Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kinh tế nhiều quốc giá Mĩ Latinh đang từng bước được cải thiện chủ yếu do?

Kinh tế nhiều quốc giá Mĩ Latinh đang từng bước được cải thiện chủ yếu do?
1 trả lời
Hỏi chi tiết
231
0
0
Anh Đỗ
14/10/2019 20:37:35
Kinh tế trên đà phục hồi, tăng trưởng
Bức tranh kinh tế Mỹ la-tinh năm 2004 đang sáng dần lên sau một thời kỳ dài ảm đạm.
Theo báo cáo của Ủy ban kinh tế Mỹ la-tinh của Liên hợp quốc (CEPAL), mức tăng trưởng kinh tế khu vực Mỹ la-tinh và Caribe trong năm 2004 đạt 5,5% cao hơn so với các dự báo lạc quan nhất mà CEPAL đưa ra trong năm qua. Mức tăng trưởng này cao gấp hơn ba lần so với mức tăng trưởng kinh tế năm 2003 là 1,5%. Ðây là năm đầu tiên kể từ năm 1997 hầu hết các nước Mỹ la-tinh (trừ Haiti, tăng trưởng - 3%) không bị tăng trưởng âm và GDP tính theo đầu người của khu vực tăng.
Xuất khẩu của Mỹ la-tinh đạt 445 tỷ USD trong năm 2004, tăng 23% so với năm 2003 và là mức tăng kỷ lục trong vòng hai thập kỷ gần đây. Mức tăng trưởng lạc quan trên chủ yếu nhờ vào tác động của sự phục hồi kinh tế thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc và Ấn Ðộ, đầu tư nội địa tăng và tỷ lệ lãi suất thấp trên trường quốc tế.
Sự phục hồi kinh tế ở các quốc gia Mỹ la-tinh diễn ra khá đồng đều do tác động của xu hướng phát triển chung trên thế giới, hiệu quả của những cải cách dài hạn và đặc biệt sự gia tăng đầu tư từ châu Âu, mặc dù nguồn vốn đầu tư còn kém xa những năm 90 của thế kỷ trước.
Tuy nhiên CEPAL cũng cảnh báo rằng, mức tăng trưởng khá cao trong năm nay chưa bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế của Mỹ la-tinh trong những năm tiếp theo. Những thách thức về cơ cấu đang cản trở sự phục hồi bền vững của kinh tế khu vực này, tỷ lệ thất nghiệp và người nghèo hầu như chưa giảm. Các nhà nghiên cứu kinh tế Mỹ la-tinh cho rằng, sau cuộc khủng hoảng kinh tế của Argentina, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn hoài nghi về tính ổn định của nền kinh tế khu vực đòi hỏi các quốc gia phải tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững. Mỹ la-tinh cần điều chỉnh hợp lý về quản lý vĩ mô, hạn chế được lạm phát, thu hút được đầu tư tốt hơn.
Venezuela là quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất với 18%; tiếp đến là Uruguay 12%, Argentina khoảng 8% và Peru là 6,5%; trong khi hai nền kinh tế lớn nhất khu vực là Brazil và Mexico đạt mức tăng tương ứng là 4,7% và 4%. Mặc dù phải đối phó với nhiều thách thức, khó khăn lớn như thiên tai, hạn hán và chính sách xiết chặt bao vây, cấm vận của Mỹ, nhưng kinh tế Cuba vẫn tăng trưởng 5%.
Năm 2004 là năm thứ hai nền kinh tế Argentina, lớn thứ ba ở Mỹ la-tinh tiếp tục phục hồi mạnh và tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế khu vực. Tổng sản phẩm quốc nội GDP của nước này tăng 8% trong năm 2004, cao hơn nhiều so với dự báo đầu năm từ 5,5% đến 6%. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 13% so với năm 2003 là 16,3%. Kinh tế Argentina giữ được mức tăng trưởng cao là nhờ mức tiêu thụ nội địa tăng trong khi các ngành kinh tế chủ chốt như chế tạo ô-tô, dệt may và xây dựng phục hồi nhanh.
Chile vẫn được đánh giá là quốc gia có nền kinh tế phát triển ổn định nhất trong khu vực với mức tăng trưởng GDP đạt 6% so với 3,3% năm 2003. Kim ngạch xuất khẩu của nước này đạt 31,2 tỷ USD, tăng 51% so với năm ngoái. Brazil đạt mức tăng GDP 4,7% trong năm 2004 cao hơn nhiều so với dự báo đầu năm là 3,4%.
Riêng trong quý 3-2004, mức tăng trưởng của quốc gia có nền kinh tế lớn nhất trong khu vực này đạt 6,1% so với 5,1% trong quý 2- 2004. Kim ngạch xuất khẩu của Brazil đạt 94 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2003 là 73 tỷ USD và là mức cao chưa từng thấy trong lịch sử nước này.
Theo dự báo của Ngân hàng thế giới (WB), năm 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ la-tinh chỉ đạt từ 4 đến 4,5%, do kinh tế thế giới phát triển chậm lại và một số nước trong khu vực không thể duy trì mức tăng trưởng cao như năm 2004.
Trong đó tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế lớn khu vực như Brazil, Mexico đạt khoảng 4%, Argentina đạt hơn 5%, riêng Chile vẫn giữ tốc độ tăng trưởng hơn 6% nhờ xuất khẩu tăng mạnh.
Ðẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực
Trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều biến động phức tạp và xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các nước Mỹ la-tinh nhận thức rõ vai trò liên kết, hợp tác kinh tế quốc tế là nhân tố quan trọng và động lực thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia, đồng thời có đủ khả năng đương đầu với những thách thức của thời đại mới.
Xu hướng liên kết, hợp tác kinh tế giữa các nước và các tổ chức kinh tế trong khu vực như: Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Cộng đồng các quốc gia vùng Aldes (CAN), Thị trường chung Caribe (CARICOM)... trong năm qua tiếp tục được đẩy mạnh và có những bước tiến rõ rệt.
Sự kiện quan trọng đánh dấu những nỗ lực thúc đẩy liên kết, hợp tác khu vực là Hội nghị cấp cao các nước Nam Mỹ diễn ra tại Peru ngày 9-12-2004 với sự tham gia của các nhà lãnh đạo và đại diện cấp cao của 12 nước. Hội nghị đã ra tuyên bố thành lập Cộng đồng các quốc gia Nam Mỹ (CSN), một tổ chức liên kết chính trị và kinh tế, văn hóa theo mô hình Liên hiệp châu Âu (EU). Tổng thống Peru A.Toedo cho rằng, việc thành lập CSN là bước tiến lịch sử trong tiến trình liên kết Nam Mỹ, tạo điều kiện cho các nước trong khu vực phát huy hết tiềm năng kinh tế, xã hội, đồng thời củng cố thêm vị thế của Nam Mỹ trong các cuộc thương lượng về tự do thương mại với các khối các nước Bắc Mỹ, EU và châu Á.
CSN bao gồm các nước Argentina, Brazil, Uruguay, Paraguay, Chile, Bolivia, Peru, Ecuador, Colombia, Venezuela, Guyana và Suriname.
CSN là khối kinh tế khu vực lớn thứ ba thế giới với tổng số 361 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt hơn 973 tỷ USD và tổng kim ngạch xuất khẩu 188 tỷ USD. Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) cũng tiếp tục được củng cố, phát triển theo hướng tăng cường, mở rộng liên kết khu vực. Hội nghị cấp cao MERCOSUR họp tại Brazil ngày 17-12-2004 đã kết nạp thêm các nước Ecuador, Colombia và Venezuela là thành viên liên kết nhằm nâng cao vị thế của tổ chức này. Trước đó, Mexico cũng tuyên bố xin gia nhập tổ chức này.
Hiện nay MERCOSUR gồm bốn thành viên chính thức là Brazil, Argentina, Uruguay và Paraguay và sáu thành viên liên kết là Bolivia, Chile, Peru, Colombia, Ecuador và Venezuela.
Tổng thống Brazil Lula da Silva nhận định rằng, MERCOSUR đang trên đà hoàn thiện để trở thành một thị trường chung có hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế của các quốc gia thành viên và toàn khu vực Nam Mỹ. Trong năm qua, MERCOSUR và Hệ thống Liên kết Trung Mỹ (SICA) đã đạt được thỏa thuận bắt đầu các cuộc thương lượng về một hiệp định tự do song phương kể từ tháng 2-2005.
SICA gồm các nước Guatemala, Nicaragua, Honduras, El Salvador, Costa Rica, Panama và Belize. Trong khi đó, các nước Trung Mỹ đang tích cực triển khai dự án Puebla - Panama (PPP) có tầm quan trọng đặc biệt với tương lai kinh tế các nước khu vực này, đặc biệt các dự án hòa lưới điện chung và thống nhất các hệ thống giao thông theo trục Thái Bình Dương và Ðại Tây Dương...
Không chỉ tăng cường hợp tác, liên kết khu vực, các nước Mỹ la-tinh còn quan tâm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại với nhiều tổ chức kinh tế và các nước trên thế giới. Một mặt tiếp tục các cuộc đàm phán nhằm ký kết FTA với các đối tác kinh tế chính là Mỹ và Liên hiệp châu Âu (EU), năm 2004 đánh dấu những chuyển biến về nhận thức trong việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế theo hướng đa phương hóa giữa các nước thành viên MERCOSUR với các nước lớn thuộc khối các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Ðộ và Nam Phi...
Trong chuyến thăm Ấn Ðộ hồi đầu năm, Tổng thống Brazil Lula da Silva đã kêu gọi sớm ký kết hiệp định tự do thương mại giữa Brazil, Ấn Ðộ và Nam Phi đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng về hợp tác kinh tế giữa Brazil, Ấn Ðộ với Trung Quốc và Nga nhằm phối hợp ý chí đấu tranh vì lợi ích thương mại của các nước đang phát triển trong các vòng đàm phán tự do thương mại của WTO.
Bước phát triển quan trọng của phong trào cánh tả Mỹ la-tinl
Năm 2004 đánh dấu bước phát triển quan trọng của phong trào cánh tả ở Mỹ la-tinh, phản ánh niềm tin và sự ủng hộ mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân lao động đối với đường lối dân chủ tiến bộ của lực lượng chính trị cánh tả thông qua các cuộc trưng cầu ý dân, bầu cử tổng thống và bầu cử địa phương trong khu vực.
 
Sự kiện nổi bật và có ý nghĩa lớn đối với phong trào cánh tả ở Mỹ la-tinh năm vừa qua là chiến thắng thuyết phục của Tổng thống Venezuela H.Chavez (ảnh bên) trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 15-8. Ðây là cuộc đọ sức quyết liệt, không khoan nhượng giữa Chính phủ bảo vệ lợi ích người nghèo và lực lượng đối lập đại diện quyền lợi cho giới chủ, tầng lớp trung lưu trong cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài nhiều năm qua ở quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ năm trên thế giới.  
Kể từ khi lên nắm quyền điều hành đất nước, Tổng thống H.Chavez đã phát động cuộc cách mạng mang tên người anh hùng dân tộc Boliva nhằm xóa bỏ nghèo đói ở quốc gia giàu tiềm năng dầu mỏ nhưng tỷ lệ người nghèo chiếm đa số trong tổng số 26 triệu dân. Cuộc cách mạng đã thu được nhiều thành tựu quan trọng: Ðời sống của các tầng lớp nhân dân lao động nghèo được cải thiện, hàng triệu người được hỗ trợ lương thực, thực phẩm, chăm sóc y tế và xóa nạn mù chữ; tỷ lệ trẻ em chết giảm và tuổi thọ người dân được nâng lên.
Bất chấp những thành tựu và chính sách tiến bộ hợp lòng dân của Chính phủ, lực lượng đối lập sau khi thực hiện cuộc đảo chính bất thành năm 2002, vẫn điên cuồng chống phá, tìm mọi mưu mô, thủ đoạn nhằm lật đổ Tổng thống hợp hiến H.Chavez bằng nhiều hình thức như tổng bãi công, kích động gây bạo loạn và vu cáo, bôi nhọ Tổng thống là chuyên quyền, tham nhũng.
Nhưng kết quả cuộc trưng cầu ý dân có sự giám sát của các tổ chức quốc tế và được đánh giá là dân chủ, công bằng, minh bạch cho thấy đa số cử tri ủng hộ Tổng thống Chavez tiếp tục nhiệm kỳ 2000-2006.
Thắng lợi của Tổng thống Chavez tại cuộc trưng cầu ý dân ngày 15-8-2004 thể hiện khát vọng cháy bỏng về tương lai tốt đẹp và niềm tin của nhân dân lao động Venezuela vào cuộc cách mạng Boliva, đồng thời là thắng lợi của đường lối độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội mà Tổng thống đã khởi xướng và kiên trì theo đuổi bất chấp sức ép của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Thắng lợi này là nguồn cổ vũ quan trọng phong trào cánh tả ở Mỹ la-tinh đang nỗ lực phấn đấu và kiên cường đấu tranh vì mục tiêu và lý tưởng cao đẹp của mình.
Thắng lợi quan trọng tiếp theo của phong trào cánh tả ở Mỹ la-tinh là việc ứng cử viên tổng thống của liên minh cánh tả "Gặp gỡ tiến bộ - Mặt trận rộng rãi" (EP-FA) T.Vazquez, giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống Uruguay (ngày 31-10) và trở thành Tổng thống nước này nhiệm kỳ 2005-2009.
Ðây là lần đầu trong lịch sử Uruguay, lực lượng chính trị cánh tả giành chiến thắng trong bầu cử tổng thống, chấm dứt sự độc quyền lãnh đạo đất nước suốt hơn 170 năm của hai đảng chính trị truyền thống là đảng Blanco và đảng Colorado kể từ khi quốc gia Nam Mỹ này giành độc lập năm 1825. T
ổng thống Venezuela đã ca ngợi chiến thắng của ông Vazquez là sự kiện quan trọng trong lịch sử Mỹ la-tinh. Ông cho rằng, kết quả bầu cử Tổng thống ở Uruguay là bước tiến lớn trên đường hướng tới xây dựng một Nam Mỹ mới và một Mỹ la-tinh mới. Thắng lợi của ông Vazquez đã ghi thêm vào danh sách những thắng lợi quan trọng, có tính thuyết phục mà lực lượng chính trị cánh tả và tiến bộ đã giành được và lên nắm quyền lãnh đạo ở một loạt nước lớn trong khu vực mấy năm qua như: Tổng thống Venezuela H.Chavez - 1988; Tổng thống Chile R. Lagos - 2000; Tổng thống Brazil Lula da Silva - 2002 và Tổng thống Argentina N. Kirchner-2003.
Lực lượng chính trị cánh tả còn tiếp tục nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các cử tri trong các cuộc bầu cử địa phương ở các nước Chile, Brazil và Venezuela và Nicaragua. Trong cuộc bầu cử địa phương ở Venezuela, các ứng viên của Chính phủ của Tổng thống H.Chavez đã giành được 20 trong số 22 chức thống đốc bang và phần lớn các chức thị trưởng, các ủy viên hội đồng địa phương. Thắng lợi này đã củng cố thế và lực của Tổng thống H.Chavez ở trong nước và trên trường quốc tế để ông tiếp tục thực hiện đường lối cách mạng đã chọn.
Trong cuộc bầu cử chính quyền địa phương ở Nicaragua (7-11-2004), Mặt trận Dân tộc Sandino (FSLN) đã giành quyền kiểm soát tại 91 trong tổng số 152 quận, huyện và thị xã tăng 45% so với đợt bầu cử năm 2000, phản ánh niềm tin ngày một tăng của nhân dân Nicaragua vào đường lối của FSLN.
Trên biển Caribe, Cuba vẫn kiên định con đường chủ nghĩa xã hội đã chọn kiên cường, bất khuất vượt qua mọi thách thức, khó khăn do thiên tai, bão lũ và chính sách tăng cường cấm vận của chính quyền Mỹ gây ra, bảo vệ vững chắc những thành quả cách mạng và tiếp tục thu được những thành tựu mới trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục... thể hiện là tấm gương sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng ở khu vực Mỹ la-tinh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K