Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày suy nghĩ của anh chị về việc rèn luyện lời ăn tiếng nói trong cuộc sống

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.825
8
2
SayHaiiamNea ((:
11/10/2019 15:10:43
Trên mặt đất này, trong muôn loài, thì loài người là thông minh và mạnh mẽ nhất. Họ thống trị muôn loài bằng trí tuệ và tâm hồn sắc sảo của mình, tạo nên những giá trị tuyệt đẹp của cuộc sống. Họ còn có phương tiện giao tiếp quý giá là lời ăn tiếng nói, đây chính là phương tiện quan trọng để kiến tạo các mối quan hệ người - người, truyền đạt thông tin,...
Lời nói là gì? Từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, ngôn ngữ đã được hình thành qua quá trình lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, xây dựng mối quan hệ cộng đồng. Con người dùng ngôn ngữ để bày tỏ tư tưởng tình cảm của bản thân với những người xung quanh. Từ đó, loài người hiểu và thêm yêu thương gắn bó với nhau.
Như vậy, giá trị và ý nghĩa của lời nói thật vô cùng to lớn. Lời nói được thốt ra từ trí tuệ và tâm tư của người này sẽ đến được với trí tuệ và tâm tư người khác. Đó là phương tiện kết nối vô cùng quan trọng. Lời nói sẽ đem lại sự giúp đỡ giữa người và người, nâng đỡ tinh thần, an ủi khi buồn, chia sẻ khi vui. Những sức mạnh tinh thần mà lời nói đem lại sẽ giúp con người chúng ta vượt qua nhiều thử thách, có thể học tập, lao động, sáng tạo tốt hơn, gặt hái nhiều thành tựu hơn. Trong khoa học, lời nói giúp chuyển tải các quan điểm nghiên cứu để khoa học được tiếp thu, phát triển. Trong công việc, lời nói là cách thức trao đổi làm việc nhóm, góp ý, động viên nhau; trong đời thường, lời nói là sự bày tỏ yêu thương, chia sẻ cùng nhau. Cũng có lúc giận hờn, con người dùng lời nói làm tổn thương nhau, điều đó thật đáng buồn, vì lời nói vô hình nhưng có khi sắc bén như gươm đao gây ra những vết thương lòng khó lành được. Bởi vậy, phải biết dùng lời nói để đem lại niềm vui, không nên dùng lời nói như một thứ vũ khí trong cuộc sống đời thường của mỗi chúng ta. Chính vì thế, ông bà ta khuyên con cháu rằng:
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
"Khôn" ở đây chính là chỉ người thông minh, khéo léo thì ắt am hiểu giá trị và ý nghĩa của lời nói. Có thể nói, sức mạnh lớn lao của lời nói thể hiện trong mọi hoàn cảnh cuộc sống con người. Đặc biệt là những lời nói chân chính, lan tỏa yêu thương. Mẹ Te-re-sa, nữ tu cả đời cống hiến cho tình yêu thương con người đã từng nói rằng: "Lời nói tử tế có thể ngắn và dễ nói, nhưng tiếng vọng của chúng là vĩnh cửu"!
Vậy bài học rút ra cho con người, đặc biệt là người trẻ, là phải năng nói lên những "lời tử tế", đó là những lời nói có suy nghĩ, thốt ra từ tấm lòng chân thành, ngay thẳng và trung thực. Mỗi lời nói như vậy sẽ như một bông hoa tươi nở giữa đời thường của cuộc sống, đem lại hạnh phúc và niềm tin cho tất cả chúng ta. Nhưng để vận dụng lời nói như một phương tiện giao tiếp hiệu quả, phương tiện trao gửi tư tưởng và tình cảm, cũng không phải tự nhiên mà làm được. Trước tiên, mỗi bạn trẻ phải năng trau dồi kiến thức về ngôn ngữ. Phải biết phát âm đúng, dùng từ hay, câu văn truyền cảm, cách nói năng phải mạch lạc khúc chiết. Không phải tự nhiên ta có thể đạt được những điều đó, nếu không ra sức học hỏi, ở trên ghế nhà trường và cả trong cuộc sống. Để có được những lời nói có giá trị và ý nghĩa cao đẹp, con người còn phải rèn luyện nhân cách, trau dồi phẩm chất của bản thân. Một bạn trẻ thì cần rèn luyện tính cách ôn hòa, kiên nhẫn, luôn tôn trọng mọi người, biết khiêm tốn, bao dung với người khác mà nghiêm khắc với chính mình. Khi đó, chúng ta mới có thể giao tiếp bằng lời nói một cách văn minh, lịch sự, đạt hiệu quả cao nhất. Và chúng ta mới hiểu hết ý nghĩa những lời nói tốt đẹp, hiểu được câu ca dao quen thuộc sau đây:
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Như vậy, lời ăn tiếng nói luôn cần phải văn minh, thanh lịch. Có lẽ bao giờ con người còn hiện diện trên mặt đất này thì cũng không thể thiếu được vai trò của lời nói, để gắn kết và yêu quý nhau hơn. Người Việt chúng ta yêu quý tiếng mẹ đẻ, quyết tâm gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Mà muốn gìn giữ sự trong sáng đó, trước tiên, chúng ta cần học cách sử dụng lời nói thật đúng đắn, thật hay. Hãy để lời nói của bạn chuyên chở tình yêu thương và niềm vui đến cho mọi người!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Bảo
11/10/2019 15:11:44
Người Việt mình có nhiều điểm khá độc đáo trong tâm lý. Một trong những điều đó là rất chú trọng lời ăn, tiếng nói. Nhiều khi điều này được đặt lên hàng đầu, trờ thành quyết định cho thành công cùa nhiều công việc, nhất là ở phút đầu tiên, khi con người cần gây ấn tượng cho đối tác.
Một ai đó có thể xuất hiện bằng một hình thưc bên ngoài khá sang trọng, bắt mắt, kèm những chi tiết liên quan đến nhân thân: Học vị, nghề nghiệp, chỗ đứng xã hội, kinh tế vững vàng v.v… Nhưng nếu cất lời mà không dễ nghe thì mọi thứ nói trên sẽ trở nên vô nghĩa. Ngược lại, người chẳng có được ưu thế về mọi mặt như vừa nhắc tới mà nói năng dễ nghe thì sẽ nhanh chóng khiến đối tượng tiếp xúc có thiện cảm, làm cho người ta có thể quên mọi nhược điểm khác.
Không phải vô cớ, các cụ ta dạy: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Không mất tiền mua, tức là rất sẵn, có rất nhiều, chẳng khó gì để có được. Vậy thì sao không lựa chọn những lời lẽ đẹp đề làm “vừa lòng nhau”?
Người xưa cũng từng khuyên rằng: “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”. Ăn mà không nhai, sẽ có hại, không tiêu hóa được thành các chất nuôi cơ thể. Giống như vậy, nói phải nghĩ. Nếu nói mà không suy nghĩ sẽ nói những điều dại dột, khiến người nghe phật ý, khó chịu, ghét khinh mình.
Nói năng mà từ tốn, dễ nghe thì dù có bị làm phiền, người ta cũng dễ đáp ứng lời yêu cầu, sự nhờ vả của mình. Chẳng hạn như người ta đang xem ti vi, mình gõ cửa muốn hỏi thăm đường đi, hay nhà ai đó, ắt là họ bị làm phiền. Nhưng mình có lời xin lỗi, rồi nói “Làm ơn, cho hỏi…”, sau đó lại cảm ơn, thể hiện thái độ khiêm nhường, từ tốn của người nhờ và thì người ta vui vẻ, sẵn sàng trả lời, có khi còn đưa sang tận nhà người mình định hỏi. Mình chỉ cần nhờ một, có khi người ta đáp ứng hai.
Ai đó mất rất nhiều công sức, thậm chí tổn kém tiền bạc giúp mình việc gỉ mà mình biết nói và thể hiện lòng biết ơn, coi trọng, đề cao giá trị việc họ giúp mình thì họ sẽ hả lòng, không đòi hỏi trả ơn, còn nói: Không có gì, việc nhỏ thôi mà”. Nhưng ngược lại, việc họ giúp chỉ nhỏ mà mình bộc lộ sự coi thường, phủi công, vô ơn thi họ sẽ phật ý, bực mình, bỗng thấy việc giúp mình là to tát, phí công. Được lời tất sẽ cởi tấm lòng là như thế. Con người cần nhất là sự tôn trọng đề cao, biết đến cộng sức, tấm lòng, chứ không hẳn là phải đền đáp bằng tiền bạc, vật chất.
Người Việt mình lại tinh tế ở chỗ: đủ phân biệt những lời chân thành, xuất phát từ trái tim nồng hậu, tấm lòng thiện chí với những lòi “có cánh”, giả dối, phát ra chỉ cốt để nịnh, lấy lòng, mong vụ lợi, thỏa mãn ý đồ ích kỷ. Lòng người Việt ta luôn rộng mở, sẵn sàng “cởi” với bất cứ ai có thiện chí, biết tôn trọng, nâng niu những giá trị tinh thần. Khi “được lời”, điều đó lại càng được bộc lộ, phát huy.
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang.
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Xưa nay, con người thành công một phần do có năng lực, còn phần nhiều do biết ăn nói phải lời. Lời ăn tiếng nói thể hienj rõ nhất phẩm chất đọa đức và bản lĩnh sống của con người. bởi thế, hãy tận dụng sức mạnh của nó để tìm kiếm thành công và hạnh phúc trong cuộc sống này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×