Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu sự ra đời của tôn giáo lớn ở châu Á? Trình bày ưu nhược điểm của tôn giáo

nêu sự ra đời của tôn giáo lớn ở châu á?trình bày ưu nhược điểm của tôn giáo
 
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
714
1
0
toán IQ
09/10/2019 22:11:58
Trên thế giới hiện nay có bốn tôn giáo lớn đóng vai trò đáng kể trong lịch sử văn hóa nhân loại. Đó là những tôn giáo xuất hiện từ thời xa xưa ở châu Á. Tại Ân Độ đã ra đời hai tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo và Phật giáo. Ấn Độ giáo ra đời vào thế kỉ đầu của thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên, Phật giáo ra đời vào thế kỉ VI trước Công nguyên. Trên vùng Tây Á, Ki-tô giáo được hình thành từ đầu Công nguyên (tại Pa-le-xtin) và Hồi giáo vào thế kỉ VII sau Công nguyên (tại A-rập Xê-út). Mỗi tôn giáo thờ một hoặc một số vị thần khác nhau. Các tôn giáo đều khuyên răn tín đồ làm việc thiện, tránh điều ác.
....

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Bông
09/10/2019 22:14:58
ra đời của các tôn giáo lớn
Trên thế giới hiện nay có bốn tôn giáo lớn đóng vai trò đáng kể trong lịch sử văn hóa nhân loại. Đó là những tôn giáo xuất hiện từ thời xa xưa ở châu Á. Tại Ân Độ đã ra đời hai tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo và Phật giáo. Ấn Độ giáo ra đời vào thế kỉ đầu của thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên, Phật giáo ra đời vào thế kỉ VI trước Công nguyên. Trên vùng Tây Á, Ki-tô giáo được hình thành từ đầu Công nguyên (tại Pa-le-xtin) và Hồi giáo vào thế kỉ VII sau Công nguyên (tại A-rập Xê-út). Mỗi tôn giáo thờ một hoặc một số vị thần khác nhau. Các tôn giáo đều khuyên răn tín đồ làm việc thiện, tránh điều ác.
Ưu điểm: giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống
Nhược điểm: Mê tín dị doan
1
0
toán IQ
09/10/2019 22:15:23
những ảnh hương tiêu cực của đạo đức tôn giáo
Về bản chất, chúng ta không thể quên rằng, thế giới quan tôn giáo là thế giới quan tiêu cực. Một khi đã thâm nhập vào ý thức con người (các tín đồ, các giáo dân và quần chúng chịu ảnh hưởng của tôn giáo), nó sẽ làm cho con người lãng quên hiện thực, đặt tất cả tinh thần, tâm tưởng vào thần thánh hư ảo mà họ tin đó là giá trị đích thực. Chức năng thế giới quan của tôn giáo dẫn dắt các tín đồ theo một triết lý sống không hành động, không đấu tranh trong thực tại, lấy tu dưỡng tâm tính làm điều cốt yếu để mau chóng được giải thoát ở bên ngoài thực tại, nơi Thiên đường của Chúa hay Niết bàn của Phật. Theo cách nhìn của tôn giáo, cuộc đời là nơi đầy những cám dỗ, lành ít, dữ nhiều, đầy những cạm bẫy, những cái ác, những sự ô uế, vẩn đục làm vấy bẩn linh hồn. Muốn sớm được đến gần Chúa và trở về nơi nước Chúa, các con chiên phải tránh xa qủy dữ.
Muốn chứng được Niết bàn (đạt đến giải thoát), các tín đồ phật tử phải từ bỏ mọi ham muốn dục vọng, diệt trừ tham, sân, si. Tất cả những quan niệm, những triết lý sống đó cho thấy mặt tiêu cực của thế giới quan tôn giáo.
Hạnh phúc trong đạo đức tôn giáo là hạnh phúc hư ảo. Tôn giáo không đề cao cuộc sống trần gian. Mặt khác, nó khuyên con người nhẫn nhục trước tình cảnh nô lệ, biết sợ hãi trước sức mạnh siêu nhiên. Chính vì vậy, tôn giáo trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho lợi ích của giai cấp thống trị (dù rằng, lúc đầu tôn giáo không phải là của giai cấp thống trị). Tôn giáo làm cho nhân dân đắm chìm vào đam mê, làm tê liệt ý chí đấu tranh giai cấp. K. Marx gọi “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân là theo nghĩa đó và cũng vì vậy, đạo đức tôn giáo đối lập với đạo đức chân chính.
Về mặt nào đó, đạo đức tôn giáo đã tạo cho con người thế giới quan và nhân sinh quan sai lệch, làm hạn chế tính tích cực, chủ động và sáng tạo của con người. Đạo đức tôn giáo hướng con người tới khát vọng hạnh phúc, song đó là thứ hạnh phúc hư ảo, hão huyền. Tinh thần nhẫn nhục mà các tôn giáo đề ra thể hiện thái độ cực đoan, thủ tiêu đấu tranh. Nó tạo cho các tín đồ thái độ bàng quan trước thế giới hiện thực, bằng lòng với số phận. không tích cực đấu tranh chống lại những cái xấu, cái ác, an ủi và ru ngủ con người trong niềm tin rằng kẻ gây tội ác sẽ phải chịu “quả báo” hoặc bị trừng trị ở kiếp sau. Chính tâm lý đó đã ngăn cản con người đi đến hạnh phúc thực sự của mình nơi trần thế.
Thêm nữa, đạo đức tôn giáo quá chú trọng đến việc hoàn thiện đạo đức cá nhân nhưng lại bỏ quên các mối quan hệ xã hội của con người. Với tính cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức cũng phản ánh tồn tại xã hội, cũng có quá trình phát sinh, phát triển và biến đổi cùng với điều kiện sinh sống của con người. Do vậy, muốn hoàn thiện đạo đức cá nhân, không thể tách nó khỏi những điều kiện sinh họat vật chất cùng các quan hệ xã hội khác của con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×