LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy tưởng tượng mình là anh con trai Lão Hạc trở về nghe ông Giáo kể chuyện về cha mình bán chó. Hãy viết lại thành 1 bài văn

Đề bài:  Hãy tưởng tượng mình là anh con trai Lão Hạc trở về nghe ông Giáo kể chuyện về cha mình bán chó. Hãy viết lại thành 1 bài văn.
 Đề bài: Hãy tưởng tượng mình là người chứng kiến cảnh chị Dậu phản kháng lại tên cai lệ trong văn bản Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố). Hãy viết lại thành bài văn. 
 
CÁC BẠN GIÚP MÌNH NHA

 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
398
1
0
Doãn
20/10/2019 12:46:36
Tôi là con trai lão Hạc. Sau tám năm ròng đi đồn điền cao su, nay tôi mới có dịp trở về quê hương, thăm người cha già kính yêu và thăm cậu Vàng yêu quý.
Cũng giống như bao người xa quê khác, tôi vô cùng hồi hộp, háo hức và xúc động khi được trở về quê nhà, gặp lại người cha đáng kính sau bao năm xa cách.
Ngần ấy năm trời, tôi không viết thư cho cha nên không biết cuộc sống của cha đã ra sao rồi và trong túi của tôi đã dành dụm được chút tiền gọi là để biếu cha và để về quê cưới vợ. Cảnh vật quê hương vẫn thân thuộc như ngày nào. Trong tâm trí tôi vẫn nhớ như in từng đường thôn ngõ xóm, từng dòng sông, ngọn đồi nhưng dường như cảnh vật dần dần tiều tụy, xơ xác hơn so với ngày tôi bỏ làng ra đi. Bỗng nhiên, một cảm giác lạnh lẽo bao trùm khắp không gian khi tôi đặt chân đến mảnh vườn của cha. Cây cỏ thì khô héo, cây cối xung quanh tiêu điều, trơ trụi như rất lâu rồi chưa có người đặt chân đến chăm sóc. Ngôi nhà bằng rơm của cha tôi thì siêu vẹo, tưởng chừng như sắp đổ. Tôi vội vàng ngó vào trong nhà nhưng chẳng thấy cha tôi đâu. Tôi gọi lớn: “Cha ơi, cha ơi con đã về rồi đây cha ơi, cha ơi!...” nhưng mãi không có một tiếng trả lời. Tôi bỗng đâm ra lo sợ. Bất chợt, có một người hàng xóm đi qua, đã nhận ra tôi là con trai lão Hạc liền nói: “ơ, cháu đã về rồi à, nhưng bây giờ về thì đã quá muộn rồi, cha cháu đã mất cách đây năm năm trước và mảnh vườn cũng đã bán cho ông giáo rồi, cháu thử sang hỏi ông giáo mà xem”. Tôi sững sờ không tin vào tai mình, quên cả cảm ơn bác hàng xóm rồi chạy một mạch tới nhà ông giáo.
Vừa đến nơi, ông giáo đã nhận ra tôi ngay, ông “à”, lên một tiếng rồi mời tôi vào nhà. Ngay lập tức tôi vào thẳng vấn đề chính:
— Ông giáo ơi, ông giáo cho cháu biết chuyện gì đã xảy ra với cha cháu, à và còn về mảnh vườn nữa, chuyện cha cháu bán mảnh vườn cho ông giáo là như thế nào vậy?
— Cậu cứ từ từ đã, chuyện còn dài lắm, trước tiên tôi dẫn cậu đến mộ của cha cậu trước đã. Ông giáo từ từ đáp lại. Đến mộ của cha, ông giáo và tôi thắp vài nén hương khấn cha tôi và ông giáo nghẹn ngào nói:
— Lão Hạc ơi, cuối cùng con trai lão cũng đã trở về rồi đây, đã đến lúc tôi thực hiện lời hứa là trao trả mảnh vườn mà lão đã hi sinh cuộc đời để giữ lại cho con. Bây giờ thì lão có thể yên nghỉ dưới suối vàng rồi chứ?
Nghe đến đây, chưa rõ chuyện gì xảy ra nhưng tôi vô cùng xót xa, ân hận nói:
— Cha ơi, con quả là đứa con bất hiếu phải không cha, trong lúc cha cần có một bờ vai để nương tựa nhất thì con lại không có ở bên. Con chỉ mải mê lo kiếm tiền để hai cha con có thể sông một cuộc sống đầy đủ hơn sau này, con thật có lỗi quá - Tôi tự dằn vặt bản thân mình.
Tôi vừa dứt lời thì ông giáo vỗ vai an ủi tôi rồi cả hai cùng trở về nhà ông giáo để nói chuyện tiếp. Ông giáo rót nước mời tôi uống rồi từ từ kể lại toàn bộ câu chuyện cho tôi nghe. Từ lúc mùa màng đói kém, cha tôi day dứt về chuyện bán cậu Vàng đến lúc ân hận, xót xa đã nỡ lừa một con chó. Cha tôi đã phải tự giải thoát cuộc đời bằng cách ăn bả chó xin được của Binh Tư để không tiêu vào số tiền dành dụm cho tôi và giữ lại mảnh vườn cho tôi. Cha tôi đã nhờ ông giáo viết văn tự bán vườn để nhằm giữ nguyên mảnh vườn khi tôi trở về.
Nghe xong câu chuyện mà ông giáo kể, tôi không thể nào kiềm chê được nỗi xúc động, hai dòng nước mắt cứ thế chảy ra. Tôi ân hận lắm, xót xa lắm, chỉ vì tôi mà cha đã nhịn đói, chỉ vì tôi mà cha đã phải tự tìm đến cái chết thảm khốc để giải thoát bản thân. Đầu óc tôi choáng váng, tôi cảm thấy mình thật đáng chết, mình là người con bất hiếu, việc gì mà cha phải hi sinh cuộc đời cho một người con như tôi chứ. Trong lòng tôi tràn đầy cảm giác tội lỗi, ân hận. Tôi thương cha vô cùng. Thực ra ngày ấy phần vì nông nổi sau khi người yêu đi lấy chồng do tôi nghèo khó không có đủ tiền cưới vợ, phần vì thấy cha đã già mà phải làm việc vất vả tôi mới bỏ làng ra đi để kiếm chút ít tiền vừa để có chút vốn liếng lập nghiệp về sau, vừa để cho cha an hưởng lúc về già, ai ngờ sự việc lại xảy ra như thế này. Tôi chỉ nghĩ vùng đất ấy là một vùng đất đầy hứa hẹn, có thể kiếm được nhiều tiền để sau này về biếu cha rồi lập nghiệp và cưới vợ. Ông giáo liền đưa cho tôi xem văn tự mảnh vườn và nói: “Giờ đây, văn tự này chẳng còn ý nghĩa gì nữa” rồi ông giáo liền xé nó đi và đưa trả lại tôi cả mấy chục đồng bạc mà cha tôi nhờ ông giáo cất giữ. Trước khi ra về, tôi có đưa cho ông giáo mấy đồng bạc nhưng ông giáo nhất quyết không nhận, ông bảo không có lí do gì để nhận số tiền ấy cả.
Tôi ra về, trong lòng thầm nghĩ sẽ trân trọng mảnh vườn cha tôi để lại suốt đời, tôi sẽ không bao giờ bán đi một tấc đất nào vì nó là mồ hôi, công sức và cả cuộc sống của cha để lại cho tôi. Tôi sẽ lập nghiệp ở chính nơi đây, sẽ cưới vợ, sẽ làm lụng chăm chỉ và sẽ luôn tiếp tục hướng về tương lai tốt đẹp để cha có thể mỉm cười dưới suối vàng. “Cha ơi, cha hãy luôn theo dõi con, phù hộ cho con, cha nhé!”
Bài làm 2
Mới đó mà đã ngót bảy năm trôi qua kể từ ngày tôi phẫn trí, bỏ quê đi phu đồn điền mãi tận Phú Riềng. Suốt những năm tháng đó, tôi đã phải sống cuộc đời cay cực, lầm than để bòn từng cắc bạc. Tương lai mờ mịt, tưởng chừng chẳng bao giờ còn được về lại quê hương. Cách mạng tháng Tám nổ ra, tôi cùng các dân phu tham gia Việt Minh đánh lại bọn chủ đồn điền và bọn thực dân để giải phóng dân tộc, giải phóng mình. Và hôm nay, tôi đã có thể trở lại quê xưa để gặp người cha già thân yêu sau bao năm cách biệt.
Trên suốt chặng đường về quê, tôi bâng khuâng ngắm nhìn từng cảnh vật. Khung cảnh làng quê tuy vẫn nghèo với những vườn cây vàng võ, những mái tranh tiêu điều, những mảnh ruộng cằn khô nhưng vẫn cảm nhận được khí thế cách mạng thể hiện qua nét mặt hân hoan của mọi người. Tôi miên man nghĩ về thầy tôi, không biết giờ này thầy đang làm gì, mắt đã mờ, chân đã chậm nhiều chưa? Tôi thấy mình có lỗi vì một phút nông nổi đã bỏ lại người cha già yếu mà đi. Bất giác, tôi ước mình có đôi cánh để bay nhanh về ngôi làng nhỏ bé, thân thuộc, nơi ấy có một người thân yêu đang ngóng đợi tôi về.
Mải suy nghĩ, tôi ngỡ ngàng khi nhận ra mình đã bước về làng cũ. Vẫn còn đó cây đa, bến nước, sân đình,… Tất cả vẫn thân thuộc, gần gũi làm sao! Rồi những hồi ức, kỉ niệm của những tháng ngày sống kham khổ với rau chuối, củ riềng, củ ráy nhưng ấm áp hương vị quê hương lại ùa về nguyên vẹn trong tôi. Tôi hối hả bước về ngôi nhà tranh với bờ rào râm bụt đỏ quen thuộc, trong lòng vang lên tiếng gọi tha thiết: “Thầy ơi! Con đã về rồi!”.
Nhưng đáp lại tiếng kêu thảng thốt của tôi là cảnh im vắng của khu vườn rộng thênh, cỏ vườn tốt um, căn nhà heo vắng, không thấy bóng dáng của thầy, Cậu Vàng đâu, sao không chạy ra đón?... Sự ngạc nhiên cùng tâm trạng bồn chồn lo lắng cùng lúc xuất hiện trong lòng tôi. Tôi khẽ khàng đẩy cánh cửa. Trời ơi! Một cảnh tượng thê lương đập vào mắt khiến tôi khuỵu xuống. Trên ban thờ cũ kĩ có thêm một bát hương mới. “Có lẽ nào, cha tôi đã…” Tôi đã không dám nghĩ tiếp, vội chạy sang nhà ông giáo, người mà trước đây thầy tôi vẫn hay tâm sự, truyện trò để hỏi thăm.
Ông giáo đón tôi với vẻ mặt trầm buồn, rồi ông chậm rãi kể cho tôi nghe những ngày tháng cuối cùng của thầy tôi trước khi rời xa thế giới này. Thì ra, suốt những năm qua, thầy tôi sống tằn tiện, chắt chiu, cực khổ, bòn từng hào lẻ để dành dụm cho tôi. Ông trời lại khéo trêu cợt khiến thầy gặp phải trận ốm thập tử nhất sinh, tiền bạc dành dụm bấy lâu cũng đội nón ra đi. Bồi thêm trận bão làm cho hoa màu trong vườn điêu tàn khiến cuộc sống của thầy tôi lại càng cơ cực. Cuối cùng thầy đã bán con Vàng - niềm vui tuổi già của thầy trong tột cùng đau xót và chọn một cái chết tức tưởi, đớn đau nhằm chấm dứt tình trạng sống mòn để giữ cho tôi chút tài sản cuối. Tai tôi ù đi, lòng tôi tê tái khi nghe câu nói của ông giáo: “Đây là văn tự mảnh vườn mà ông cụ đã cố để lại cho anh trọn vẹn. Cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào”.
Cầm tờ văn tự trong tay, tôi như người mộng du theo chân ông giáo ra bãi tha ma cuối làng. Khung cảnh nghĩa địa buồn hiu hắt dưới ráng chiều chạng vạng. Trên mộ thầy tôi cỏ mọc xanh tốt như thể được chăm chút thường xuyên. Liệu có phải ông trời thương xót thầy tôi mà độ cho không?
“Đốt nén hương thơm mát dạ người. Con đã về đây ơi thầy ơi!”. Tôi nghẹn ngào gọi thầy trong tâm tưởng. Thầy ơi! Đứa con bất hiếu đã trở về bên thầy đây. Thầy ơi! Con vô cùng hối hận vì trong lúc phẫn chí đã bỏ quê đi, bỏ lại thầy một mình, thân già quạnh quẽ, cô đơn không người nương tựa. Những khi trái gió, ốm đau, một mình thầy chịu đựng mà không một lời trách cứ về con. Thầy ơi! Con đã hiểu công ơn, tình cảm yêu thương vô bờ thầy đã thầm lặng dành cho con bao lâu nay. Thầy đã ngày đêm thương nhớ, lo lắng, mong ngóng con trở về. Mọi suy nghĩ, việc làm của thầy đều hướng về con. Thầy sống tằn tiện, kham khổ, làm việc chăm chỉ, chẳng quản nắng mưa cũng là để vun vén cho con. Thầy đã hi sinh cả điểm tựa tinh thần, niềm vui của tuổi già, cả mạng sống của chính mình cũng là vì hạnh phúc của con. Con cũng hiểu và căm giận vô cùng cái xã hội thực dân nửa phong kiến tối tăm, ngột ngạt, bất công đã đẩy thầy và những người có nhân cách cao đẹp vào cảnh đói nghèo, bế tắc, phải chọn cái chết thảm thương. Nếu có thể cho thời gian quay trở lại, con nguyện sẽ không bao giờ rời bỏ thầy trong cô đơn, hiu quạnh mà đi. Nhưng giờ đây, mọi sự hối hận đều đã muộn màng, con xin thầy tha thứ cho con và ở nơi suối vàng, xin thầy hãy bình an yên nghỉ! Thầy hãy yên tâm về con thầy nhé! Con sẽ sống một cuộc sống tốt đẹp, lương thiện, ngay thẳng, trung thực như thầy đã từng sống. Mảnh vườn thầy đã giữ lại bằng chính mạng sống, con sẽ vun xới, chăm chút để cho ra nhiều hoa thơm, trái ngọt dâng thầy.
Chợt một bàn tay nhẹ nhàng khẽ đặt trên vai tôi, giọng nói ông giáo ôn tồn: “Thôi! Anh về thế này chắc cụ mãn nguyện rồi. Người chết đã chết. Người sống vẫn phải sống. Anh phải sống sao cho xứng với sự hi sinh của cụ”.
Vâng! Cháu hiểu lời ông nói: "Trong cuộc đời cũ, hạnh phúc chỉ là cái chăn quá hẹp. Người này co thì người kia hở ". Và thầy cháu, vì tình thương con sâu nặng đã chấp nhận giá lạnh của cuộc đời để nhường chút hơi ấm của tấm chăn hạnh phúc cho người con xa nhà. Vì thế cháu quyết sẽ không bao giờ để thầy cháu phải hổ thẹn vì cháu.
  •  

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Doãn
20/10/2019 12:48:05
Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng – anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…
“Ôi trời ơi!” – tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.
Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.
Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” – tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:
- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…
Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhỏm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :
- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!
Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:
- Tha này! Tha này!
Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:
- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rối túm tóc lẳng cho một cái, ngã ngào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nổi oan ức, căm phẫn.
Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư