Nam Hán một lần nữa đặt bước chân xâm lược lên bờ cõi nước ta. Lưu Nghiễm - vua Nam Hán đã cử con trai thứ 9 là Lưu Hoằng Tháo thống lĩnh và đưa quân tiến vào nước ta. Đó chính là bối cảnh rộng diễn ra cuộc chiến đấu trên sông Như Nguyệt.
Đến năm 938, cuộc chiến đấu chính thức diễn ra với hai sự kiện chính là Ngô Quyền giết chết kẻ phản bội Kiều Công Tiễn và đánh bại quân Nam Hán. Ngay sau khi tập hợp một đội quân bao gồm những binh lính và tướng sĩ trung thành, Ngô Quyền đã nhanh chóng cô lập và tiệu diệt Kiều Công Tiễn, lúc này quân Nam Hán với danh nghĩa bảo vệ Kiều Công Tiễn vẫn chưa tiến vào biên giới nước ta.
Với âm mưu nhanh chóng chiếm lại Tĩnh Hải quân (tên gọi của đất nước ta thời bấy giờ), vua Nam Hán đã chỉ thị Lưu Hoằng Tháo thực hiện chiến lược đánh nhanh thắng nhanh bằng việc đưa các chiến thuyền tiến vào sông Bạch Đằng. Trước tình thế này, Ngô Quyền đã bình tĩnh phân tích điểm mạnh của yếu của địch. Ông nắm rõ việc giết chết Công Tiễn trước đã chặt đứt đi cánh tay nội ứng của địch, khó khăn duy nhất của quân dân ta lúc này chính là những chiến thuyền mạnh mẽ và to lớn của chúng. Vì thế, ông đã bàn bạc với các tướng lĩnh để diệt trừ điểm mạnh này của kẻ địch. Ngô Quyền đã dựa vào thế nước cũng như đặc trưng thủy triều lên xuống của dòng sông Bạch Đằng để đưa ra kế sách chống địch. Những chiếc cọc lớn có bịt sắt nhọn đã được chế tạo và đóng xuống sông dưới mệnh lệnh của Ngô Quyền. Lúc nước lên cao, thủy triều trở thành chiếc màn che hoàn hảo khiến những chiếc cọc được ngụy trang một cách khéo léo. Ngô Quyền đã chỉ huy một đội quân dụ quân địch vào khu vực thượng lưu con sông - nơi mà những chiếc cọc bịt đầu sắt đang ẩn dưới làn thủy triều. Hoằng Tháo vốn hiếu thắng, chưa có kinh nghiệm chiến đấu, lại thấy quân ta sử dụng phương tiện là những chiếc thuyền nhẹ, nên đã vội vàng cho quân đuổi theo. Đợi lúc thủy triều rút hẳn, những chiếc cọc bịt đầu sắt nổi lên chọc thủng những chiến thuyền của quân địch, Ngô Quyền lập tức hạ lệnh cho quân ta phản công, và kết quả đã dành chiến thắng vang dội, Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng và hơn một nửa binh sĩ của quân Nam Hán tử trận. Vua Nam Hán là Lưu Cung đang tiếp ứng ở biên giới cũng không kịp xoay sở trước thất bại này và ngậm ngùi gom đám tàn binh về nước.
Chiến thắng đầy hiển hách của quân dân ta trước đội chiến thuyền và đội quân hùng mạnh của quân Nam Hán đã để lại những bài học lịch sử vô cùng sâu sắc. Trước hết, nó đã thể hiện rõ tầm nhìn chiến lược và vai trò lịch sử của người anh hùng Ngô Quyền. Nhờ nắm rõ địa thế nước ta cùng tài mưu lược, ông đã đề ra một chiến lược đúng đắn, đánh tan âm mưu xâm lược và đô hộ nước ta của quân Nam Hán. Không những vậy, sau chiến thắng này, Ngô Quyền đã lên ngôi vua vào năm 939, lấy hiệu là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô và chọn Cổ Loa làm nơi đóng đô, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Trận chiến hiển hách này còn thể hiện rõ ý chí cùng tinh thần bất khuất, kiên cường chống giặc ngoại xâm, bảo vệ giang sơn bờ cõi của quân và dân ta và làm ngời sáng hơn nữa ngọn lửa yêu nước luôn rực cháy trong trái tim của mỗi một con người Việt Nam.
Chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào năm 938 không những lưu danh sử sách mà còn được ghi nhận trong rất nhiều tác phẩm văn học. Dưới ngòi bút của tác giả Nguyễn Trãi, trận chiến này trở thành ví dụ điển hình cho việc khẳng định sự thất bại tất yếu của giặc ngoại xâm: "Lưu Cung tham công nên thất bại" (trích "Bình Ngô đại cáo"). Thông qua những chiến công này, chúng ta càng hiểu rõ và tự hào hơn nữa về những trang sử đầy vẻ vang của dân tộc.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư