Từ khi cất tiếng khóc chào đời, tôi đã bắt đầu tiếp xúc với thế giới xung quanh- nó thật trong trẻo, thật đơn giản, rồi được yên ấm trong vòng tay yêu thương, chăm sóc của cha mẹ. Rụt rè bước chân vào lóp một rồi thoáng chốc lại trở thành một cô nữ sinh toâi teân lớp mười hai. Lớp mười hai- đó cũng chính là thời khắc quyết định- thời khắc tôi quyết định cho tương lai của mình- thời khắc định tôi phải đương đầu với cái thế giới hỗn loạn xô bồ- cái thế giới mà tôi chưa hề biết tới- nó không bằng phẳng, không đơn giản như cái tuổi học sinh hồn nhiên như bây giờ.
Chọn ngành chọn nghề là cột mốc quan trọng nhất của cuộc đời học sinh. Cái nghề không gắn bó một thời, một lúc mà gắn bó cả đời, mà tất nhiên cái nghề ấy không phải chợt ùa về trong suy nghĩ mà phải là niềm đam mê không giới hạn.
Nếu có ai đó hỏi tôi:” Bạn thích làm nghề gì ?” Tôi sẽ không suy nghĩ mà trả lời ngay rằng: “ Tôi muốn trở thành một Bác sĩ tài ba, cống hiến sức mình cho Tổ quốc”, bởi lẻ cái mơ ước được học ngành Y ấy luôn cháy bỏng trong tôi, nó là nguồn động lực cho tôi phấn đấu và tôi biết rằng những cố gắng của mình là không hoang phí.
Thuở nhở, tôi là con bé gái rất yếu ớt, việc tới bác sĩ là việc thường xuyên. Tôi thấy khâm phục các cô, các chú bác sĩ- sao mà họ giỏi đến thế cứu chữa biết bao nhiêu người khỏi bệnh, không chỉ những căn bệnh bình thường mà ngay cả những căn bệnh hiểm nghèo, những bệnh về não họ. Tôi muốn được giỏi như họ, tôi thích cái áo blouse mà họ mang, tôi thích phong cách của họ làm việc và cái không khí nơi đó có ngột ngạt nhưng nơi đó có những con người cần cù, tận tụy với nghề. Từ đó tôi luôn nuôi ước mơ trở thành một bác sĩ-lúc đó tôi chạc năm, sáu tuổi… Tuy nhỏ nhưng tôi vẫn nhận thức được mơ ước của mình. Tôi dùng chiếc đèn pin soi còng đã cũ của cha, tôi tháo ra và chỉ lấy phần đầu- chỗ có tấm kính tròn chắn ngang, dùng sợi dây cước, tôi cột vào hai bên, đeo vào cổ thế là tôi đã có được một chiếc ống nghe- tôi quý nó lắm. Mỗi khi cha mẹ đi làm về tôi lại nói:” mẹ ơi, ngồi yên cho con khám bệnh cho mẹ !”, và cứ thế cái ước mơ ấy theo tôi từng ngày từng ngày…
Khi tôi họọc lớp chín, bà của tôi qua đời. Bà rất khỏe mạnh, không mắc bệnh gì cả, đi và cảm thấy choáng váng thế là ngã ra và mất. Bà không còn thở nhưng người bà rất ấm, ấm lắm, nhu không có gì xảy ra … suốt sáu tiếng đồng hồ, mọi người vẫn hi vọng một kì tích nhưng vẫn không tìm thấy một hơi thở nào nơi bà… Thời gian trôi qua, tôi tìm hiểu, nghiên cứu trên các trang mạng, thông qua những quyển sách tôi biết được đó chỉ là “chết lâm sàng”- có nghĩa sẽ cứu được bà nếu đưa bà lên bệnh viện sớm hơn… Tôi tự trách mình sao mình không được sinh ra sớm hơn, không được lớn nhanh hơn, không biết được căn bệnh ấy trước, để rồi giờ đây tôi sẽ không phải cắn rứt như bây giờ. Một lần ước mơ trở thành một nữ bác sĩ ấy lại như một ngọn lửa cháy bỏng trong tôi.
Tôi luôn cố gắng, mặc dù nhà rất xa, mỗi ngày đến trường gần một tiếng rưỡi đồng hồ, đôi lúc mệt mỏi,đuối sức nhưng nghĩ về ước mơ và tương lai của mình, tôi biết những cố gắng ngày hôm nay là không thừa. Mỗi một cố gắng của tôi ngày hôm nay sẽ là một viên gạch vững chắc xây dựng tương lai sau này. Nuôi ước mơ trở thành một bác sĩ, tất nhiên tôi phải tìm hiểu những phẩm chất mà người bác sĩ cần có: cần cù, tận tụy, nhiệt tình, là một lương y và quan trọng nhất là sự chính xác- bởi khi vào bệnh viện, bác sĩ là người nắm chắc số phận của bệnh nhân, bởi “sai một li đi một dặm”.
Dù là hạnh phúc hay danh vọng thì điều phải dánh đổi một điều gì đó, bởi việc gì cũng có cái giá của nó. Thành công, danh vọng thì đánh đổi bằng sự cố gắng vươn lên, kiên trì và vượt khó- bởi lẻ mỗi một cố gắng là một bước đến thành công.