Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 8 - 10 câu trình bày cái chết của Lão Hạc

3 trả lời
Hỏi chi tiết
409
1
0
Bộ Tộc Mixi
07/10/2019 22:24:36
Cái chết của lão Hạc không phải là sự manh động, tiêu cực. Lão đã rất bền bỉ, đã gắng để sống: "Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc" mà không được. Bi kịch là thế đấy. Nếu không muốn sống thì lão đã không phải cố duy trì sự sống bằng mọi cách như thế. Lão có thể tự sát ngay sau khi ủy thác cho ông giáo mảnh vườn và tiền làm tang. Dường như, trong mòn mỏi, lão vẫn cố chờ điều gì... Chờ con trai trở về. Biết đâu trong những ngày gắng sống ấy nó trở về! Không thể chờ thêm được nữa, cuối cùng (tận đến cuối cùng) thì lão Hạc phải chấp nhận một sự thật của chính mình, để lão không vi phạm lẽ sống của lão: muốn sống mà vẫn tự chết. Tại sao lão tự trọng đến "hách dịch" như thế cơ chứ? Lão có thể cậy nhờ để sống qua ngày cơ mà, dân gian chẳng đã từng nói "hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau" là gì! Đến ngay tiền làm ma cho mình lão còn không động đến nữa là cậy nhờ! Thế mới là lão Hạc. Cậu Vàng chết để có thêm 5 đồng vào 25 đồng thành 30 đồng lão gửi ông giáo làm tang nếu lão có mệnh hệ nào. "Đâu vào đấy" là cay đắng thế ư? Khi con chó phải chết, lão Hạc mong hóa kiếp cho nó; đến khi lão chết, con chó còn là 5 đồng để tiễn đưa hương hồn lão. Cơ cực đến thế là cùng. Chẳng gì khác, xã hội thực dân nửa phong kiến đen tối đã đẩy cuộc sống người nông dân đến đường cùng; cái nghèo khó, cùng cực đã đẩy lão Hạc đến một lựa chọn đau đớn, nghiệt ngã.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phạm Minh Thắng
07/10/2019 22:24:54
Cái chết của lão Hạc không phải là sự manh động, tiêu cực. Lão đã rất bền bỉ, đã gắng để sống: "Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc" mà không được. Bi kịch là thế đấy. Nếu không muốn sống thì lão đã không phải cố duy trì sự sống bằng mọi cách như thế. Lão có thể tự sát ngay sau khi ủy thác cho ông giáo mảnh vườn và tiền làm tang. Dường như, trong mòn mỏi, lão vẫn cố chờ điều gì... Chờ con trai trở về. Biết đâu trong những ngày gắng sống ấy nó trở về! Không thể chờ thêm được nữa, cuối cùng (tận đến cuối cùng) thì lão Hạc phải chấp nhận một sự thật của chính mình, để lão không vi phạm lẽ sống của lão: muốn sống mà vẫn tự chết. Tại sao lão tự trọng đến "hách dịch" như thế cơ chứ? Lão có thể cậy nhờ để sống qua ngày cơ mà, dân gian chẳng đã từng nói "hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau" là gì! Đến ngay tiền làm ma cho mình lão còn không động đến nữa là cậy nhờ! Thế mới là lão Hạc. Cậu Vàng chết để có thêm 5 đồng vào 25 đồng thành 30 đồng lão gửi ông giáo làm tang nếu lão có mệnh hệ nào. "Đâu vào đấy" là cay đắng thế ư? Khi con chó phải chết, lão Hạc mong hóa kiếp cho nó; đến khi lão chết, con chó còn là 5 đồng để tiễn đưa hương hồn lão. Cơ cực đến thế là cùng. Chẳng gì khác, xã hội thực dân nửa phong kiến đen tối đã đẩy cuộc sống người nông dân đến đường cùng; cái nghèo khó, cùng cực đã đẩy lão Hạc đến một lựa chọn đau đớn, nghiệt ngã.
1
0
Lê Nhi
08/10/2019 20:21:05
Đọc xong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, hẳn không ít người còn day dứt, dằn vặt và suy nghĩ về cái chết của lão. Chưa bao giờ ta lại thấy được rõ nét như lúc này về ranh giới giữa trắng và đen, giữa thị phi và đạo đức lại mỏng manh và nhập nhằng như lúc này. Cái chết của Lão Hạc là cái chết để nói lên tính cách, nhân cách của chính lão.
Lão Hạc là một nông dân nghèo, vợ lão chết để lại cho hai cha con lão một mảnh vườn, thằng con trai đã đến tuổi lấy vợ, nhưng vì nghèo quá không đủ tiền thách cưới. Con trai lão cũng vì thế mà bỏ đi làm đồn điền cao su năm hay sáu năm nay chưa thấy về. Lão Hạc đã tìm đến cái chết. Lão chết để lại cho mọi người sự bàng hoàng, xót xa. Có thể nói, lão chết vì đã nỡ lừa một con chó không? “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”. Con chó đó được anh con trai lão mua về, khi anh đi làm thì để lại cho lão nuôi. Lão coi nó như một người bạn tri kỷ, một đứa con, đứa cháu tinh thần mà anh con trai để lại, khi ông nói chuyện với nó, ông gọi anh con trai là “bố cậu”, thế nên ông đặt tên cho nó là “cậu Vàng”. Có chuyện gì lão cũng kể cho cậu nghe, lão ăn gì, nó ăn nấy, có khi nó còn ăn nhiều hơn lão nữa. Vậy mà, lão quyết định bán nó. Nhưng quyết định bán cậu Vàng của lão đưa ra thật không dễ dàng chút nào. Lão đã nhắc đến chuyện này nhiều lần rồi, đến nỗi ông giáo “nghe câu ấy đã nhàm”. Thế nhưng, lần này lão làm thật. Sau khi bán cậu Vàng không bao lâu, lão gửi mảnh vườn và tiền để lo ma chay của mình cho ông giáo. Lão tìm đến cái chết. Cái chết của lão thật đau đớn và kinh hoàng. “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra. Khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết.” Lão chết như để trả nợ với cậu Vàng, vì lão đã nỡ nhẫn tâm lừa nó. Lão không chọn cho mình một cái chết nhẹ nhàng hay không đau đớn, vật vã mà ngược lại. Dường như lão muốn được cậu Vàng tha thứ. Bởi với lão, cậu Vàng như một đứa con, một người bạn tri kỷ, một kỷ niệm mà anh con trai để lại. Khi vừa bán chó xong, lão sang ngay nhà ông giáo và nói “Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!”. Câu nói rất tỉnh táo, không hề có ý gì thương xót hay hối hận mà ngược lại, nó như có ý khoe khoang một việc gì đó. Vậy mà, chỉ sau đó một khoảnh khắc, Nam Cao đã tả ngay cho ta thấy “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước”. Và chỉ chờ một giọt nước, một tác động nhỏ là mọi cảm xúc, mọi kìm nén sẽ vỡ òa ra. “Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc …” , chỉ sau một câu hỏi của ông giáo. Và sau khi bán chó đi, tâm hồn lão dường như trống rỗng. Lão chết như để trả lời cho câu trách móc của con chó mà lão tưởng tượng ra.
Nhưng tất cả không chỉ có vậy, lão chết vì tình thương mà lão dành cho con trai quá lớn lao, không gì có thể thay thể được. Và lão chết cũng là để cho xã hội đương thời lúc đó thấy được cách họ đã dồn ép những người nông dân lao động nghèo đến đói cùng đói cực như thế nào. Anh con trai lão yêu một cô gái và muốn cưới làm vợ, nhưng nhà gái lại thách cao quá, lão không đủ tiền để trả. Vậy là anh đòi bán mảnh vườn mà mẹ anh đã “thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi” mới mua được, nhưng lão không đồng ý. Lão hết lời khuyên ngăn, cuối cùng thì anh con trai cũng ưng thuận nghe theo. Bởi quá nghèo khổ, anh con trai quyết tâm đi làm ở đồn điền cao su mong thoát khỏi cuộc sống cùng cực, tủi nhục lúc bấy giờ. Lão ở nhà cùng với cậu Vàng. Với tình yêu bao la dành cho con trai, lão tự làm thuê để kiếm ăn qua ngày, còn tiền hoa lợi của mảnh vườn thì để ra, gom góp cho anh con trai để anh có tiền cưới vợ, hoặc có vốn làm ăn. Nhưng thật là, người tính không bằng trời tính. “Ấy thế mà bây giờ hết nhẵn, ông giáo ạ! Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi. Một trận đúng hai tháng, mười tám ngày, ông giáo ạ!” Bao nhiêu tiền của tích góp bấy lâu của ông đội nón ra đi theo tiền thuốc men, tiền ăn uống. Lão đau lòng, xót ruột lắm. Lão lại lo cho anh con trai của lão, lão sợ làm gánh nặng cho con mình. “Tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao? …” Lão luôn đặt con trai ở vị trí trên cùng, quan trọng nhất, luôn tìm mọi cách để tốt cho con mà không quan tâm, không suy nghĩ gì cho mình hết. Lão trăn trở, suy nghĩ và lão quyết định. Lão gửi nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn, bao giờ con trai lão về thì giao lại cho nó, lão còn hai mươi lăm đồng bạc với năm đồng bán chó nữa là tròn ba mươi đồng, lão vét sạch, gửi ông giáo để phòng lo ma chay cho mình không lại phiền đến bà con hàng xóm. Từ đó “Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món nấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc.” Lão sống như thế nào cũng được, chỉ cần lão không làm phiền đến ai, không làm gánh nặng cho con trai mình là lão vui rồi. Tấm lòng của người cha là vậy đó, tất cả những gì tốt đẹp nhất đều dành hết cho con cái của mình. Tới cùng cực, lão không cầm cự nổi nữa, lão tìm đến cái chết như để giải thoát cho mình, giải thoát cho anh con trai và cũng là giải thoát cho cái xã hội nghèo nàn đương thời mà lão đang sống. Lão tính toán tất cả, làm tất cả mọi việc chỉ để cho con trai lão có cuộc sống tốt hơn.
Gấp trang sách lại ta thấy Lão Hạc là một người nông dân lao động nghèo khổ gần bùn nhưng lại chẳng hôi tanh mùi bùn, mà ngược lại, lão lại là một người cha hết mực, hết lòng vì con cái. Là một người nhân hậu, thương yêu loài vật, đó là cậu Vàng. Cái chết của lão chính là tiếng chuông cảnh tỉnh, đánh thức những ai đang lầm đường, lạc lối, không được vì cái ăn, cái hư danh trước mắt mà bán đi linh hồn, nhân cách, phẩm giá của mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư