2 câu chuyện về lòng khoan dung nha ^^
1)
Khổng Phu Tử bàn về Khoan Dung: Không có Người theo Nếu Nhìn thấy Quá rõ.
Tử Trương (Zi Zhang), một học trò của Khổng Phu Tử, hỏi Đức Khổng Tử đạo lý về chính trị và chấp chính. Khổng Phu Tử giảng, “Người Quân tử trị vì dân chúng, không nên thiết lập những tiêu chuẩn quá cao. Không nên thuyết dụ nhân dân bằng những mục đích quá xa vời thực tế. Đừng cưỡng chế họ làm những việc mà họ không có khả năng.”
Tử Trương đáp, "Học trò thành thẩn tiếp thụ giáo huấn”.
Khổng Phu Tử giảng thêm: “Trò nhất định phải nhớ, nước trong thì không có cá, Người thấy nhiều thứ quá rõ ràng thì không có người theo. Ngày xưa, vương miện (mũ, nón) của các Hoàng Đế thường có các chuổi ngọc rũ xuống che khủ khuôn mặt . Đấy là để họ không nhìn quá rõ mọi thứ. Họ trang trí cho che kín lỗ tai để không nghe được quá nhiều điều. Một khi trong dân chúng xuất hiện yêu tặc nổi dậy, vị Hoàng Đế sẽ chấn chính lại tình huống.”
Trương Tử nghe xong thành khẩn nói: “Thầy giảng thật uyên thâm”.
Khổng Phu Tử cũng giảng: “Chúng ta nên khoan dung (chấp nhận) nhiều chính sách để người ta có thể tự thấy những chỗ không toàn vẹn của mình. Trò nên truyền giảng những nguyên lý phù hợp với mức độ tiếp thu của quần chúng. Giáo dục cho họ có khả năng độc lập tư duy (suy nghĩ, tư tưởng) dựa trên những nguyên lý và tự tìm ra phương hướng cho bản thân! Khi người phạm lỗi lầm, đừng làm mọi thứ để chỉ ra lỗi lầm của họ, hãy khoan dung và tha thứ cho họ dựa vào những điều tốt đẹp mà họ đã làm trong quá khứ. Điều đó sẽ giúp họ ngày càng trở nên tốt hơn, như một người chết đi mà được sống lại. Đấy là một phương cách của Đấng trị vì”.
Trương Tử thành khẩn đáp tạ: “Thầy giảng thật thấu đáo”.
Khổng Phu Tử giảng thêm: “Muốn người khác tin theo, tốt nhất là khiêm tốn lắng nghe quan điểm của người khác trước. Muốn một chính sách được thực thi nhanh chóng, tốt nhất là hãy tự mình làm gương. Muốn người sớm quy phục mình, cách tốt nhất là dạy cho họ những luật chân chính. Nếu trò có thể đạt được những điều trên thay vì chỉ biết mắng mỏ và trừng phạt dân chúng, trò sẽ là một người chấp chính được yêu chuộng”.
”Không có người theo nếu nhìn thấy quá rõ”, ý nói rằng chúng ta nên đối xử với người khác bằng nhẫn nại và không nên mắng chửi người ta hay là yêu cầu người ta quá khắc khe. Là con người, ai cũng có điểm yếu kém. “Không có người theo nếu nhìn thấy quá rõ”, dạy chúng ta trở thành khoan dung và ân cần với người khác. Chúng ta nên cảm nhận được điểm mạnh của người khác và học hỏi từ họ để không ngừng thăng tiến về phẩm chất và đạo đức.
2)
Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên của người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.
Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải đem theo.
Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.
Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình".